6. Kết cấu của đề tài
3.3. Các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh củaCông ty Cổ
3.3.1. Các đề xuất giải pháp đối với Công ty cổ phần dượcphẩm Vinacare nhằm
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
Qua phân tích một số nội dung như: Định hướng phát triển ngành dược Việt Nam; Mục tiêu và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinacare; Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh; Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinacare trong giai đoạn vừa qua, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinacare trong thời gian tới như sau:
3.3.1.1. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính
Nâng cao năng lực tài chính đóng vai trò quan trọng đảm bảo Vinacare hiện thực hóa được các mục tiêu phát triển bền vững và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh hơn nữa chodoanh nghiệp. Từ định hướng về nâng cao năng lực cạnh tranh và thực trạng nâng cao năng lực tài chính của Vinacare được phân tích ở chương 2, theo tác giả Vinacare cần tập trung vào một số giải pháp tài chính nhưsau:
- Thứ nhất, Vinacare cần tăng quy mô vốn. Để mở rộng hoạt động kinh doanh, gia tăng thị phần, tăng lợi nhuận và đảm bảo vận hành kinh doanh hiệu quả thì việc tăng quy mô nguồn vốn và sử dụng hiệu quả là cần thiết. Thực tế cho thấy, trong những năm vừa qua, tỷ lệ nợ phải trả của doanh nghiệp ở mức thấp so với vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu duy trì ở mức thấp. Hệ số này giúp nhà đầu tư vào doanh nghiệp có một cái nhìn khái quát về bức tranh tài chính và cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, về năng lực của doanh nghiệp trong việc triển khai các hoạt động kinh doanh hiệu quả. Hơn nữa, trong phân tích thực trạng nâng cao năng lực tài chính của Vinacare cho thấy, khả năng thu hút và huy động tài chính hiệu quả được công ty đánh giá chưa khai thác hết tiềm năng để phát triển. Do đó, Vinacare cần tập trung vào một số hoạt động sau để tăng cường quy mô vốn hiệu quả cho tổ chức.
+ Huy động vốn từ cán bộ nhân viên của công ty. Để triển khai từ nguồn vốn nội bộ này, Vinacare có thể thực hiện bằng cách thay đổi hình thức trả lương từ theo tháng sang theo quý hoặc theo năm. Hoặc công ty có thể thành lập Quỹ tiết kiệm nhằm huy động cán bộ nhân viên trích lập tiền lương mỗi tháng vào quỹ và được nhận lãi xuất
hàng tháng đảm bảo cao hơn lãi xuất tiền gửi tại các tổ chức tín dụng. Nguồn vốn nội bộ này có nhiều ưu điểm như: Tạo sự gắn kết trung thành của cán bộ công nhân viên với tổ chức, nguồn tài chính huy động đượclớn.
+ Huy động vốn từ chính khách hàng. Với trên 27.500 khách hàng là các chủ quầy thuốc, là lợi thế lớn để Vinacare triển khai kế hoạch huy động tài chính. Để thực hiện kế hoạch này, Vinacare có thể đề ra phương án đề nghị khách hàng đăng ký mục tiêu phân phối hàng hóa theo năm. Khách hàng sẽ được hưởng những chương trình khuyến mãi nhất định nếu họ đặt cọc một khoản tiền nhất định vào thời điểm huy động tàichính.
+ Gia tăng huy động vốn từ ngân hàng, hay từ các quỹ đầu tư tài chính trên thế giới. Ngân hàng và các quỹ tài chính trên thế giới có nguồn tài chính dồi dào từ các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Vinacare cần đa dạng hình thức đầu tư từ chính các nguồn quỹ này thông qua cổ phiếu, đóng góp vào xây dựng doanh nghiệp, tư vấn chiến lược, giới thiệu nhân sự chuyên nghiệp vào các tổ chức đó,…Bên cạnh đó, sự tham gia của các quỹ nổi tiếng trên thế giới với tư cách là các cổ đông lớn sẽ làm cho tăng giá trị cho công ty.
