Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng hồ sơ địa chính huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (Trang 39)

+ Biên tập các bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation V8i

+ Sử dụng phần mềm Gcadas để xây dựng CSDL và sử dụng phần mềm VILIS 2.0 để vận hành CSDL.

+ Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính:

- Phương pháp kiểm nghiệm thực tế: Kiểm nghiệm qua việc thử

nghiệm khai thác, ứng dụng cơ sở dữ liệu vào một số nhiệm vụ cụ thể phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai như:

+ Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

+ Cập nhật, chỉnh lý biến động dữ liệu địa chính trong cơ sở dữ liệu,...

CSDL địa chính Dữ liệu kê khai ĐK, cấp GCN, 3. Xây dựng dữu liệu thuộc tính địa chính Bản đồđịa chính hoàn chỉnh 2. Xây dựng dữ liệu không gian địa chính

Kiểm tra dữ liệu không gian, thuộc tính địa chính

4. Xây dựng siêu dữ liệu địa chính

Dữ liệu không gian địa chính Dữ liệu thuộc tính địa chính 1. Thu thập, đánh giá tài liệu

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Giới thiệu khái quát địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Sơn Dương nằm về phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm thành phố Tuyên Quang khoảng 30km về phía Đông Nam, cách thủ đô Hà Nội 104 km và cách cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài 78 km theo hướng Quốc lộ 2C. Địa giới hành chính huyện được xác định như sau:

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí hành chính huyện Sơn Dương

- Phía Đông Nam giáp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên;

- Phía Nam, Đông Nam giáp các huyện Tam Đảo, Lập Thạch và Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc;

- Phía Tây Nam giáp 2 huyện Phù Ninh và huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ; - Phía Tây Bắc giáp huyện Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

3.1.1.2. Khí hậu

Khí hậu của huyện Sơn Dương có đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu Bắc Á và được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều (từ tháng 4 đến tháng 9); mùa đông lạnh, khô (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau). Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 280C, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 mm-1.800 mm, độ ẩm bình quân hàng năm khoảng 85-87%. Thời tiết phân chia 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 8 hàng năm, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 3 năm sau liền kề. Chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa, độ ẩm tương đối cao khoảng 70 - 80%.

3.1.1.3. Địa hình

Địa hình của huyện trải dài khoảng 100km và bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao như núi Lịch và một số dãy núi khác, hình thành nên kiểu địa hình vùng núi cao, núi thấp và đồi thoải lượn sóng xen kẽ với các thung lũng; địa hình đồi bát úp và các cánh đồng phù xa nhỏ hẹp ven sông, và các sông, suối. Có 2 con sông lớn chảy qua địa phận huyện đó là sông Lô và sông Phó Đáy. Sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc chảy qua tỉnh Hà Giang xuống Tuyên Quang và đi vào địa phận huyện Sơn Dương với diện tích lưu vực gần 2.000 km2, lưu lượng nước lớn nhất là 11.700 m3/s, lưu lượng nước nhỏ nhất là 128 m3/s; sông Lô có tiềm năng vận tải tốt, nhiều tài nguyên cát, sỏi vật liệu xây dựng và là tuyến đường thuỷ quan trọng, nối huyện với các

tỉnh lân cận. Sông Phó đáy bắt nguồn từ vùng núi Tam Tạo (Chợ Đồn - Bắc Kạn) với diện tích lưu vực khoảng 640 Km2. Sông Phó Đáy có lòng sông hẹp, nông, khả năng vận tải thuỷ rất hạn chế. Ngoài hai sông lớn trên, huyện Sơn Dương còn có nhiều con suối nhỏ khác liên kết với nhau tạo thành mạng lưới theo lưu vực các sông chính. Hệ thống sông ngòi huyện Sơn Dương là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân nhân trên địa bàn huyện, đồng thời chứa đựng tiềm năng phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ. Do độ dốc lớn, lòng sông hẹp, nên cũng thường gây nguy hiểm và gây lũ lụt ở nhiều vùng thấp vào mùa mưa.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện đã vượt qua khó khăn, phấn đấu thực hiện thắng lợi cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, cụ thể:

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 39,2 triệu đồng/người/năm (mục tiêu NQĐH Đảng bộ huyện là 43 triệu đồng/người/năm) (so với tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP) của tỉnh dự kiến năm 2020 là 46 triệu đồng/người/năm).

