Một số nhận xét và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quan điểm của đảng về nguồn lực con người để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 84 - 99)

Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích q trình đổi mới quan điểm của Đảng về vai trò của nguồn lực con người trong để xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xin đưa ra một số nhận xét và khiến nghị sau:

Nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng về nguồn lực con người, nền kinh tế nước ta đã có những khởi sắc mới và khẳng định được vị thế của

mình trên trường quốc tế. Điều đó được thể hiện ở chỗ Việt Nam đã gia nhập và trở thành thành viên chính thức của WTO, nền kinh tế thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt nước ta đã thốt khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ có thu nhập thấp, bước vào nhóm nước và vùng lãnh thổ có thu nhập trung bình thấp, trình độ dân trí và đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, những nhận thức về việc coi con người là mục tiêu và là động lực của sự phát triển chưa phải đã thấm nhuần và quán triệt ở mọi cấp trong tổ chức Đảng và chính quyền. Phần lớn quần chúng nhân dân chưa nhận thức được đầy đủ vấn đề cấp bách và quan trọng này. Trên thực tế, quan niệm về vấn đề con người, chất lượng nguồn lực con người trong phát triển kinh tế - xã hội chưa rõ ràng và cịn q đơn giản. Thậm chí nhiều khi chúng ta chỉ coi đó là những chính sách xã hội và nhân đạo đơn thuần. Việc đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển còn dừng lại ở định hướng chứ chưa thể hiện rõ trong hành động cụ thể. Vì vậy, trong quá trình phát huy nguồn lực con người, vì hạnh phúc con người, chúng ta vẫn cịn có những thiếu sót sau đây:

Thứ nhất, việc đào tạo và phát triển con người vẫn chưa theo kịp với

đòi hỏi của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước. Thậm chí, có lúc chúng ta cịn chưa lấy việc làm giàu thêm tri thức và nhân cách của con người làm mục đích hoạt động, chỉ biết chạy theo lợi ích kinh tế đơn thuần, do vậy chất lượng nguồn nhân lực nước ta nhiều khi không đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi gắt gao của nền kinh tế thị trường nói chung, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng.

Thứ hai, trong một thời kỳ dài việc giải quyết những vấn đề thực tiễn

còn chưa được đảm bảo bằng những chính sách, giải pháp tương ứng. Vì vậy, tại Đại hội X, một lần nữa Đảng ta đã khẳng định, cần phải coi trọng hơn nữa

coi đó là nguồn vốn quý nhất trong tất cả các nguồn vốn của xã hội. Đi đôi với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta cần phải có một chiến lược phát triển con người Việt Nam đủ tầm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới hiện nay và cả trong tương lai.

Từ những thiếu sót trên, học viên xin đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển nguồn lực con người để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta như sau:

Một là, phải xác định được vị trí, vai trị của nguồn lực con người đối

với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Phải thấy được nhân tố con người là nhân tố quan trọng nhất trong tất

cả các nhân tố phát triển của xã hội, nguồn lực con người là nguồn lực quyết định nhất vì chỉ khi có sự tác động của nguồn lực con người thì các nguồn lực khác mới phát huy tác dụng của nó và khi đó các nguồn lực khác mới thực sự có ý nghĩa trong q trình phát triển của xã hội.

Vậy quan điểm coi con người là trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế được hiểu như thế nào? Theo các chuyên gia trong Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), con người chiếm vị thế trung tâm của sự phát triển ở đây được hiểu rất cụ thể. Trung tâm nghĩa là con người đóng vai trị quyết định cả “đầu vào”, “đầu ra” và trong tồn bộ q trình phát triển. Ở đầu vào, nguồn lực quyết định sự phát triển là vốn con người, tiềm năng con người. Ở đầu ra, mục tiêu của sự phát triển là chất lượng sống, phát triển con người, hạnh phúc con người. Trong suốt quá trình phát triển, nhân tố quyết định là nguồn nhân lực, là nguồn lao động, con người là động lực của sự phát triển. Khi con người được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, thì sự tăng trưởng kinh tế, sự phát triển của nguồn lao động, cũng như sự phát triển

của các lĩnh vực khác của xã hội… dẫu có ý nghĩa đến mấy cũng chưa phải là mục tiêu của sự phát triển.