- Thứ hai, Vinacare cần xây dựng kế hoạch xử lý nợ phải trả hiệu quả. Để thực hiện giải pháp này, Vinacare cần tăng cường tạo lập mối quan hệ với đối tác nhà cung cấp nhằm áp dụng chính sách mua hàng hóa trả chậm, trả góp linh hoạt. Đồng thời, công ty cần đẩy mạnh việc thu hồi nợ từ các hoạt động bán hàng, hợp tác. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để khẳng định vị thế góp phần lành mạnh và tối ưu hóa mối quan hệ với các bên liên quan trong mối quan hệ hợp tác. Để làm tốt công tác liên quan đến công tác thu hồi nợ và thanh toán các khoản nợ đòi hỏi các cán bộ tài chính phải năng động, sáng tạo, cân nhắc mọi tình huống phát sinh, có chính sách thu hồi hợp lý sử dụng nguồn vốn có hiệu quả đem lại lợi nhuận và chi trả cho các khoản nợ. Do đó, công ty cần tăng cường công tác đào tạo các nghiệp vụ chuyên môn cho nguồn nhân lực trực thuộc bộ phận tài chính này.
- Thứ ba, Vinacare cần chú trọng giảm lượng hàng tồn kho hơn nữa. Sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại dược phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Đặc biệt, là sản phẩm đông dược yêu cầu thời gian tồn kho nhất định để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, hàng hóa dự trữ nhiều sẽ phát sinh chi phí tồn kho, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Lượng hàng tồn kho của công ty trong năm tăng với tốc
độ tăng mạnh hơn tốc độ tiêu thụ, làm giảm hiệu quả hoạt động của vốn lưu động. Do đó, công ty cần tính toán duy trì hàng tồn kho một cáchhợp lý, bằng cách nghiên cứu doanh số bán ra, dự đoán tình hình tiêu thụ hàng hóa cho các kỳ kinh doanh sắp tới để có kế hoạch sản xuất phù hợp, nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và vốn lưu động bị ứ đọng trong hàng tồn kho.
Ngoài những giải pháp nâng cao năng lực tài chính ở trên, Vinacare còn cần thường xuyên phân tích tài chính, cơ cấu chi phí, bảng dự toán tài chính nhằm dự đoán, lên kế hoạch triển khai và thực hiện hiệu quả tài chính.
3.3.1.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguyên khí của mỗi doanh nghiệp. Nguồn nhân lực đủ về số lượng và không ngừng được nâng cao về chất lượng sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho công ty. Trong những năm qua, Vinacare đã xây dựng đượng lòng tin yêu và gắn kết trung thành của đội ngũ nguồn nhân lực. Bằng chứng được hiện hóa thông qua chỉ số hạnh phúc của nguồn nhân lực cao, nhân viên gắn kết trung thành. Để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Vinacare, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:
- Gia tăng quyền lợi học tập cho đội ngũ nguồn nhânlực
Vinacare cần cung cấp nhiều cơ hội được học tập và trải nghiệm hơn nữa cho nhân viên thông qua các khóa đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng xã hội và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động. Đặc biệt, tác giả đề xuất chuỗi chương trình đào tạo “Trí năng Tâm Thái” cho toàn bộ cán bộ nhân viên của Vinacare. Bởi đây là chuỗi chương trình đào tạo đặc biệt giúp cán bộ nhân viên được nâng cao nhận thức, tăng cường động lực làm việc và thống nhất tư tưởng gắn bó với doanh nghiệp. Các chương trình đào tạo cần được tổ chức thực hiện dựa trên kế hoạch cụ thể và phù hợp với năng lực trình độ của đội ngũ người lao động, đặc biệt phù hợp với nhu cầu mong muốn nguyện vọng của họ. Để chương trình đào tạo đạt hiệu quả, công ty cần chú trọng đến đào tạo khả năng tự học tập, tự phát triển cho mỗi cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó, Vinacare cần tăng cường trao quyền cho cán bộ nhân viên trong quá trình làm việc, tạo cơ hội cho người lao động được tham gia trong quá trình ra quyết định. Qua đó, thể hiện sự tin tưởng của Ban lãnh đạo và cán bộ quản lý với cán bộ nhân viên, tạo động lực mạnh mẽ để mỗi cán bộ nhân viên không ngững nỗ lực tự học tập, tự phấn đấu nâng cao trí tuệ góp phần phát triển
công ty mạnhmẽ.
