Ảnh hưởng của môi trường ngành kinh doanh dượcphẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm vinacare (Trang 37 - 43)

6. Kết cấu của đề tài

2.2. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới năng lực cạnhtranh của

2.2.2. Ảnh hưởng của môi trường ngành kinh doanh dượcphẩm

2.2.2.1. Khách hàng

Vinacare hướng tới tất cả những khách hàng có nhu cầu sử dụng thuốc từ đông y đến tây y. Sản phẩm của Vinacare phân bổ trên nhiều nhóm như: ho, long đờm;tiêu hóa và gan mật, kháng sinh và kháng viêm ... Các sản phẩm của Vinacare được phân phối rộng khắp trên cả nước. Ngoài ra, công ty đã tiến hành lập hồ sơ khách hàng và tiến hành sử dụng hồ sơ đó sao cho hiệu quả nhất.

Thị trường mục tiêu của Vinacare là: đoạn thị trường người trung niên trở lên,do sản phẩm của Vinacare chủ yếu là phân phối sản phẩm từ thiên nhiên giống như cách chế biến của đông y nên gây được thiện cảm từ phía những người trung niên, người già, những người có lối sống truyền thống.

Đoạn thị trường người có thu nhập trung bình: thể hiện ở hầu hết các sản phẩm của Vinacare có giá thấp hơn rất nhiều so với các sản phẩm chức năng tương tự của nước ngoài. Đặc điểm của các đoạn thị trường này là: Số lượng người mua lớn, khối lượng mua nhỏ, và chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng số sản phẩm bán ra của công ty; Sản phẩm có sự khác biệt không quả rõ ràng; Chi phí chuyển đổi nhà cung ứng thấp; Khách hàng ít nhạy cảm về giá; Ít có khả năng liên kết giữa các khách hàng lớn.

2.2.2.2. Nhà cung ứng

Các sản phẩm ho, long đờm được nhập từ: NATUREX (Pháp), BASF ( Đức ), Andenex - Chemie ( Đức ), DSM ( Thuỵ Sĩ ), Linnea ( Thuỵ Sĩ ) ... Bên cạnh đó Công ty cũng có nhiều nhà cung ứng ở thị trường châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung

Quốc ... Các nhà cung ứng sản phẩm của Công ty phần lớn là những bạn hàng lâu năm, có mối quan hệ hợp tác lâu dài với Công ty.

2.2.2.3. Đối thủ hiện tại

- Đối thủ cạnh tranh trong nước tại thị trường Hà Nội: Về tân dược có những đối thủ lớn như Traphaco, Nam dược, dược Phama, dược trường Thọ ...

- Đối thủ cạnh tranh nước ngoài tại thị trường Hà Nội: Do hội nhập quốc tế sâu rộng, nên Vinacare sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các công ty tân dược nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh và công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó mang đông dược của công ty cũng bị đe dọa bởi các công ty đông dược Trung Quốc khi đây cũng là một thế mạnh của họ. Theo số liệu của Cục quản lý dược Việt Nam, thị trường dược phẩm Việt Nam là môi trường cạnh tranh của 304 doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài, 174 doanh nghiệp nội địa sản xuất tân dược và 230 cơ sở sản xuất thuốc đông dược.

2.2.2.4. Đối thủ mới tiềm ẩn

Những cơ hội mà thị trường đầy tiềm năng này mang lại luôn hấp dẫn các doanh nghiệp dược mới gia nhập ngành, làm gia tăng sức ép cạnh tranh của thị trường trong nước. cũng mở ra nhiều thách thức về cạnh tranh đối với ngành dược phẩm Việt Nam. Mức thuế áp dụng chung cho dược phẩm chỉ còn 0-5 % ( so với mức 0-10 % trước đây ). Mức thuế trung bình sẽ 2,5 % sau 5 năm kể từ ngày Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Sức ép từ phía đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là rất lớn.

2.2.2.5. Các sản phẩm thay thế

Do đặc trưng của ngành dược nên các sản phẩm của công ty ít có sản phẩm thay thế hoàn hảo. Vì thế áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế là không nhiều như những lực lượng đã phân tích ở trên.

2.2.3. Ảnh hưởng của môi trường nội tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare

2.2.3.1. Nguồn lực tài chính

Bảng 2.4. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công Ty Cổ phần Dược phẩm Vincare năm 2017-2019

Đơn vị: Triệu đồng Việt Nam

Chỉ tiêu Năm 2018/2017 2019/2018 2017 2018 2019 Chênh Tỷ lệ Chênh Tỷ lệ

lệch (lần) lệch (lần) Nợ phải trả 8.845,3 12.697,3 25.200 3.852,05 1,43 12.502,7 1,98

Vốn chủ sở hữu 11.595,2 29.283,2 44.470,8 17.688 2,52 15.187,6 1,52

Tổng nguồn vốn 20.449,5 41.980,5 69.670,8 21.531 2,05 27.690,3 1,66

Trong cơ cấu vốn, vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu nguồn vốn của công ty và tăng qua các năm. Đặc biệt là giai đoạn 2017- 2018 tăng 17.688 triệu vnđ, đạt 40.878,4 triệu vnđ. Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty đang dần tự chủ về nguồn vốn của mình, điều này sẽ tạo điều kiện để công ty mở rộng kinh doanh cho những năm tiếp theo.