Phát triển xã hội xét đến cùng là phát triển con người, ý nghĩa của sự phát triển xã hội trên thực tế, khơng nằm ở đâu khác ngồi sự phát triển của con người. Như thế, khi khẳng định con người hay nguồn lực con người đóng vai trị quyết định thì điều đó có nghĩa là con người và nguồn lực con người được đặt trên cơ sở thực tiễn xã hội. Nếu như trước đây, cái quyết định sự phát triển có thể là nguồn vốn hoặc nguồn lực tự nhiên thì ngày nay, cái đóng vai trị quyết định chính là con người, nguồn lực con người. Bởi con người chính là một nguồn lực vơ tận, là tài sản quý giá nhất của mỗi quốc gia. Sở dĩ nguồn lực con người là vơ tận, khơng bị cạn kiệt chính là do yếu tố trí tuệ - một thành tố rất cơ bản của nguồn lực con người trong xã hội hiện đại. Trí tuệ của con người hiện nay mỗi ngày một phát triển và có tác động mạnh mẽ làm thay đổi bộ mặt của cả xã hội, đúng như Alvin Toffler – nhà tương lai học người Mỹ đã kết luận: mọi nguồn lực tự nhiên đều có thể bị khai thác cạn kiệt, chỉ có trí tuệ con người là “đẻ ra trí tuệ” do vậy, trí thức có tính chất lấy khơng bao giờ hết, càng khai thác nó càng trở nên giàu có. Có thể nói, trong các yếu tố để tạo nên một nền sản xuất xã hội thì yếu tố con người đóng vai trị quan trọng bậc nhất vì nó vừa là chủ thể sản xuất, vừa là lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội.

Nhìn lại thực tiễn đổi mới ở nước ta trong những năm qua cho thấy, việc nhận thức về vị trí, vai trị nguồn lực con người đã có sự thay đổi theo hướng ngày càng đúng đắn và khoa học hơn. Trong quá trình đổi mới, quan điểm coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội đã được khẳng định rõ trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều đó cũng phản ánh tính đúng đắn của tư duy mới phù hợp với nhận thức chung của thời đại. Kinh nghiệm của các nước phát triển trong khu vực

và trên thế giới cho thấy, sự chăm lo đầy đủ đến con người là nguồn lực bảo đảm chắc chắn nhất của sự phồn vinh, thịnh vượng; sự đầu tư cho con người cũng là hình thức chắc chắn nhất để đầu tư cho sự phát triển.

Phải gắn tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội với phát triển con người. Việc phát huy nguồn lực con người trong quá trình phát triển nền kinh

tế - xã hội hiện nay ở nước ta không chỉ đơn thuần là những người đang trực tiếp tham gia vào lực lượng lao động nói riêng mà nó cịn bao hàm theo nghĩa rộng là phát triển con người nói chung. Khi nói đến việc phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia trên một khía cạnh nào đó cũng đồng nghĩa với việc phát triển con người tại quốc gia đó.

Phải hướng mục tiêu phát triển kinh tế vào việc đảm bảo nhu cầu đời sống vật chất và sự hình thành con người mới của Đảng. Bởi, con người trước hết phải được đảm bảo các nhu cầu tối thiểu là ăn, mặc, ở, đi lại sau đó là các nhu cầu về học tập, vui chơi, giải trí, sáng tạo… tất cả những điều đó chỉ có thể thực hiện được khi có sự phát triển ổn định của kinh tế. Để xây dựng con người mới, phát huy nhân tố con người trước hết phải đảm bảo điều kiện phát triển kinh tế cho mỗi người và phải có các chính sách phát triển kinh tế để tạo điều kiện đảm bảo nhu cầu vật chất, tinh thần của con người trong cuộc sống, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Từ đó, cải tạo và nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo ra các điều kiện để con người có thể tiếp cận với những xu thế phát triển mới, tiếp thu nó để tự làm mới mình và khẳng định khả năng của mình cũng như phát huy tốt vai trị của mình. Ngược lại, nền kinh tế chỉ có thể phát triển nhanh, bền vững khi con người tác động đến nó, bởi con người vốn là lực lượng sản xuất tiên tiến nhất của mọi thời đại.

Phải thấy được chăm lo và phát huy nguồn lực con người là trách nhiệm của tồn bộ hệ thống chính trị bao gồm Đảng, Nhà nước, các tổ chức

ngay trên lĩnh vực lãnh đạo, quản lý về con người, bởi đó khơng chỉ mang tính khoa học mà cịn mang tính nghệ thuật. Trong đó, Đảng là cơ quan lãnh đạo hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách còn cơ quan tổ chức, điều hành cụ thể là Nhà nước và người thực hiện chính là các tổ chức xã hội và cá nhân con người. Phải làm cho người dân nhận thức được sự phát triển xã hội, đất nước là của tất cả mọi người chứ khơng phải của bất kì một cá nhân nào, do đó mọi người cần phải chung sức đồng lòng đưa đất nước phát triển và phải thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong một tập thể xã hội vững mạnh này. Trong đó, Đảng phải ln giữ vững quan điểm “lấy dân làm gốc” và phải làm cho dân ý thức được lợi ích của mình cũng chính là lợi ích của tồn xã hội để từ đó ra sức phấn đấu học tập và rèn luyện để phát huy khả năng tiềm ẩn của mình. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước cần phải xây dựng một cơ chế, chính sách hợp lý về sự kết hợp các loại lợi ích trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường để tạo động lực phát triển hơn nữa tính tích cực sáng tạo của nhân tố con người. Bởi hệ thống chính sách có tác động trực tiếp và ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả phát huy tính tích cực của nhân tố con người.

