6. Kết cấu của đề tài
2.3.1. Nhận diện SBUvà đối thủ cạnhtranh đối sánhcủa Công ty cổ phần dược
triển cũng như quản trị chuỗi cung ứng. Vì thế, công ty thu nhận kiến thức định hướng theo thị trường làm cho chuỗi cung ứng của công ty vận hành tốt hơn phù hợp với xu hướng thị trường. Bên cạnh việc tiếp thu, thì Vinacare có sự sáng tạo về chuỗi cung ứng mang lại sự đột phá giúp khác biệt với đối thủ cạnh tranh dẫn tới nâng cao lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh.
2.3. Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare
2.3.1. Nhận diện SBUvà đối thủ cạnh tranh đối sánhcủa Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare dược phẩm Vinacare
2.3.1.1. Nhận diện SBU hiện tại của công ty Vinacare
Bảng 2.9 Danh sách các sản phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare
STT Sản phẩm
1 Ho, long đờm
2 Kháng sinh, kháng viêm
3 Tiêu hóa
Hiện nay, Vinacare có trên 230 sản phẩm thuộc các dòng dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phầm và các sản phẩm nhập khẩu, trong đó hai dòng sản phẩm đông dược chủ lực tạo nên thương hiệu của Vinacare là Viên ngậm ho BEZUT không đường và Siro ho BEZUT. Đây cũng là hai sản phẩm trong Top 20 dược phẩm phân phối theo kênh OTC.
- Sản phẩm chiến lược: Siro ho, long đờm
- Mục tiêu chiến lược: Trở thành nhà phân phối chuyên nghiệp các sản phẩm dược phẩm và chăm sóc sức khỏe hàng đầu tại Việt Nam. Hiện nay công ty đang mở
rộng hệ thống kênh phân phối sản phẩm OTC như Viên ngậm ho BEZUT không đường, Siro ho BEZUT, Siro ăn ngon TAVAZID IQ vv...
- Thị trường mục tiêu: tại Hà Nội
- Lợi thế cạnh tranh: Lợi thế cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm Vinacare là về giá sản phẩm. Những sản phẩm do công ty được đảm bảo bảo về chất lượng và có giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh.
2.3.1.2. Xác định đối thủ cạnh tranh đối sánh của công ty Vinacare
Dựa trên kết quả phỏng vấn điều tra, tác giả nhận thấy công ty cổ phần Vinacare có rất nhiều đôi thủ cạnh tranh như công ty cổ phần Traphaco, công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây, công ty dược phẩm Tâm Bình, công ty cổ phần dược khoa DK Pharma, công ty cổ phần Nam Dược, công ty cổ phần dược phảm Trường Thọ,... Tuy nhiên, tác giả lựa chọn 3 doanh nghiệp cạnh tranh lớn nhất của công ty cổ phần dược phẩm Vinacare để phân tích dưới đây:
A. Công ty cổ phần dược khoa DK Pharma
- Thành lập năm 2001, đạt Tiêu chuẩn GMP–WHO, GLP, GSP, ISO 9001:2008, GACP – WHO,...
- Trụ sở chính: Tại số 9 Nguyễn Công Trứ, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Sản phẩm kinh doanh: Thuốc nhỏ mắt, xịt mũi; Hỗ trợ điều trị ho; Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường; Siro thuốc; Tắm thảo dược; Sản phẩm bảo vệ sức khỏe khác; Mỹ phẩm; Thiết bị y tế.
- Doanh thu giai đoạn 2017-2019: Năm 2017 đạt 44.770 triệu đồng, năm 2018 đạt 66.817 triệu đồng, năm 2019 đạt 79.894 triệu đồng
B. Công ty cổ phần Nam dược
- Tiền thân là công ty TNHH dược phẩm Trường Thọ được thành lập từ tháng 3/2000. Với hệ thống máy móc hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, thuốc được sản xuất theo nguyên lý No dust, No take trên dây chuyền kín, tự động, vệ sinh theo nguyên tắc C.I.P.
- Trụ sở chính: Tại 93 Linh Lang, P. Cống Vị, Q. Ba Đình,Hà Nội
- Sản phẩm kinh doanh: Thảo dược; Điều trị xương khớp; Thực phẩm chức năng; Thuốc đông dược, tân dược; Thuốc dạ dày, tá tràng
- Doanh thu giai đoạn 2017-2019: Năm 2017 đạt 221.728 triệu đồng, năm 2018 đạt 331.437 triệu đồng, năm 2019 đạt 359.717 triệu đồng.
C.Công ty cổ phần dược phẩm Trường Thọ
- Thành lập vào năm 2004, có vốn điều lệ 3.500.000.000 đồng, với 23 cổ đông sáng lập.
- Trụ sở chính: Tại số 02, ngách 26/31, ngõ 26 Nguyên Hồng, phường Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
- Sản phẩm kinh doanh: Dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, dược liệu, thiết bị y tế; Thuốc; Thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng; Tư vấn, đào tạo và dịch vụ chuyển giao công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm
- Doanh thu giai đoạn 2017-2019: Năm 2017 đạt 331.277 triệu đồng, năm 2018 đạt 413.939 triệu đồng, năm 2019 đạt 489.634 triệu đồng.
Bảng 2.10. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các công ty đối thủ của công ty cổ