CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ NGUỒN LỰC CON NGƯỜI – MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quan điểm của đảng về nguồn lực con người để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 57 - 60)

NGUỒN LỰC CON NGƯỜI – MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 2.1. Quan điểm của Đảng về nguồn lực con người trước đổi mới

Trong thời kỳ áp dụng mơ hình kế hoạch hóa tập trung (1954 -1985) vai trò của con người và nguồn lực con người mặc dầu vẫn được nhắc đến như là nguồn lực chính trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triển kinh tế sau chiến tranh nhưng về thực chất bản thân con người lại không được coi trọng và khơng được đặt đúng vị trí, đặc biệt là xét về phương diện kinh tế. Một mặt, sở thích, tài năng và sức sáng tạo của cá nhân con người bị che lấp và bị triệt tiêu bởi quan điểm bình qn; mặt khác các quyền lợi, lợi ích bị đặt ở hàng thứ yếu so với nghĩa vụ và trách nhiệm. Với vai trò là nguồn lực quan trọng nhất để duy trì và phát triển sản xuất xã hội, nhưng sự đầu tư cho thực tế, cho phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ này cũng chưa được coi trọng đúng mức và chưa phát huy được hiệu quả.

Sau khi chiến tranh kết thúc, chúng ta đã tập trung sức người, sức của vào việc khôi phục lại kinh tế và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, cùng với đó là những bất cập trong cơ chế quản lý và những sai lầm chủ quan mà ta đã phạm phải trong thời kỳ quá độ nên vai trò của con người không được nhấn mạnh, con người không được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, việc quá nhấn mạnh quan điểm con người là sản phẩm của hoàn cảnh, nhấn mạnh lợi ích xã hội, lợi ích tập thể đã làm cho chúng ta vơ tình khơng thấu hiểu được sức mạnh của nguồn lực con người, không chú trọng đúng mức vai trò của con người cá nhân, quên đi lợi ích cá nhân – động lực thực sự của sự phát triển.

Không những vậy từ nửa sau thế kỷ XX, một nhân tố đã gây nên những biến động chưa từng có trong đời sống con người mà mà mọi quan điểm chính trị xã hội đều phải thừa nhận đó là – sự tác động mạnh mẽ và sâu rộng

của tiến bộ khoa học và công nghệ. Đây là một nhân tố chi phối và quy định sự phát triển của tất cả các lĩnh vực khác, đó là yếu tố trực tiếp làm biến đổi bộ mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã làm cho tư duy phát triển nghiêng khía cạnh kỹ thuật và khơng ít người cho rằng, giải quyết được vấn đề kinh tế là có thể giải quyết được mọi thứ. Có thể nói, lúc này thước đo của sự phát triển chính là sự phát triển của kinh tế và của khoa học – cơng nghệ. Vì thế, nguồn lực con người, nhất là con người cá nhân khơng được chú ý đến, tính tích cực và sáng tạo của cá nhân khơng được quan tâm đúng mức, lợi ích cá nhân bị nhấn chìm trong lợi ích tập thể và xã hội. Điều này có thể được giải thích như sau:

Thứ nhất, theo quán tính của những lý giải về con người mới của giai đoạn trước, con người vẫn được quan niệm khá đơn giản. Con người với hệ thống giá trị phong phú của nó chưa được quan tâm tìm hiểu. Những chuẩn mực trong chiến tranh vẫn còn được xem là chuẩn mực đánh giá con người trong thời bình. Lợi ích của con người, bao gồm lợi ích cá nhân, lợi ích cộng đồng và lợi ích xã hội, bị nhìn nhận một cách thiên lệch theo kiểu giáo điều; chúng ta vẫn lầm tưởng rằng hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích tập thể và lợi ích xã hội ln ln là điều mang lại hiệu quả tích cực; việc tuân thủ một cách máy móc những nguyên tắc của cơ chế bao cấp trong giai đoạn đó đã cản trở sự năng động và tiến bộ xã hội.

Xét về mặt lý luận, trước những năm 90, con người chưa được coi là trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội. Lúc đó, mục tiêu của phát triển là phát triển xã hội, phát triển kinh tế.

Thứ hai, những bất cập của cơ chế hành chính, quan liêu, bao cấp đã tỏ rõ kém hiệu quả, đã trực tiếp kìm hãm và tác động tiêu cực đến sự phát triển xã hội. Có thể khẳng định rằng, đây là nguyên nhân cơ bản tác động tiêu cực đến việc phát huy nguồn lực con người, giải phóng tiềm năng con người.

Chính mơ hình sản xuất bao cấp theo kế hoạch tập trung từ trên xuống đã không cho phép làm điều đó, mơ hình này cịn triệt tiêu sức sáng tạo, động lực của người lao động. Cơ chế bình quân trong phân phối, trong đãi ngộ đã khơng khuyến khích được người lao động nhất là người lao động giỏi, không chú ý đến lợi ích cá nhân, nhất là các lợi ích vật chất và lợi ích trước mắt của người lao động. Việc khơng thực sự quan tâm đến lợi ích vật chất, lợi ích cá nhân của người lao động là một sai lầm thể hiện sự thiếu hiểu biết về vấn đề nhu cầu, động lực của con người.

Thực ra, ngay từ những năm 70, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, về đại thể đã là mơ hình cản trở người lao động làm việc vì lợi ích và nhu cầu của mình. Một nền kinh tế khơng có cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất, không tạo được sự ganh đua, không phân loại được người sản xuất, khơng kích thích người sản xuất sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ lực lượng sản xuất cũng như năng lực sản xuất thì tất nhiên sẽ dẫn đến kém hiệu quả. Người sản xuất khơng phải lo sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào mà chỉ biết làm theo kế hoạch đã được quyết định từ trên xuống, không phải lo khâu tiêu thụ sản phẩm – một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất… như thế, họ sẽ ỷ lại nhà nước, không sáng tạo và khơng có tính tự chủ.

Cơ chế hành chính, bao cấp trong kinh tế được sử dụng kéo dài đã kìm hãm sự phát triển của kinh tế đất nước. Cơ chế đó với những yêu cầu, nguyên tắc mệnh lệnh hành chính cứng nhắc của nó đã khơng phát huy được tiềm lực để phát triển, nhất là nguồn lực con người. Hạn chế lớn nhất của cơ chế hành chính – bao cấp là kìm hãm nguồn lực con người, đặc biệt là sự năng động của cá nhân. Có thể nói, trước đổi mới chúng ta đã ít nhiều khơng hiểu về con người, không thấy con người với những biểu hiện đa dạng, phức tạp của nó trong đời sống xã hội, khơng thấy được những nhu cầu, địi hỏi hết sức chính đáng của con người, trong đó đặc biệt là nhu cầu về lợi ích vật chất, khơng

thấy được những tác nhân sinh học và những tác nhân xã hội tác động đến đời sống con người như thế nào. Và như thế có nghĩa là nguồn lực con người chưa thực sự được chú ý, chưa được huy động hợp lý. Không chú ý đến con người “những cá nhân hiện thực, hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ” thì khơng thể phát huy nguồn lực con người, kích thích tính năng động của con người trong sản xuất. Khi đó, sự trì trệ trong sản xuất tất nhiên sẽ kéo theo sự trì trệ của cả xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quan điểm của đảng về nguồn lực con người để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 57 - 60)