- Tổng sản lượng lương thực đạt 86.959 tấn, trong đó: Thóc 66.887 tấn, ngô 20.072 tấn).

- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản theo giá hiện hành đạt 2.782,7 tỷ đồng (mục tiêu NQĐH 2.668 tỷ đồng); theo giá so sánh 2010 đạt 1.879,78 tỷ đồng (mục tiêu NQĐH là 1.852 tỷ đồng).

- Trồng mới 1.725 ha rừng; trong đó: Trồng rừng sản xuất 1.700 ha; trồng cây phân tán thực hiện 25ha. Khai thác 1.700 ha rừng sản xuất.

trong năm 500 ha; lưu gốc 1.600 ha).

- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) đạt 6.318 tỷ đồng (mục tiêu NQĐH là 6.318 tỷ đồng); giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành đạt 8.775 tỷ đồng (mục tiêu NQĐH là 7.518 tỷ đồng).

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội đạt 4.200 tỷ đồng, (mục tiêu NQĐH là 2.230 tỷ đồng).

- Thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 180 tỷ đồng tăng 34 tỷ đồng so với chỉ tiêu tỉnh giao (mục tiêu NQĐH là 178,6 tỷ đồng). Thu cân đối ngân sách (không bao gồm cả tiền sử dụng đất, học phí, viện phí) là 84,4 tỷ đồng (mục tiêu NQĐH là thu cân đối ngân sách bao gồm cả tiền sử dụng đất, học phí, viện phí là 172 tỷ đồng).

- Tạo việc làm mới cho trên 4.930 lao động (trong đó: Xuất khẩu lao động 80 người). Lũy kế từ năm 2016 đến năm 2020 đã giải quyết việc làm cho 25.263 người (mục tiêu NQĐH là 23.000 lao động); xuất khẩu lao động 589 người (mục tiêu NQĐH là 500%).

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 60% (mục tiêu NQĐH là 60%); tỷ lệ qua đào tạo nghề 40% (mục tiêu NQĐH là 40%).

- Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 5,81% (giảm 3,5%/năm) (mục tiêu NQĐH: Tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm bình quân 3,5% trở lên, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020).

3.1.3. Đánh giá chung

- Huyện Sơn Dương nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Tuyên Quang, với hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc giao lưu, thông thương với các địa phương trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó với các điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc phát triển ngành du lịch văn hoá lịch sử và du lịch sinh thái.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn nhiều yếu kém nhất là hệ thống giao thông, mặt khác lại là địa hình vùng núi nên các nhiệm vụ liên quan đến ngoại nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

- Huyện có lợi thế về phát triển du lịch nhất là du lịch về nguồn huyện có mức thu nhập bình quân đầu người khá cao so với một số huyện trong tỉnh

- Dịa bàn hyện có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên công tác dân vận cần thực hiện tốt để mọi người hiểu rõ và ủng hộ chủ trương của Đảng và Nhà Nước trong việc tuân thủ các quy định về pháp luật đất đai.

3.2. Đánh giá thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện

Sơn Dương

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất Huyện Sơn Dương năm 2020

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) I Tổng diện tích 78.795,2 100 1 Đất nông nghiệp NNP 70.260,0 89,17

1,1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 25.665,3 32,57

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 16.385,1 20,79

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 7.569,3 9,61

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 8.815,8 11,19 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 9.280,3 11,78

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 43.505,2 55,21

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 29.573,7 37,53

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 3.942,3 5,00

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 9.989,2 12,68

TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1.4 Đất làm muối LMU - - 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 84,9 0,11

2 Đất phi nông nghiệp PNN 7.222,1 9,17

2.1 Đất ở OTC 1.459,3 1,85

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1.381,4 1,75

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 77,8 0,10

2.2 Đất chuyên dùng CDG 3.856,3 4,89

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 34,1 0,04

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 5,5 0,01 2.2.3 Đất an ninh CAN 159,5 0,20 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 184,1 0,23 2.2.5

Đất sản xuất, kinh doanh phi

nông nghiệp CSK 574,0 0,73

2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 2.899,2 3,68

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 8,6 0,01

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 5,7 0,01

2.5

Đất làm nghĩa trang, nghĩa

địa, nhà tang lễ, NHT NTD 211,8 0,27 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 1.661,8 2,11 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 18,6 0,02 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,0 0,00

3 Đất chưa sử dụng CSD 1.313,0 1,67

TT Loại đất Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 126,7 0,16 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 1.010,4 1,28