- Phát huy sáng kiến cải tiến của nguồn nhân lực nộibộ
Mỗi nhân sự là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, là sự hội tụ của những tri thức đến từ nhân loại. Vì vậy, nếu phát huy được trí tuệ sáng tạo từ đội ngũ nhân viên Vinacare sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm rủi ro, giải quyết được những khó khăn và ách tắc trong công việc. Từ đó, giúp Vinacare có thể tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải tiến công tác quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh về quản trị. Vì vậy, để phát huy hơn nữa những sáng kiến, cải tiến của nguồn nhân lực nội bộ Vinacare cần: (1) Tăng cường hỗ trợ thưởng và phúc lợi tương xứng với mỗi sáng kiến, đổi mới sáng tạo của nhân sự mang tính ứng dụng cao và giải quyết được công việc hiệu quả; (2) Ứng dụng công nghệ thông tin và phầm mềm trong quản lý để có thể thu thập, phân loại đánh giá chất lượng của các sáng kiến; (3) Có chính sách tuyên dương những sáng kiến tiêu biểu và hiệu quả nhất của người lao động. Những chính sách này sẽ giúp nguồn nhân bộ nhân viên luôn tích cực đóng góp các ý tưởng sáng tạo hơn nữa. Từ đó, nâng cao được trình độ, kỹ năng của bản thân mỗi ngày và đóng góp vào phát triển bền vững doanhnghiệp.
3.3.1.3. Giải pháp phát triển sản phẩm mới
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới nên là một trong những chiến lược ưu tiên hàng đầu của Vinacare, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho tổ chức về sản phẩm. Hiện nay, xu hướng phát triển ngày càng mạnh của nền kinh tế thị trường kéo theo nhiều mặt trái như điều kiện khí hậu thời tiết thay đổi và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Hệ quả là nhiều loại dịch bệnh lạ, mới phát sinh và khó chữa đối với trẻ em, người già và người dân Việt Nam nói chung, điển hình là tình hình dịch Covid-19 hiện nay. Do đó, các sản phẩm mới có chất lượng cao, giúp phòng và trị bệnh cho người dân, được nghiên cứu trên nền công nghệ hiện đại sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh khác biệt cho Vinacare. Trước hết, Vinacare cần tập trung nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm phòng, chăm sóc sức khỏe và đặc trị một số bệnh đang phổ biến và ngày càng gia tăng ở Việt Nam trong những năm gần đây cho trẻ em như: Chân tay miệng, sốt xuất huyết, sởi, cúm mùa,…Đây những bệnh có nguy cơ lây lan rộng và mạnh ảnh hưởng đến số lượng lớn dân cư. Bên cạnh đó, Vinacare cần chủ động nghiên cứu các sản phẩm phòng trống và đặc trị được các bệnh nguy nan và khó chữa như: Các bệnh liên quan đến ung thư,…
3.3.1.4. Giải pháp phát triển kênh phân phối
- Thứ nhất, Vinacare cần tiếp tục mở rộng và phát triển kênh phân phối mới. Dân
số Hà Nội ngày càng đông, với số dân là 10 triệu người (2019), nhận thức của người dân về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tăng lên, cùng với xu hướng gia tăng thu nhập trung bình của người dân, là cơ hội cho ngành dược mở rộng quy mô và phát triển. Do đó, để hiện thực hóa ước mơ trở thành nhà phân phối chuyên nghiệp các sản phẩm dược phẩm và chăm sóc sức khỏe hàng đầu tại Việt Nam, chiến lược mở rộng kênh phân phối là cần thiết để tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh. Vinacare cần tập trung mở rộng và phát triển kênh phân phối vào thị trường OTC (bán hàng trực tiếp qua nhà thuốc). Để mở rộng kênh phân phối OTC, Vinacare cần tiếp tục mở rộng kênh phân phối trên toàn quốc và khai thác phát triển tối đa thị trường Hà Nội, bởi đây là thị trường rất tiềm năng với dân số đông và nhu cầu dùng dược phẩm ngày càng gia tăng. Thực tế cho thấy phân phối qua kênh bán lẻ OTC là lợi thế cạnh tranh vượt trội của Vinacare trong thời gian vừa qua, đây cũng là xu hướng phân phối phổ biến của các DN dược trong những năm tới. Theo khảo sát của Vietnam Report, năm 2018 có 67% DN dược phản hồi sẽ phát triển mở rộng kênh OTC. Điều này cho thấy tính chất cạnh tranh trong phân phối theo kênh OTC đang ngày càng tăng mạnh. Vinacare có lợi thế thương hiệu trên nền tảng các sản phẩm