Quan điểm của Đảng về nguồn lực con người từ 1986 dến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quan điểm của đảng về nguồn lực con người để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 60 - 71)

Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới tư duy, quan niệm về vai trò của nguồn lực con người, dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn tình hình của đất nước cũng như trên thế giới ngay từ đầu Đảng ta đã từng bước đưa ra quan điểm đổi mới và khơng ngừng hồn thiện nó. Quan điểm của Đảng là: Đảng lãnh đạo định hướng, Nhà nước quản lý, cán bộ, các tổ chức xã hội và các cá nhân cùng thực hiện. Vai trò quan trọng của việc xây dựng con người mới đã được Đảng các định rõ trong Đại hội VI năm 1986, Văn kiện đại hội đã nêu: “Muốn tạo

nên một tập thể vững mạnh, phải xây dựng từng con người, quan tâm phát hiện và bồi dưỡng từng nhân tài. Việc xây dựng nếp sống mới, con người mới có tầm quan trọng đặc biệt trong xã hội ta. Không xây dựng được ý thức tự giác, tự làm chủ của mỗi người, không thể bảo đảm được quyền làm chủ tập thể của mọi người” [12, tr. 120]. Quan điểm trên đã khẳng định được vai trò

của việc xây dựng con người mới trong sự nghiệp đổi mới. Tiêu chí xây dựng con người mới của Đảng tương đối ngắn gọn, cơ đọng nhưng nó chứa đựng đầy đủ nội dung ý nghĩa và thể hiện được sự kết hợp giữa việc kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của con người Việt Nam với việc tiếp thu và

phát huy các giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại để xây dựng con người Việt Nam mới vừa hồng vừa chuyên, vừa có bản sắc văn hóa dân tộc, vừa có sự tiến bộ của thời đại. Quan điểm này không chỉ khẳng định vai trò của xây dựng con người mới mà còn đồng thời cho thấy những tiêu chí về xây dựng con người mới của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Con người mới được quan niệm là những người có ý thức tự giác và tự làm chủ, lao động có kỹ thuật, kỷ luật và giàu tính sáng tạo, có văn hóa. Các tiêu chí đó đã thể hiện được sự đổi mới trong nhận thức của Đảng về vấn đề này. Xây dựng con người mới là để phục vụ cho cơng cuộc đổi mới, cho những địi hỏi của sự nghiệp đổi mới về nguồn nhân lực – động lực, mục tiêu và là chủ thể của công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, những tiêu chí xây dựng con người mới dường như cịn khá chung chung, chưa mang tính cụ thể và có hệ thống.

Sau 5 năm đổi mới, đất nước đã có những thay đổi to lớn cả về cơ cấu kinh tế lẫn cơ cấu xã hội. Thêm vào đó là những chuyển biến to lớn của tình hình kinh tế, chính trị thế giới với sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, sự phát triển của các nước tư bản chủ nghĩa nửa đầu những năm 90 của thế kỷ trước đã có những ảnh hưởng nhất định tới tư duy, lối sống và tư tưởng của nhân dân. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với sự mở rộng của ngày càng lớn của các mối quan hệ giao lưu và hợp tác nước ngoài đã làm cho đời sống nhân dân có nhiều thay đổi cả về đời sống vật chất và tinh thần, hình thành nên những nếp tư duy mới. Với tình hình đó, Đại hội VII của Đảng đã nêu rõ: “Cùng với sự kích thích sản xuất phát triển, kinh tế thị trường cũng

là môi trường thuận lợi làm nảy sinh và phát triển nhiều loại tiêu cực xã hội. Đã xuất hiện khuynh hướng làm giàu bằng bất cứ giá nào, kể cả lừa đảo, gây tội ác, vi phạm pháp luật, và sẵn sàng chà đạp lên lương tâm và nhân phẩm. Lối sống trụy lạc, chạy theo những thị hiếu thấp hèn, văn hóa khơng lành mạnh và những hủ tục, mê tín, dị đoan đang phục hồi và phát triển. Trong thế

hệ trẻ có một bộ phận phai nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng. Một bộ phận khơng ít cán bộ, đảng viên có chức có quyền, trong đó có cả những người đã từng có đóng góp đáng kể cho cách mạng, cũng bị sa ngã và thối hóa, biến chất” [13, tr. 39]. Để giải quyết vấn đề đó, Ban chấp hành Trung

