KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng hồ sơ địa chính huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (Trang 40 - 45)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Giới thiệu khái quát địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Sơn Dương nằm về phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm thành phố Tuyên Quang khoảng 30km về phía Đông Nam, cách thủ đô Hà Nội 104 km và cách cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài 78 km theo hướng Quốc lộ 2C. Địa giới hành chính huyện được xác định như sau:

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí hành chính huyện Sơn Dương

- Phía Đông Nam giáp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên;

- Phía Nam, Đông Nam giáp các huyện Tam Đảo, Lập Thạch và Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc;

- Phía Tây Nam giáp 2 huyện Phù Ninh và huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ; - Phía Tây Bắc giáp huyện Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

3.1.1.2. Khí hậu

Khí hậu của huyện Sơn Dương có đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu Bắc Á và được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều (từ tháng 4 đến tháng 9); mùa đông lạnh, khô (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau). Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 280C, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 mm-1.800 mm, độ ẩm bình quân hàng năm khoảng 85-87%. Thời tiết phân chia 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 8 hàng năm, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 3 năm sau liền kề. Chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa, độ ẩm tương đối cao khoảng 70 - 80%.

3.1.1.3. Địa hình

Địa hình của huyện trải dài khoảng 100km và bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao như núi Lịch và một số dãy núi khác, hình thành nên kiểu địa hình vùng núi cao, núi thấp và đồi thoải lượn sóng xen kẽ với các thung lũng; địa hình đồi bát úp và các cánh đồng phù xa nhỏ hẹp ven sông, và các sông, suối. Có 2 con sông lớn chảy qua địa phận huyện đó là sông Lô và sông Phó Đáy. Sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc chảy qua tỉnh Hà Giang xuống Tuyên Quang và đi vào địa phận huyện Sơn Dương với diện tích lưu vực gần 2.000 km2, lưu lượng nước lớn nhất là 11.700 m3/s, lưu lượng nước nhỏ nhất là 128 m3/s; sông Lô có tiềm năng vận tải tốt, nhiều tài nguyên cát, sỏi vật liệu xây dựng và là tuyến đường thuỷ quan trọng, nối huyện với các

tỉnh lân cận. Sông Phó đáy bắt nguồn từ vùng núi Tam Tạo (Chợ Đồn - Bắc Kạn) với diện tích lưu vực khoảng 640 Km2. Sông Phó Đáy có lòng sông hẹp, nông, khả năng vận tải thuỷ rất hạn chế. Ngoài hai sông lớn trên, huyện Sơn Dương còn có nhiều con suối nhỏ khác liên kết với nhau tạo thành mạng lưới theo lưu vực các sông chính. Hệ thống sông ngòi huyện Sơn Dương là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân nhân trên địa bàn huyện, đồng thời chứa đựng tiềm năng phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ. Do độ dốc lớn, lòng sông hẹp, nên cũng thường gây nguy hiểm và gây lũ lụt ở nhiều vùng thấp vào mùa mưa.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện đã vượt qua khó khăn, phấn đấu thực hiện thắng lợi cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, cụ thể:

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 39,2 triệu đồng/người/năm (mục tiêu NQĐH Đảng bộ huyện là 43 triệu đồng/người/năm) (so với tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP) của tỉnh dự kiến năm 2020 là 46 triệu đồng/người/năm).

- Tổng sản lượng lương thực đạt 86.959 tấn, trong đó: Thóc 66.887 tấn, ngô 20.072 tấn).

- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản theo giá hiện hành đạt 2.782,7 tỷ đồng (mục tiêu NQĐH 2.668 tỷ đồng); theo giá so sánh 2010 đạt 1.879,78 tỷ đồng (mục tiêu NQĐH là 1.852 tỷ đồng).

- Trồng mới 1.725 ha rừng; trong đó: Trồng rừng sản xuất 1.700 ha; trồng cây phân tán thực hiện 25ha. Khai thác 1.700 ha rừng sản xuất.

trong năm 500 ha; lưu gốc 1.600 ha).

- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) đạt 6.318 tỷ đồng (mục tiêu NQĐH là 6.318 tỷ đồng); giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành đạt 8.775 tỷ đồng (mục tiêu NQĐH là 7.518 tỷ đồng).

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội đạt 4.200 tỷ đồng, (mục tiêu NQĐH là 2.230 tỷ đồng).

- Thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 180 tỷ đồng tăng 34 tỷ đồng so với chỉ tiêu tỉnh giao (mục tiêu NQĐH là 178,6 tỷ đồng). Thu cân đối ngân sách (không bao gồm cả tiền sử dụng đất, học phí, viện phí) là 84,4 tỷ đồng (mục tiêu NQĐH là thu cân đối ngân sách bao gồm cả tiền sử dụng đất, học phí, viện phí là 172 tỷ đồng).

- Tạo việc làm mới cho trên 4.930 lao động (trong đó: Xuất khẩu lao động 80 người). Lũy kế từ năm 2016 đến năm 2020 đã giải quyết việc làm cho 25.263 người (mục tiêu NQĐH là 23.000 lao động); xuất khẩu lao động 589 người (mục tiêu NQĐH là 500%).

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 60% (mục tiêu NQĐH là 60%); tỷ lệ qua đào tạo nghề 40% (mục tiêu NQĐH là 40%).

- Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 5,81% (giảm 3,5%/năm) (mục tiêu NQĐH: Tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm bình quân 3,5% trở lên, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020).

3.1.3. Đánh giá chung

- Huyện Sơn Dương nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Tuyên Quang, với hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc giao lưu, thông thương với các địa phương trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó với các điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc phát triển ngành du lịch văn hoá lịch sử và du lịch sinh thái.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn nhiều yếu kém nhất là hệ thống giao thông, mặt khác lại là địa hình vùng núi nên các nhiệm vụ liên quan đến ngoại nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

- Huyện có lợi thế về phát triển du lịch nhất là du lịch về nguồn huyện có mức thu nhập bình quân đầu người khá cao so với một số huyện trong tỉnh

- Dịa bàn hyện có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên công tác dân vận cần thực hiện tốt để mọi người hiểu rõ và ủng hộ chủ trương của Đảng và Nhà Nước trong việc tuân thủ các quy định về pháp luật đất đai.

3.2. Đánh giá thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện

Sơn Dương

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất Huyện Sơn Dương năm 2020

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng hồ sơ địa chính huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (Trang 40 - 45)