chủ lực như Viên ngậm ho BEZUT không đường, Siro ho BEZUT, Siro ăn ngon TAVAZID IQ vv... được chiết xuất từ dược phẩm thiên nhiên rất phù hợp với cơ địa của người Việt, phù hợp thói quen mua thuốc và đặc biệt có được niềm tin dùng của người dân trong thời gian qua. Do đó, Vinacare cần tiếp tục tận dụng thế mạnh phát triển rộng hơn nữa kênh phân phối OTC nhằm gia tăng thị phần và xây dựng thương hiệu mạnh. Để phát triển thành công hơn nữa, công ty cần triển khai các hoạt động như: (i) Tăng cường chính sách chiết khấu, khuyến mại đối với nhà thuốc; (ii) Xây dựng đội ngũ trình dược viên kết nối nhà thuốc có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và chuyên nghiệp; (iii) Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ các nhà thuốc để tăng cường năng lực tư vấn cho người tiêu dùng thuốc; (iv) Xây dựng chuỗi các nhà thuốc riêng mang thương hiệu Vinacare và đặc biệt (v) tiếp tục ứng dụng phần mềm công nghệ quản lý kênh phân phối DMS và giám sát trình dược viên. Đội ngũ Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên cầncam kết đồng lòng chung tay góp sức thực hiện đúng định hướng chiến lược phát triển kênh phân phối và chi nhánh tại Hà Nội. Công ty cần
có kế hoạch cụ thể rõ ràng về địa điểm mở rộng kênh phân phối và đi kèm với đó là chiến lược Marketing phù hợp.
- Thứ hai, Vinacare cần triển khai chiến lược xã hội hóa phân phối các sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân. Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân dần được nâng cao. Do đó, để sản phẩm của doanh nghiệp có thể đến tận tay mọi người tiêu dùng và doanh nghiệp ngày càng phát triển quy mô phân phối. Vinacare cần hướng đến chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường truyền thông và chính sách phân phối hợp lý để mỗi người dân dùng thuốc đều trở thành đại sứ thương hiệu và là người phân phối sản phẩm thuốc họ đã kiểm nghiệm cho công ty. Để thực hiện được điều này, Vinacare cần tăng cường tổ chức các chương trình huấn luyện đào tạo, chia sẻ về bán hàng và kinh doanh cho khách hàng. Kết hợp đào tạo online theo những kênh riêng và đào tạo trực tiếp thông qua các chuỗi chương trình sự kiện định kỳ với khách hàng khắp tỉnh Hà Nội.
3.3.1.5. Giải pháp tăng cường truyền thông
Hiện nay, truyền thông đóng vai trò quan trọng nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Là một trong những ngành nhạy cảm liên quan trực tiếp tới sức khỏe và y tế nên đối với Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare, uy tín và sự tương tác với khách hàng là yếu tố quan trọng. Do đó, tăng cường hoạt động truyền thông sẽ giúp người tiêu dùng được cập nhật thông tin về sản phẩm, dịch vụ, được nói lên tiếng nói của mình với công ty, từ đó, quyết định tới khả năng mua hàng nhiều hơn của người tiêu dùng. Do đó, hoạt động truyền thông hiệu quả giúp công ty tăng doanh số bán hàng, xây dựng thương hiệu mạnh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho tổ chức. Nghiên cứu thực trạng ở chương 2 cho thấy, hoạt động truyền thông của Vinacare mặc dù đã được chú trọng, nhưng còn nhiều điểm hạn chế. Hơn nữa, với mục tiêu đổi mới hoạt động Marketing và phát triển thương hiệu gắn với sự phát triển bền vững trong những năm tới, theo tác giả luận án để tăng trường truyền thông hiệu quả Vinacare cần triển khai các hoạt độngsau:
- Thứ nhất, tăng cường trải nghiệm cho người tiêu dùng thuốc bằng cách đầu tư nghiên cứu phát triển App Store người tiêu dùng và hoàn thiện Website thương mại điện tử. Tận dụng lợi thế trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển mạnh, Vinacare cần đầu tư ứng dụng App Store riêng cho người tiêu dùng mang nhãn hiệu của mình,
qua đó, khách hàng có thể tra cứu các thông tin liên quan đến sản phẩm, giá cả, thành phần, chất lượng, hướng dẫn sử dụng thuốc cần thiết,...Hơn nữa, ứng dụng còn cung cấp các thông tin tư vấn về các loại bệnh và hướng dẫn điều trị, giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Đối với Website thương mại điện tử, Vinacare cần cung cấp đẩy đủ hơn