Ngoài ra nợ phải trả cũng tăng nhanh đáng kể. Giai đoạn năm 2018- 2019 tăng 12.502,7 triệu vnđ (tăng 1,98 lần). Nợ phải trả của công ty là nợ các tổ chức tín dụng như ngân hàng,…Điều này là rất tốt nếu như hoạt động kinh doanh thuận lợi bởi lẽ công ty đang sử dụng vốn của tổ chức khác để sinh lời cho mình tuy nhiên nó đòi hỏi công ty càng phải thận trọng hơn trong việc sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.2.3.2. Nguồn nhân lực

Bảng 2.5. Biến động về số lượng và chất lượng lao động trong Công Ty Cổ phần Dược phẩm Vincare năm 2017-2019

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu đánh giá

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng ( người) Tỷ lệ (%) STT Tổng nguồn lực 156 100 187 100 235 100 Theo trình độ 1 Đại học và trên đại học 21 13,46 34 18,18 47 20 2 Trung cấp và cao đẳng 39 25 53 28,34 67 28,51 3 Lao động phổ thông 96 61,54 100 53,48 121 51,49 Theo phòng ban 1 Ban giám đốc 1 0,64 1 0,53 1 0,43

2 Phòng kinh doanh 20 12,82 28 14,97 35 14,89 3 Phòng hành chính nhân sự 5 3,2 4 2,14 4 1,7 4 Phòng tài chính - kế toán 3 1,92 3 1,6 4 1,7 5 Kho 127 81,41 151 80,75 191 83,83

Qua bảng số liệu trên có thể thấy được rằng cơ cấu lao động biến đổi dần thao các năm, tỷ lệ lao động đại học và sau đại học tăng từ 13,46% năm 2017 lên 20% năm 2019 và lao động trung cấp, cao đẳng tăng từ 25% năm 2017 lên 28,51% năm 2019 và lao động phổ thông giảm dần qua các năm: 61,54% năm 2017, 53,48% năm 2018 và

51,49% năm 2019. Điều này thể hiện rằng công ty đang dần dần có những nhân sự có

trình độ cao đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.

Từ khi thành lập đến nay, số lượng cán bộ nhân viên của Vinacare tăng lên hàng năm cả về số lượng và chất lượng. Năm 2017, tổng số cán bộ nhân viên của Vinacare là 156 người, đến năm 2019, tổng số cán bộ nhân viên đã tăng lên tới 235 cán bộ nhân viên. Người lao động ở Vinacare luôn được đảm bảo thu nhập tương đối tốt so với các doanh nghiệp khác. Bảng 2.6. bên dưới tổng hợp thu nhập trung bình của cán bộ nhân viên tại Vinacare trong giai đoạn vừa qua.

Bảng 2.6. Lương bình quân của cán bộ nhân viên Vinacare

Năm 2017 2018 2019

Lương bình quân

(đơn vị: triệuđồng/người/tháng) 6,14 7,1 8,9

Đãi ngộ tài chính của Vinacare cho cán bộ nhân viên tăng dần qua các năm từ 2017- 2019. Ngoài chính sách trả lương tăng dần cho cán bộ nhân viên theo các năm, Vinacare còn thực hiện các chế độ đãi ngộ khác như thưởng hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh quý, thưởng nhân dịp thành lập Vinacare, thưởng các ngày Lễ Tết, trợ cấp các khoản độc hại, xăng xe, điện thoại, công tác phí, đồng phục, ăn ca, thực hiện đầy đủ chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế,.…Vinacare áp dụng quy chế trả lương 3Ps (P1 theo vị trí công việc, P2 theo năng lực, P3 theo hiệu quả công việc của cá nhân) tiên tiến đảm bảo tính công bằng, cạnh tranh, minh bạch, tạo động lực cho người lao động, đồng thời là cơ sở đánh giá đúng năng lực nhân viên và làm cơ sở cho đào

tạo và phát triển cán bộ nhân viên.

Bảng 2.7. Kết quả thực hiện đào tạo của Vinacare giai đoạn 2017-2019

TT Nội dung Đơn vị

tính 2017 2018 2019

1 Kinh phí đàotạo 1.000đ 1.540.000 1.750.000 2.160.000 2 Số chương trình đào tạo Chương trình 65 78 80

Kết quả thực hiện chương trình đào tạo hàng năm của Vinacare cho thấy, kinh phí đào tạo và số lượng chương trình đào tạo tăng lên hàng năm, cho thấy, công ty luôn quan tâm tới đào tạo và phát triển cán bộ nhân viên, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo sự đồng thuận lớn từ họ.

