Tình hình sử dụng nguồn lực chung tại Ngân hàng Sacombank

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy động cơ làm việc cho nhân viên tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (sacombank) – chi nhánh đà nẵng (Trang 27 - 31)

1.3 .Những nhân tố thúc đẩy động cơ làm việc

2.2 Tình hình sử dụng nguồn lực chung tại Ngân hàng Sacombank

Sau hơn 27 năm phát triển, Sacombank đã tạo dựng nền tảng tài chính, hệ thống quản trị, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực chất lượng hàng đầu thị trường. Ngân hàng đang sở hữu đội ngũ nhân sự với gần 18.700 cán bộ nhân viên bằng các chính sách thu hút nhân tài, chế độ đãi ngộ phù hợp và lộ trình thăng tiến minh bạch. Đơn vị cũng chú trọng xây dựng môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp và trung bình mỗi năm tuyển dụng thêm 2.400 nhân sự mới.

Với định hướng văn hóa doanh nghiệp lấy khách hàng làm trọng tâm, mỗi cán bộ nhân viên đều mang tinh thần phục vụ khách hàng không chỉ là khách hàng bên ngoài mà còn hướng đến khách hàng nội bộ. Nhà băng khuyến khích xây dựng một môi trường làm việc cởi mở, hòa đồng, trân trọng và hỗ trợ nhau cùng mục tiêu chung của ngân hàng.

Năm 2019, nhà băng đã tổ chức hội thi "Tài năng Sacombank Stars" kết nối hơn 1.000 cán bộ nhân viên và đã có hơn 1.000 tình huống chăm sóc khách hàng được chia sẻ. Tháng 12/2019, đơn vị cải tiến trang tin nội bộ "Hào khí Sacombank" - phương tiện truyền thông và là sân chơi giúp người lao động giao lưu, kết nối và sẻ chia.

Cán bộ nhân viên ở các cấp bậc khác nhau đều được ghi nhận những đóng góp bằng các danh hiệu và chế độ phúc lợi cụ thể. Họ có cơ hội phát triển năng lực bản thân thông qua các khóa đào tạo chuyên sâu, quy hoạch kế thừa để bồi dưỡng lên vị trí tiềm năng. 99% cán bộ quản lý tại ngân hàng được quy hoạch từ nguồn nhân sự nội bộ với thời gian trung bình được bổ nhiệm lần đầu tiến lên vị trí quản lý là 4 năm.

Ngân hàng chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn hàng đầu của thị trường. Đó là các khóa đào tạo trực tuyến, hội thảo khoa học với mong muốn giúp nhân sự nhận diện các thế mạnh cần phát huy cũng như những điểm còn hạn chế để củng cố, cải tiến năng lực, gia tăng năng suất lao động. Riêng năm 2018, nhà băng triển khai 286 khóa học cho hơn 14.962 cán bộ nhân viên cùng với 8 giáo trình mới được xây dựng, 241 kỳ thi và 78.800 lượt người tham gia khóa thi.

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, kiến thức về cách giao tiếp, chăm sóc khách hàng, nhân sự Sacombank còn được chăm lo về đời sống, trau dồi, rèn luyện thể chất và nâng cao giá trị tinh thần. Trong năm 2019, ngân hàng đã tăng 7% ngân sách lương để điều chỉnh thu nhập cho người lao động; đồng thời chi lương kích thích kinh doanh, thưởng danh hiệu... để khuyến khích những nỗ lực mang lại hiệu quả kinh doanh.

Ngân hàng cũng triển khai các chương trình khảo sát mức độ hài lòng, chương trình quy hoạch phát triển đội ngũ lãnh đạo nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu được lắng nghe, thấu hiểu, nhu cầu phát triển và thăng tiến của nhân viên. Những chủ trương chính sách nêu trên đã góp phần giữ chân, thu hút và phát triển nguồn nhân lực. Trong hoạch định tương lai, Sacombank đặt mục tiêu xây dựng thương hiệu từ chính nội hàm - tố chất của từng cán bộ nhân viên để góp phần đưa thương hiệu

tuyển dụng, đào tạo của ngân hàng được lan tỏa trên thị trường lao động nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói riêng

2.2.1 Tình hình nhân lực tại Ngân hàng Sacombank – CN Đà Nẵng năm 2020

Tình hình chung về nhân lực tại Sacombank – CN Đà Nẵng có sự chuyển biến qua từng năm rõ rệt .Tổng nhân lực chính tại CN hiện tại Bao gồm Ban lãnh đạo và nhân viên các phòng ban là 126 người .

Bảng 2.1 Tình hình nhân sự năm 2020 tại Ngân hàng Sacombank - CN Đà nẵng

Phân loại lao động Số người Tỷ lệ %

Từ 22 - 25 30 47,6 Từ 26 - 30 12 19 Độ tuổi Từ 31 - 40 12 19 Từ 41 - 50 9 14,4 Tổng số 63 100 Trung cấp 14 22,2 Cao đẳng 18 28,6 Trình độ Đại học 23 36,5 Sau đại học 8 12,7 Tổng số 63 100 < 1 năm 38 60,3 1 năm 8 12,7

Thâm niên 1 – 3 năm 10 15,9

>3 năm 7 11,1

Tổng số 63 100

(Nguồn: Phòng hành chính)

Qua bảng 2.1 Tình hình nhân sự năm 2020 tại Sacombank - CN Đà nẵng

Ta nhận thấy đội ngũ nhân viên tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Đà Nẵng là đội ngũ nhân viên trẻ, năng đông.Số lao động ở độ tuổi 22 – 25 chiếm 47,6%, số lao động ở độ tuổi 26 – 30 và 31 – 40 chiếm 12% còn lại số lao động từ 41 – 50 chỉ chiếm 9%. Ngân hàng có một đội ngũ trẻ, nhanh nhạy sẽ mang lại sự tươi trẻ cho Ngân hàng. Tuy nhiên còn non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, Vì vậy Ngân hàng nên chú trọng vào công tác đạo tạo và tạo điều kiện cho nhân viên trao đổi kinh nghiệm với nhau.

Qua bảng 2.1 ta cũng thấy trình độ lao động ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Đà Nẵng tương đối cao. Số nhân viên có bằng cấp đại học và trên đại học chiếm 31%, lao động ở nhóm cao đẳng chiếm 28,6% và lao động ở nhóm trung cấp chiếm 22,2%. Với đội ngũ nhân viên có trình độ cao sẽ giúp Ngân hàng ngày càng phát triển và có vị trí trên thị trường.

Ngân hàng Sacombank - CN Đà Nẵng có đội ngũ nhân viên trẻ, vì vậy thâm niên lao động của nhân viên tập trung chủ yếu ở mức độ dưới 1 năm với 60,3%; 12,7% nhân viên làm việc ở Ngân hàng được 1 năm; 15,9% nhân viên làm việc từ 1 – 3 năm và 11,1% nhân viên gắn bó với Ngân hàng trên 3 năm.

Như vậy, nhìn chung , đội ngũ nhân viên làm việc tại Ngân hàng Sacombank - CN Đà Nẵng có đặc điểm là đội ngũ lao động trẻ sẽ rất nhiệt huyết, hết lòng vì công việc. Tuy nhiên thâm niên của lao động chưa cao, chưa nhiều kinh nghiệm xử lý công việc cũng là một khó khăn cho nhà quản trị của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy động cơ làm việc cho nhân viên tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (sacombank) – chi nhánh đà nẵng (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w