ương Đảng khóa VII đã họp hội nghị lần thứ tư để bàn về việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh. Tại hội nghị này, một mặt Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm của Đại hội VI về tiêu chí xây dựng con người mới, song cũng đồng thời bổ sung và hồn thiện thêm các tiêu chí về xây dựng con người mới cho phù hợp với thời kỳ mới của chặng đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội – chặng đường đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát biểu trong buổi khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã chỉ rõ: Để bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, nhất thiết phải từng bước hiện đại hóa đất nước và đời sống xã hội. Chúng ta thường nói về những ưu việt của chủ nghĩa xã hội, nhưng những ưu việt ấy không thể do ai đưa đến cho chúng ta, cũng khơng thể tự nhiên mà có. Đó phải là kết quả của những nỗ lực vượt bậc và bền bỉ của toàn dân ta, với những con người phát triển cả về trí lực và thể lực, về đạo đức, tình cảm trong sáng. Cần hiểu rằng chỉ có thể tăng trưởng nguồn lực con người khi q trình hiện đại hóa các ngành giáo dục, văn hóa, văn nghệ, bảo vệ sức khỏe, dân số và kế hoạch hóa gia đình gắn liền với việc kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã chỉ rõ hướng bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người là : khơng ngừng gia tăng tính tự giác, năng động, tự chủ, phát huy sức mạnh bên trong của mỗi cá nhân kết hợp với sức mạnh của cả cộng đồng, xây dựng nền tảng tinh thần vững chắc của chế độ mới. Đồng thời cũng cần nhận rõ rằng, mỗi cá nhân không tách rời hoàn cảnh xã hội. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Mỗi con người đều có cái thiện và

cái ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng” [ 45, tr. 56 – 57]. Chúng ta cần thấm nhuần tư tưởng sâu sác của

Bác Hồ đối với việc bồi dưỡng, nêu gương “người tốt, việc tốt”. Từ tư duy mới của Đảng về vai trò của con người với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, Đảng ta xác định rõ các nhiệm vụ và giải pháp có tính chất tồn diện và tổng thể chiến lược phát triển con người trong thời kỳ đổi mới. Theo đó, phải có một hệ thống chính sách xã hội toàn diện, sâu sắc và cụ thể mới tạo điều kiện xây dựng và phát triển nguồn lực con người, phục vụ đắc lực yêu cầu của công cuộc đổi mới. Điều này được Đại hội VII khẳng định rõ hơn: Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người. Kết hợp hài hịa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Như vậy, các chính sách xã hội luôn song hành cùng với điều kiện kinh tế và nó phải thực sự là một động lực phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội cũng là thực thực hiện công bằng trong kinh tế, trước hết là tạo sự công bằng trong cơ hội lao động, cơ hội thể hiện các năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân.

Chăm lo xây dựng con người và phát triển nguồn lực con người phục vụ q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là mối quan tâm hàng đầu của Đảng ta. Hội nghị trung ương lần thứ tư khóa VII (năm 1993) đã ra năm nghị quyết quan trọng: Nghị quyết về một số nhiệm vụ văn hóa, văn nghệ trong những năm trước mắt; Nghị quyết về sự nghiệp giáo dục – đào tạo; Nghị quyết về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ

sức khỏe nhân dân; Nghị quyết về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; Nghị quyết về cơng tác thanh niên trong thời kỳ mới. Có thể nói, đây là lần đầu tiên Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết tập trung vào chủ đề xây dựng con người và phát huy vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp đổi mới. Cũng từ đó, khái niệm chất lượng cuộc sống con người được Đảng chính thức sử dụng.