Hai là, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Tổng kết 20 năm đổi mới, Đảng ta nhấn mạnh “Thể chế kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng bước đầu, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định” [14, tr. 148]. Ngày nay, để có được những thành cơng lớn

trong đổi mới thì việc phát triển nền kinh tế thị tường định hướng xã hội chủ nghĩa là yêu cầu tất yếu. Chính tính hợp quy luật đó đã tạo ra địa bàn thuận lợi cho việc phát huy tính chủ động sáng tạo của con người và thực tế 20 năm đổi mới đã chứng minh tính đúng đắn đó. Tuy nhiên, tính biện chứng của q trình sản xuất hàng hóa cũng chỉ ra mặt trái của nó – đó là nạn đầu cơ, bn lậu, nâng giá, ép giá, làm hàng giả, hàng chất lượng kém… Vì vậy, Nhà nước

phải sử dụng chính sách pháp luật, phải có thể chế phù hợp để điều tiết có định hướng và hạn chế những hiện tượng tiêu cực, tự phát, chú trọng hơn nữa việc chống lãng phí, tham nhũng. Đây là những yêu cầu cần thiết mà chúng ta đã làm và tiếp tục phải làm. Đảng ta đã nhấn mạnh: “Phát triển đồng bộ các

loại thị trường và tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [14, tr. 240].

Thực tế cho thấy, kinh tế tư nhân hiện đang thể hiện sức sống và phát huy tác dụng của nó, đang là động lực cho sự phát triển xã hội. Muốn giải quyết vấn đề con người, không thể dừng lại ở sự nỗ lực của từng cá nhân, mà phải tạo ra một chế độ kinh tế vừa có điều kiện phát huy tối đa năng lưc cá nhân, vừa định hướng, lôi cuốn tất cả mọi người theo tiến bộ chung của xã hội. Vì thế cần phải thực hiện tốt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đồng thời “giải phóng mạnh mẽ và khơng ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” [14, tr. 26].

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh, muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh lại chính là con người. Trong cạnh tranh, thắng lợi cuối cùng bao giờ cũng thuộc về công nghệ mới, năng lực quản lý điền hành và nguồn nhân lực có tay nghề cao. Xã hội tồn tại và phát triển được cho đến ngày nay, xét đến cùng là do trình độ sáng tạo khơng ngừng nghỉ của con người. Đây là vấn đề có tính quy luật. Có thể nói, trong thế giới ngày nay, ai tạo ra công nghệ mới, năng lực quản lý mới trên cơ sở phát huy tối đa khả năng sáng tạo của con người thì người đó sẽ nắm phần thắng. Vì vậy, đường lối “đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,

hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức” mà Đảng ta đã đưa ra là hoàn toàn phù hợp với xu thế khách quan đó.

Ba là, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, khoa học và

công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và nâng cao thể lực con người Việt Nam. Ngày nay, khoa học công nghệ đang tác động mạng mẽ đến cuộc sống của chính con người. Thế giới đang thay đổi, phát triển và cạnh tranh quyết liệt, việc tận dụng thời cơ và những thách đố của thời đại không phải là công việc của riêng quốc gia nào. Sự phát triển của kinh tế của Mỹ, Nhật Bản, các nước châu Âu (EU) và của các “con rồng châu Á” là do việc sớm nhận thức được vai trò của tri thức và triệt để khai thác kho tài nguyên vô tận này. Triết lý kinh doanh lấy công nghệ làm trung tâm như trước đây khơng cịn đúng nữa, mà giờ đã chuyển sang một bước ngoặt mới – đó là triết lý coi con người là trung tâm, quyền ưu tiên được giành cho con người ở khía cạnh tri thức, trình độ chun mơn và động cơ lao động.

Vì lý do đó, đầu tư cho giáo dục phải được coi là đầu tư cơ bản, đầu tư cho tái sản xuất sức lao động, đầu tư cho tương lai. Đó cũng là nguyên nhân mà không phải ngẫu nhiên nhiều nước trong kế hoạch phát triển đất nước đã đặt giáo dục vào hệ thống ba chiến lược: giáo dục, khoa học và mở cửa. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng, trong tất cả các yếu tố tạo nên sự thành công của các nước, khơng có yếu tố nào quan trọng hơn giáo dục – đào tạo. Từ nghị quyết Đại hội VII, Đảng ta đã coi giáo dục – đào tạo là “quốc sách hàng đầu”. Tiếp nối quan điểm đó, tại Đại hội VIII, Đảng đã đưa ra các phương hướng chủ yếu để phát triển trí tuệ con người Việt Nam trên các lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quan điểm của đảng về nguồn lực con người để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 84 - 99)