6. Kết cấu của đề tài
2.2. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới năng lực cạnhtranh của
2.2.1. Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô
2.2.1.1. Môi trường kinh tế
- Mức lãi suất cho vay từ các ngân hàng tăng cao và việc nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt đã dẫn tới khó khăn trong việc huy động vốn và quay vòng vốn của doanh nghiệp.
- Tỷ giá hối đoái: đồng Việt Nam giảm giá một cách tương đối so với các đồng ngoại tệ dẫn tới sự đắt một cách tương đối khi nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc công nghệ.
- Tỷ lệ lạm phát: tỷ lệ lạm phát cao trong những năm gần đây. Năm 2019: 3%. Năm 2020: 4%. Cộng thêm ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn tới: tăng chi phí sản xuất > tăng giá thành, cầu giảm ; ...
- Tăng trưởng kinh tế: Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam tăng trưởng đều, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, các ngành kinh doanh phát triển. Dược phẩm là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng nhất của các cuộc khủng hoảng kinh tế, bởi sản phẩm ngành dược cung cấp là thiết yếu và liên quan trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay, các doanh nghiệp ngoại dễ dàng xâm nhập vào thị trường Việt Nam theo nhiều hình thức đầu tư như: Đầu tư trực tiếp thông qua xây dựng nhà máy, liên doanh liên kết, hoặc phân phối sản phẩm, ...Theo Bộ Công Thương, Việt Nam đã cam kết cắt giảm thuế suất đối với 47 dòng sản phẩm chủ yếu là kháng sinh và vitamin, cam kết này tạo thách thức lớn đối với các doanh nghiệp dược nội địa. Tuy nhiên, trong dài hạn, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp dược nội địa nâng cao trình độ thiết bị, khoa học và công nghệ, nâng cao quy mô vốn và thúc đẩy nghiên cứu phát triển sản phẩm mới để nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức so với các doanh nghiệp dược ngoại. Đồng thời, xu thế phát triển hội nhập cũng góp phần nâng cao vị thế của ngành dược Việt Nam thông qua việc hợp tác chuyển giao công nghệ với các nước có ngành công nghiệp dược phát triển. Qua đó, cơ hội được hợp tác chuyển giao công nghệ với các nước có ngành công nghiệp dược phát triển sẽ tạo điều kiện cho người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm chất lượng cao với tính năng đa dạnghơn.
2.2.1.2. Môi trường chính trị - pháp luật
Chính trị, pháp luật là cơ sở hành lang pháp lý quan trọng bảo hộ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và là nền tảng phát triển kinh doanh mạnh mẽ của các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare nói riêng. Môi trường chính trị và pháp luật ổn định và minh bạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh. Tại Việt Nam, ngành dược chịu tác động mạnh bởi sự quản lý của Nhà nước và các cơ quan bộ ngành. Những năm gần đây rất nhiều
văn bản pháp lý được ban hành để quản lý ngành dược như: Quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc; Quy định về chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền; Quy định điều kiện kinh doanh ngành dược; Quy định về ổn định giá; Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; Chính sách chất lượng thuốc trong bảo quản và phân phối,…Ngoài ra, theo quy định của Bộ Y tế về điều kiện bắt buộc trong sản xuất kinh doanh ngành dược là nhà máy sản xuất phải đạt tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt của tổ chức Y tế Thế giới (GMP – WHO), kho đạt tiêu chuẩn bảo quản thuốc tốt (GSP), phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (GLP). Đối với các công ty phân phối dược phải đạt tiêu chuẩn thực hành tốt phân phối thuốc (GDP) và nhà thuốc phải đạt tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc (GPP),... Việc đạt được các tiêu chuẩn này là thách thức đối với các doanh nghiệp dược và là rào cản cho các doanh nghiệp mới muốn gia nhập ngành. Đặc biệt, trong ngành kinh doanh này, Nhà nước quản lý chặt chẽ giá bán sản phẩm, theo Thông tư liên tịch số11/2007/TTLT- BYT/BTC/BCT ngày 31/08/2007 hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc. Theo đó, doanh nghiệp dược tự định giá bán phải đăng ký với Bộ Y tế trước khi lưu hành ra thị trường. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp dược phát triển kênh phân phối đấu thầu thuốc vào bệnh viện và các cơ sở y tế (ETC) còn chịu tác động lớn bởi Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT- BTC ngày 19/01/2012 hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế. Thông tư này quy định các doanh nghiệp muốn phát triển mở rộng kênh phân phối thuốc vào các cơ sở Y tế cần thực hiện đấu thầu theo quy định của Bộ Y tế, do đó, để đấu thầu thành công đòi hỏi các sản phẩm thuốc cần đạt chất lượng cao và giá cả cạnhtranh.