2.2.3.3. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty bao gồm: văn phòng, nhà kho, …Các máy móc, thiết bị phục vụ gia công của công ty đều được nhập khẩu từ nước ngoài như: hệ thống kho có điều chỉnh nhiệt độ, hệ thống bao trùm, bao phủ, hệ thống hút chân không, …. Các máy móc, thiết bị này cần thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng để tránh hỏng hóc trong quá trình hoạt động, tránh làm gián đoạn quá trình phân phối.

2.2.3.4. Năng lực tổ chức quản lý

Cơ cấu tổ chức theo mô hình cấu trúc trực tiếp linh hoạt và đơn giản giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý công ty, sự trao đổi thông tin quản lý diễn ra nhanh chóng. Tổ chức quản lí theo chức năng đã giúp ban lãnh đạo quản lý tốt mọi công việc và nhân viên. Năng lực tổ chức quản lý tốt sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

2.2.3.5. Năng lực phân phối

Vinacare đặc biệt quan tâm tới phát triển và mở rộng kênh phân phối sản phẩm, chiến lược mở rộng kênh phân phối trở thành chiến lược có sức cạnh tranh mạnh của Vinacare trong những năm qua. Bảng 2.8. bên dưới tổng hợp số lượng chi nhánh và khách hàng bán lẻ theo từng năm.

Bảng 2.8. Kết quả mở rộng hệ thống phân phối của Vinacare giai đoạn 2017-2019 Năm

Hệ thống phân phối Doanh thu từ hệ

thống phânphối bán lẻ (tỷđồng) Số lượng (chi nhánh) Số lượng (khách hàng bán lẻ)

2017 20 23.000 1.298

2018 24 27.000 1.645

2019 28 27.500 1.582

Kết quả bảng tổng hợp trên cho thấy, số lượng chi nhánh và khách hàng bán lẻcủa Vinacare tăng đều theo từng năm. Điểm nhấn trong chính sách bán hàng phân phối của Vinacare là phát triển phân phối theo kênh OTC. Doanh thu hàng năm từ thị trường OTC chiếm tỷ lệ phần trăm lớn (trung bình 90%) trong tổng số doanh thu từ sản phẩm dịch vụ của Vinacare. Có thể nói, phát triển thành công trên thị trường OTC là hướng đi đúng đắn của Vinacare, thể hiện sự dũng cảm trong chính sách bán hàng mang lại nhiều thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp như chính sách phân phối này cho phép công ty làm việc trực tiếp với khách hàng, quản lý giá sản phẩm đồng nhất với dòng tiền thu về tốt hơn, minh bạch hơn. Hơn nữa, chiến lược phân phối tập trung vào bán lẻ của Vinacare có thể tránh được rủi ro lệ thuộc vào các nhà bán buôn, và hướng đi này tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm phân phối nối tiếp và hướng đến mô hình kinh doanh bền vững.

2.2.3.6. Năng lực xúc tiến

Năng lực xúc tiến thương mại của nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đóng một vai trò quan trọng cho việc mở rộng hệ thống phân phối của Vinacare. Thông qua nhiều hình thức như hoạt động quảng cáo trên báo chí, các phương tiện truyền thông nhằm cung cấp thông tin về thị trường và giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. Khi đã cập nhật được đầy đủ thông tin về: khách hàng, sản phẩm, chất lượng, giá cả, thị hiếu…Vinacare tạo lập hồ sơ chính xác về thông tin khách hàng, từ đó tìm hiểu, chăm sóc, đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.

2.2.3.7. Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Để đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, Vinacare ký hợp đồng nghiên cứu tương đương sinh học, ký kết hợp tác với Trường Đại học Dược Hà Nội để cùng phối hợp tận dụng lợi thế trong nghiên cứu sản phẩm mới, công nghệ mới của đối tác. Tuy nhiên, mối quan hệ mở rộng hợp tác nghiên cứu vẫn còn ở mức hạn chế, với số lượng công trình khoa học nghiên cứu chưa nhiều. Năm 2015, kết quả nghiên cứu của VCCI cho thấy, 50% số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa có phòng nghiên cứu và phát triển, các doanh nghiệp còn thụ động, liên kết với các tổ chức nghiên cứu và phát triển còn hạn chế. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hiện nay mối liên kết giữa khu vực các tổ

chức nghiên cứu và phát triển với các doanh nghiệp ở Việt Nam còn lỏng lẻo. Về hoạt động chủ động trích lập tài chính, Vinacare chủ động đầu tư cho nghiên cứu khai thác tri thức Y học cổ truyền của người Việt Nam, sử dụng dược liệu chất lượng cao được trồng tại Việt Nam để tạo ra những sản phẩm hiện đại phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, mức đầu tư đó mới chỉ dừng lại ở khoảng 2% doanh thu,trong khi các doanh nghiệp dược nước ngoài là 15%.

2.2.3.8. Năng lực quản trị nguồn cung

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm vinacare (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)