Trong sự quan tâm đến chiến lược xây dựng và phát triển con người nói chung, Đảng ta đặc biệt chú trọng tới công tác thanh niên. Nghị quyết trung ương lần thứ tư khóa VII về cơng tác thanh niên trong tình hình mới đã nhấn mạnh: cơng tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Vì vậy, vấn đề thanh niên phải được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Đối với thanh niên, nhiệm vụ chiến lược của Đảng là đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng và tạo mọi điều kiện cho thanh niên phấn đấu để hình thành một thế hệ con người mới có lý tưởng cao đẹp, có ý thức trách nhiệm cơng dân, có tri thức, có sức khỏe và lao động giỏi, sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lịng u nước và tinh thần quốc tế chân chính. Đó cũng chính là những phẩm chất cơ bản của con người mới mà chúng ta xây dựng hiện nay, những phẩm chất ấy đã chứa đựng những tố chất mới phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường và yêu cầu của thời đại. Từ đó, phạm trù con người được nói đến chính là con người chất lượng đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” ngày 27/6/1991, Đảng ta khẳng định: phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm cơng bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ cơng dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh

thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội.

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp phát triển mang tính cách mạng sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nó khơng phải do bất kỳ lực lượng siêu nhiên nào mang lại mà là sự nghiệp của quảng đại quần chúng với tư cách là nguồn lực quyết định. Nguồn lực đó phải có hàm lượng trí tuệ, phẩm chất ngày một cao mới có thể đáp ứng được sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa to lớn này. Đại hội VIII của Đảng khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người

Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” [8, tr. 21].

Nguồn nhân lực là yếu tố số một, là nguồn cội, động lực chính tạo nên lực lượng sản xuất - nhân tố quyết định tốc độ và sự phát triển bền vững của phương thức sản xuất mới ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế. Vì thế, muốn đẩy nhanh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách bền vững khơng có cách nào khác ngoài việc chăm lo phát triển con người. Việc phát triển trí tuệ của người Việt Nam được thể hiện qua các chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục đào tạo được xác định là “quốc sách” hàng đầu với nhiều hình thức đa dạng để mọi người được học, nhất là người nghèo, con em diện chính sách. Ngành giáo dục đào tạo, nơi trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực từng bước khắc phục những yếu kém để chất lượng nguồn nhân lực ngày một nâng lên. Cùng với đổi mới về nội dung giáo dục theo hướng cơ bản, hiện đại, ngành giáo dục và đào tạo đã tăng cường giáo dục cơng dân, giáo dục thế giới quan khoa học, lịng yêu nước, ý chí vươn lên của người học. Bên cạnh đó việc chăm lo cho con người về thể chất cũng được quan tâm và xác định là trách nhiệm của toàn xã hội, đồng thời chỉ đạo các

ngành y tế, thể dục, thể thao, dân số và kế hoạch hóa gia đình làm tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Từ sau Đại hội VIII, Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết liên quan trực tiếp đến việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người. Đảng đã xác định vấn đề con người là vấn đề quan trọng bậc nhất trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000 đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực, nghị quyết khẳng định: “Lấy việc phát huy nguồn

lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [8, tr.

85]. Mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục là xây dựng những thế hệ con người thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết xác định: Giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu; Giáo dục, đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân; Phát triển giáo dục, đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ khoa học - công nghệ và củng cố quốc phịng, an ninh; Thực hiện cơng bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo; Giữ vai trị nịng cốt của nhà trường cơng lập đi đơi với đa dạng hóa các loại hình giáo dục, đào tạo, trên cơ sở Nhà nước thống nhất quản lý. Phát triển nguồn lực con người một cách toàn diện về cả trí tuệ, sức khỏe, đạo đức, thái độ…; Phát triển nguồn nhân lực phải là sự quan tâm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội bằng nhiều biện pháp, trong đó giáo dục và đào tạo là then chốt; Mọi kế hoạch xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội phải được đặt trong mối quan hệ không thể tách rời với kế hoạch đầu tư cho chính sự phát triển về nhân cách, trí tuệ, tình cảm, niềm vui và hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng Việt Nam, cho xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nhiều về số lượng, mạnh về chất lượng.

Những quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển nguồn nhân lực thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã nhanh chóng được cụ thể hóa bằng các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án, kế hoạch hằng năm và kế hoạch 5 năm nhằm thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Cũng tại Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII năm 1996 đã đưa ra định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000 tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quan điểm của đảng về nguồn lực con người để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)