Về pháp luật, các doanh nghiệp dược hoạt động dưới sự quản lý chi phối bởi các bộ luật như: Luật doanh nghiệp; Luật chứng khoán; Luật đầu tư; Luật cạnh tranh và Luật dược,.…Các bộ Luật này đều mang đến cơ hội cũng như tạo nhiều rào cản cho các doanh nghiệp trong ngành để có thể kinh doanh thành công. Hơn nữa, các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm còn chịu sự chi phối của Luật dược, được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2005, là cơ sở pháp lý quan trọng tác động điều chỉnh mọi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngànhdược.
2.2.1.3. Văn hóa – xã hội
Các giá trị văn hoá xã hội tạo là yếu tố quan trọng tạo nền tảng của xã hội, định hình sở thích và thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Tại Việt Nam, người tiêu dùng có tâm lý chuộng hàng hóa ngoại, đây là một trong những trở ngại đối với các
doanh nghiệp dược khi cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm thuốc nhưng vẫn bị người tiêu dùng từ chối, bởi, trong tiềm thức và thói quen tiêu dùng thuốc của người Việt thì “thuốc đắt là thuốc tốt”. Do đó, đối với người tiêu dùng Việt Nam, sản phẩm thuốc nhập ngoại chiếm ưu thế hơn, mặc dù giá cả cao hơn nhiều so với các sản phẩm thuốc nội địa. Có thể nói, tâm lý sính hàng nhập ngoại là rào cản lớn cho các sản phẩm thuốc nội địa phát triển.
Tính đến năm 2019, mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 2.398 người/km². Cơ cấu dân số: người trên 65 tuổi chiếm 7,98 % dân số. Đây là thị trường đầy tiềm năng và là đối tượng tiêu thụ chính các sản phẩm của Vinacare.
Hơn nữa, đời sống kinh tế và trình độ dân trí của Hà Nội dần nâng cao, người dân ngày càng có ý thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe hơn, điều này dự báo những cơ hội phát triển mạnh mẽ cho Vinacare trong thời gian tới. Bên cạnh đó, so với các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam được biết đến là quốc gia có nền y học dân tộc truyền thống lâu đời, người dân có thói quen sử dụng các bài thuốc dân gian và dược liệu điều trị các bệnh thông thường và hiểm nghèo. Tinh thần này là nét văn hóa đặc trưng tạo điều kiện thuận lợi để Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare phát triển.
2.2.1.4. Môi trường khoa học công nghệ
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và vượt bậc của công ty cổ phần dược phẩm Vinacare. Khả năng nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh giúp Vinacare hiện đại hóa quá trình điều hành sản xuất, giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, sự phát triển công nghệ dẫn đến việc sản phẩm được đổi mới, thay thế. Đồng thời, xuất hiện nhiều công nghệ mới, hiện đại: công nghệ sinh học và hàng loạt các phát minh mới đang hàng ngày, hàng giờ ra đời định hình lại cấu trúc cạnh tranh ở hầu hết các ngành và các quốc gia. Sự phát triển không ngừng của công nghệ sinh học trên thế giới và công nghệ máy móc thiết bị hiện đại giúp Công ty có điều kiện lựa chọn công nghệ phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, năng suất lao động, hiện đại hoá y học cổ truyền, phát huy tinh hoa dân tộc trên cơ sở máy móc kỹ thuật hiện đại.
2.2.1.5. Môi trường tự nhiên
Việt Nam là quốc gia có vị trí tự nhiên thuận lợi, cùng với điều kiện khí hậu thích hợp đã tạo điều kiện cho hệ sinh thái dược liệu phong phú và đa dạng. Tiềm năng to
lớn về tài nguyên dược liệu trong nước đã tạo cơ hội thuận lợi cho các nhà cung cấp khai thác, phát triển các vùng trồng dược liệu phong phú nhằm cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các loại thuốc.
Khí hậu, thời tiết Hà Nội: Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt dẫn đến việc phân phối sản phẩm của Vinacare đôi lúc gặp khó khăn bởi các sản phẩm của công ty thì những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên chiếm 70 %. Môi trường Hà Nội chứa đựng nhiều nguy cơ hơn cho sức khỏe của con người như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, chất kích thích trong thực phẩm, chất phóng xạ, ..