Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quan điểm của đảng về nguồn lực con người để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 41)

Mỗi mơ hình kinh tế được coi là sản phẩm của trình độ nhận thức nhất định của con người trong những điều kiện lịch sử nhất định. Bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, chúng ta đang từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa góp phần quan trọng vào việc tạo nên diện mạo, sắc thái mới của đời sống xã hội, trước hết là trong phát triển kinh tế.

Trước đây, mơ hình kinh tế hiện vật được coi là lý tưởng thì nay đã bộc lộ rõ những hạn chế và kết quả là vơ tình nó đã phủ định những mục tiêu ban đầu của chủ nghĩa xã hội. Đặc trưng cơ bản của mơ hình kinh tế hiện vật là nền kinh tế bị hiện vật hóa, tư duy hiện vật, đó là một nền kinh tế khép kín với cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung cao độ. Trên thực tế, yếu tố kế hoạch hóa tập trung đã loại bỏ yếu tố thị trường, quan hệ hàng hóa – tiền tệ chỉ cịn là hình thức. Sự điều tiết kinh tế theo chiều dọc đã lấn át các quan hệ kinh tế theo chiều ngang. Vai trò của người tiêu dùng bị hạ thấp. Hệ thống quản lý quan liêu tỏ ra khơng có khả năng sản xuất với nhu cầu.

Kinh tế hiện vật gắn liền với quan niệm truyền thống về kinh tế xã hội chủ nghĩa tuy đã có tác dụng trong điều kiện chiến tranh, góp phần mang lại chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta, song khi chuyển sang xây dựng và phát triển kinh tế trong thời bình, chính mơ hình kinh tế đó đã tạo ra nhiều khuyết tật: một nền kinh tế khơng có động lực, khơng có sức đua tranh, khơng phát huy được tính chủ động sáng tạo của người lao động, của các chủ thể sản xuất kinh doanh, sản xuất khơng gắn với nhu cầu, ý chí chủ quan đã lấn át khách quan và triệt tiêu mọi động lực và sức mạnh nội sinh của bản thân nền kinh tế, đã làm cho nền kinh tế suy thoái, thiếu hụt, hiệu quả thấp, nhiều mục tiêu của chủ nghĩa xã hội khơng được thực hiện.

Kinh tế thị trường có những đặc trưng cơ bản như sự phát triển kinh tế hàng hóa, mở rộng thị trường, tự do kinh doanh, tự do thương mại, tự định giá cả… đó là cơ chế hỗn hợp “có sự điều tiết vĩ mơ để khắc phục những khuyết tật của nó”. Trong lịch sử kinh tế thế giới, kinh tế thị trường như một tất yếu gắn liền với sự tồn tại của mọi quốc gia, là con đường dẫn đến giàu có, văn minh. Tuy nhiên, không phải nước nào chuyển sang nền kinh tế thị trường cũng đều văn minh cả. Điều đó cịn tùy thuộc vào nỗ lực chủ quan, bản lĩnh, vai trị và trí tuệ của nhà nước ấy.

Ở nước ta, sự lựa chọn kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan. Bởi sau chiến tranh, nguồn viện trợ to lớn từ bên ngoài bị cắt giảm, nền kinh tế xã hội ở nước ta đã khủng hoảng gay gắt, nay càng gay gắt thêm. Đồng thời nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp lại bộc lộ nhiều tiêu cực: sản xuất đình trệ, đời sống nhân dân sa sút, trong quản lý đã tỏ ra nhiều bất lực.

Với phương châm nhìn thẳng vào sự thật, Đảng ta đã sớm có những chuyển biến, bắt đầu uốn nắn những lệch lạc trong phong trào hợp tác hóa, cơng nghiệp hóa đến việc thay đổi các chính sách trong phát triển kinh tế. Nghị quyết Trung ương VI của Đảng được đánh dấu như một cái mốc quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Chỉ thị 100 của Ban bí thư cho phép khoán sản phẩm trong nơng nghiệp, quyết định 25CP của Chính phủ cho phép thực hiện kế hoạch ba phần trong các xí nghiệp cơng nghiệp. Vấn đề giá cả, cốt lõi của cơ chế cũ được coi là đột phá đầu tiên triển khai mạnh mẽ những thử nghiệm về giá cả 1981, tổng điều chỉnh giá – lương – tiền 1985, bỏ phân phối theo định lượng, bù giá vào lương ở các tỉnh phía Nam… là những khám phá từ thực tế. Tuy những ý tưởng đổi mới được hình thành nhưng chỉ mới có tính chất tìm kiếm thích nghi, điều chỉnh cục bộ, chưa trở thành những quan điểm có hệ thống của Đảng. Chỉ đến năm 1986, khi những tiền đề và điều kiện cho công cuộc đổi mới đã xuất hiện đầy đủ thì những quan điểm trên mới được công khai thừa nhận [6, tr. 9 - 10].

