NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng hồ sơ địa chính huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (Trang 37 - 40)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hệ thống hồ sơ địa chính, sử dụng CNTT để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng hồ sơ địa chính và công tác xây dựng cơ sở dữ liệu trên địa bàn huyện Sơn Dương từ năm 2010 đến năm 2020; lựa chọn thị trấn Sơn Dương để nghiên cứu xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai. Trên cơ sở kết quả thực hiện, đề xuất giải pháp, kiến nghị để triển khai trên toàn địa bàn huyện Sơn dương, tỉnh Tuyên Quang.

2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sơn Dương, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Tuyên Quang.

- Thời gian thực hiện: 05/2020 - 05/2021

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên;

- Điều kiện kinh tế - xã hội; - Nhận xét chung

2.3.2. Đánh giá thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện

Sơn Dương.

- Thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Thực trạng hồ sơ địa chính

- Thực trạng về cơ sở dữ liệu địa chính

2.3.3. Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thị trấn

Sơn Dương, huyện Sơn Dương

- Trình tự các bước thực hiện - Đánh giá kết quả đạt được

2.3.4. Tồn tại, khó khăn và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn huyện Sơn Dương và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn huyện Sơn Dương

- Tồn tại, khó khăn;

- Đề xuất một số giải pháp

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Thu thập tài liệu, số liệu, thông tin cần thiết cho việc đánh giá thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính, tình hình quản lý, sử dụng đất đai của huyện Sơn Dương:

- Thu thập các tài liệu như bản đồ dạng số, hồ sơ dạng giấy như thống kê đất đai hàng năm, kiểm kê đất đai các kỳ và các số liệu báo cáo các năm, số liệu báo cáo theo các chuyên đề....

- Phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu thị trấn Sơn dương gồm: + Thu thập cơ sở dữ liệu không gian bao gồm: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa chính, bản trích đo địa chính ...

+ Thu thập cơ sở dữ liệu thuộc tính: Các tài liệu, sổ sách kèm theo bản đồ địa chính, hồ sơ kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận (sổ cấp giấy chứng nhận, sổ mục kê,…).

2.4.2. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Từ số liệu, tài liệu thu thập được phân tích làm rõ, chuẩn hóa và chọn lọc các dữ liệu cần thiết để đưa vào CSDL, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá đồng thời đề xuất các giải pháp.

2.4.3. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu

+ Biên tập các bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation V8i

+ Sử dụng phần mềm Gcadas để xây dựng CSDL và sử dụng phần mềm VILIS 2.0 để vận hành CSDL.

+ Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính:

- Phương pháp kiểm nghiệm thực tế: Kiểm nghiệm qua việc thử

nghiệm khai thác, ứng dụng cơ sở dữ liệu vào một số nhiệm vụ cụ thể phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai như:

+ Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

+ Cập nhật, chỉnh lý biến động dữ liệu địa chính trong cơ sở dữ liệu,...

CSDL địa chính Dữ liệu kê khai ĐK, cấp GCN, 3. Xây dựng dữu liệu thuộc tính địa chính Bản đồđịa chính hoàn chỉnh 2. Xây dựng dữ liệu không gian địa chính

Kiểm tra dữ liệu không gian, thuộc tính địa chính

4. Xây dựng siêu dữ liệu địa chính

Dữ liệu không gian địa chính Dữ liệu thuộc tính địa chính 1. Thu thập, đánh giá tài liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng hồ sơ địa chính huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (Trang 37 - 40)