Những ý tưởng đổi mới đã được Đại hội VII của Đảng thông qua và nhất quán chuyển sang nền kinh tế thị trường với những quan điểm khá triệt để: chấp nhận thị trường một cách cơ bản, tổng thể, lâu dài, một thị trường thống nhất, thơng suốt, hịa nhập với thị trường thế giới, trong đó thị trường là đối tượng quản lý của Nhà nước. Thực tế ở nước ta cho thấy quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình đổi mới tất yếu, tiến bộ, nhưng cũng là quá trình phức tạp lâu dài. Sự chuyển đổi

đó thực sự đã tạo ra những bước ngoặt trong kinh tế, làm cho đất nước có những thay đổi lớn, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng đã đưa đất nước thốt khỏi những khó khăn trước mắt, trong đó vấn đề quan trọng nhất là quan niệm lại mơ hình kinh tế xã hội chủ nghĩa, tìm ra cách tiếp cận phù hợp với xu hướng phát triển của nhân loại mà vấn đề cốt lõi là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, dân chủ hóa đời sống kinh tế, giải phóng sức sản xuất xã hội, là con đường để giải phóng mọi tiềm năng, khai thác mọi nguồn lực, tích tụ và tập trung để phát triển.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã khởi xướng công cuộc đổi mới tồn diện đất nước, đường lối đổi mới đó được Đại hội VII, Hội nghị Đại biểu toàn quốc của Đảng giữa nhiệm kỳ (khóa VII) khẳng định và phát triển. Trong khi khẳng định tính tồn diện của q trình đổi mới, ngay từ đầu Đảng ta đã xem đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội là khâu đột phá. Thành quả đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội được thực hiện qua thực tiễn ngày càng hoàn thiện hệ thống quan điểm mới về mơ hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong mơ hình đó, Đảng ta đã khẳng định rằng kinh tế thị trường không phải là đặc trưng riêng có của chủ nghĩa tư bản. Thị trường và kinh tế thị trường khơng phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu chung của văn minh nhân loại. Kinh tế thị trường đã từng tồn tại và phát triển qua các phương thức sản xuất khác nhau. Nó có trước, trong và cả sau chủ nghĩa tư bản. Như vậy, trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường tồn tại là tất yếu. Trung Quốc đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam cũng đang xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy, nền kinh tế mà chúng ta đã và đang xây dựng đó là gì, nó phát triển như thế nào?

Trước hết, chúng ta có thể khẳng định rằng kinh tế thị trường không phải là đặc trưng riêng của chủ nghĩa tư bản, nó đã ra đời và phát triển ở nhiều

mức độ khác nhau trong từng chế độ xã hội. Vì thế, “sự ra đời của kinh tế thị

trường tư bản chủ nghĩa thực chất chỉ đẩy nó lên một giai đoạn phát triển mới về chất, qui mơ và mức độ bao qt của nó. Là sự phát triển tiếp tục xu hướng khách quan đó, nền kinh tế của chủ nghĩa xã hội nói chung, của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nói riêng là một sự phát triển mang tính phủ định biện chứng đối với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, từ đấy ra đời một nền kinh tế thị trường mới về chất” [6, tr. 27]. Nếu trong chủ nghĩa tư bản hiện

đại, kinh tế thị trường đặt dưới sự quản lý của nhà nước tư sản độc quyền vì lợi ích của giai cấp tư sản thì trong chủ nghĩa xã hội nền kinh tế thị trường được đặt dưới sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân góp phần thực hiện mục tiêu giải phóng con người, vì lợi ích của con người.

Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cao nhất trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Đổi mới kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường khơng có mục tiêu nào ngồi mục tiêu đó. Trong những năm qua, nhờ chuyển sang kinh tế thị trường mà nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi cơ bản. Nhưng Đảng ta chủ trương chuyển sang kinh tế thị trường không phải là một thị trường bất kỳ mà là thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Về bản chất, đó là cơ chế hỗn hợp mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa kế thừa những thành tựu của loài người, vừa gắn liền với đặc điểm và mục tiêu chính trị, là sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Đó được coi là ngun tắc chiến lược như sự tìm tịi cho một thiết chế mới.

Như vậy, “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một

kiểu tổ chức nền kinh tế vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật vận động của kinh tế, vừa dựa trên và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và tính chất xã hội chủ nghĩa, thể hiện một cách toàn vẹn và tập trung trên cả ba mặt sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối” [14, tr. 86 – 8].

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, sản xuất hàng hóa đã ra đời từ khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã, nó tồn tại và phát triển trong xã hội nông nô, trong xã hội phong kiến và đạt được đỉnh cao của nó trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Rõ ràng, “thị trường khơng mang bản chất chế độ mà

chỉ có chế độ xã hội nào biết hay không biết tận dụng những lợi thế của kinh tế thị trường và sử dụng những lợi thế đó để phục vụ chế độ mình. Thị trường được coi là một phương tiện quan trọng để xây dựng và phát triển kinh tế. Kinh tế thị trường bao giờ cũng tồn tại dưới một chế độ chính trị, một thể chế chính trị. Mỗi nhà nước đều có thể sử dụng nó theo theo quan điểm của mình để thực hiện những mục tiêu đặt ra” [6, tr. 29 – 30].

Nhờ sử dụng triệt để kinh tế thị trường, chủ nghĩa tư bản đã đạt được những thành tựu về kinh tế xã hội, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Ở nước ta, nếu biết sử dụng kinh tế thị trường với động lực cạnh tranh làm cho của cải dồi dào, cộng thêm yếu tố chính trị, một nhà nước thật sự của dân do dân và vì dân thì ý tưởng về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ được thực hiện.

Như vậy, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đều sử dụng cỗ xe kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường để phát triển lực lượng sản xuất, phải chăng chỉ khác nhau là sự cân bằng giữa kinh tế, xã hội, con người, quan hệ giữa con người với con người, quan hệ phân phối và thiết chế chính trị; cả hai đều sử dụng cạnh tranh làm động lực phát triển nhưng dưới chủ nghĩa tư bản không thể tránh khỏi quy luật cá lớn nuốt cá bé, bất bình đẳng và bất cơng. Chúng ta chấp nhận thị trường là chấp nhân cạnh tranh nhưng không dã man, tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội và phát triển bền vững, khuyến khích làm giàu với xóa đói giảm nghèo.

Ở nước ta, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản

lý của Nhà nước theo hướng xã hội chủ nghĩa nhằm mục tiêu hàng đầu là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Với chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã khẳng định: phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối đồng thời chỉ rõ trong nền kinh tế đó “có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế”, trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo khung pháp lý thuận lợi và mơi trường chính trị, xã hội ổn định, mơi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng, thơng thoáng để tất cả các thành phần kinh tế hoạt động tốt nhất, để tiếp tục xác lập, củng cố và không ngừng nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong nền sản xuất xã hội, thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển, thực hiện nhiều hình thức phân phối, trong đó lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế làm chủ yếu; đồng thời dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh, phân phối và phân phối lại một cách hợp lý các nguồn thu nhập, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đơi với xóa đói giảm nghèo, tăng cường vai trị quản lý vĩ mơ của Nhà nước, giữ vững độc lập, tự chủ về kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế.

Trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển dần từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng của chủ nghĩa xã hội. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là nền kinh tế phải tuân theo các nguyên tắc và quy luật phổ biến của kinh tế thị trường (đó là quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh và quy luật

giá trị). Đồng thời, phát triển nền kinh tế phải đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa và tạo ra chất lượng mới của sự phát triển. Đó là nền kinh tế của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội X cũng đã khẳng định: Dưới tác động của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung cũng như của từng địa phương nói riêng, nhu cầu về nhân lực khơng ngừng biến động về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Nguồn nhân lực phải đáp ứng đúng nhu cầu thị trường lao động cả về chất và lượng.

Trong bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa được xem xét một cách cơ bản, tồn diện từ kinh tế đến chính trị - xã hội. Định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện ở quan hệ phân phối. Phân phối công bằng sẽ tạo động lực cho sự phát triển. Trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta chủ trương phân phối theo lao động, trên cơ sở khuyến khích mọi người tự do sản xuất kinh doanh cơng khai hợp pháp, đồng thời thực hiện chính sách cơng bằng xã hội. Chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ của con người, do con người và vì con người, do đó Đảng ta chủ trương chống bóc lột, bất công, chăm lo sự nghiệp y tế giáo dục, đấu tranh cho một nền đạo đức mới, một lối sống lành mạnh. Chỉ có kết hợp mục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quan điểm của đảng về nguồn lực con người để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 41)