( Nguồn: UBND huyện Sơn Dương)

Từ số liệu hiện trạng các loại đất trên địa bàn huyện Sơn Dương đã phản ánh một số nội dung sau:

- Huyện Sơn Dương có thế mạnh sản xuất nông nghiệp và tỷ trọng về nông nghiệp trong nền kinh tế tỉnh còn cao diện tích đất nông nghiệp chiếm 89,17 % tổng diện tích tự nhiên trong đó đất rừng sản xuất chiếm 37,53 %, đất trồng cây hàng năm chiếm 20,79 %

- Người dân đã biết tận dụng lợi thế về đất đai khắc phục các khó khăn về địa hình, giao thông để cải tạo đất thể hiện ở tỷ lệ đất chưa sử dụng rất thấp chỉ chiếm 1,67 % trong đó chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng chiếm 0,16 % và đất núi đá không có rừng cây chiếm 1,28 % đất bằng chưa sử dụng chỉ chiếm 0,22 %

- Ngoài ra đất dành cho phát triển công nghiệp còn rất kiêm tốn chỉ chiếm 0,73 % đây là nguyên nhân dẫ đến huyện Sơn Dương có nền kinh tế tỷ trọng Công nghiệp thấp so với một số tỉnh lân cận, điều này được minh chứng bằng tỷ lệ đất ở tại đô thị của tỉnh chỉ đạt 0,1 % đây là tỉ lệ thấp. Muốn phát triển kinh tế cần thiết phải đô thị hóa, phát triển khu công nghiệp đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông đây là mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài của huyện.

3.2.2. Thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Đến nay toàn huyện đã cấp được 152.252 giấy chứng nhận với diện tích 34.736,2 ha/37.379,6 ha diện tích cần cấp (đạt 92,9 % diện tích cần cấp), trong đó:

+ Nhóm đất nông nghiệp: Đã cấp được 115.710 giấy chứng nhận với diện tích 33.488 ha (đạt 92,8 % diện tích cần cấp)

+ Đối với nhóm đất phi nông nghiệp: Đã cấp được 36.543 giấy chứng nhận với diện tích 1.248,2 ha (đạt 95,5 % diện tích cần cấp).

Bảng 3.2. Kết quả cấp giấy chứng nhận QSD đất đến hết năm 2020

STT Loại đất Diện tích cần cấp Kết quả cấp GCN DT chưa cấp GCN Số giấy Diện tích Tỷ lệ Lũy kế đến 15/12/2020 37,379.6 152,252.0 34,736.2 92.9 2,643.4 1 Nhóm đất nông nghiệp 36,073.0 115,710.0 33,488.0 92.8 2,585.0 Đất sản xuất nông nghiệp 18,770.3 92,358 18,303.6 97.5 466.7 Đất lâm nghiệp 16,837.0 22,229 14,727.2 87.5 2,109.8 Đất nuôi trồng thuỷ sản 465.7 1,123 457.2 98.2 8.5 2 Nhóm đất phi nông nghiệp 1,306.6 36,543.0 1,248.2 95,5 58.4 Đất ở tại nông thôn 1,214.1 31,283.0 1,163.9 95,9 50.2 Đất ở tại đô thị 92.5 5,260.0 85.0 92.4 7.5

3.2.3. Thực trạng hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Sơn Dương

* Hiện trạng hồ sơ địa chính

Hồ sơ địa chính huyện Sơn Dương được lập tương đối đầy qua các giai đoạn; hiện nay hồ sơ địa chính được quản lý, sử dụng phục vụ các yêu cầu trong công tác quản lý, sử dụng đất đai tại đia phương. Thực trạng hệ thống tài liệu hồ sơ địa chính huyện Sơn Dương cụ thể như sau:

Bảng 3.3. Thống kê số lượng hồ sơ địa chính huyện Sơn Dương

TT Tên tài liệu ĐVT Dạng

giấy Dạng số Thời gian lập 1 Bản đồ địa chính Tờ 2.679 2.679 Năm 2012 2 Sổ mục kê đất đai Quyển 220 220 Năm 2018

3 Sổ địa chính Quyển 350 350 Năm 1918

4 Bản đồ giải thửa 299 Tờ 900 900 Năm 1995 5 Hồ sơ kê khai, đăng ký Hồ sơ 458.969 Năm 2019 6 Sổ theo dõi cấp GCN Quyển 80 80 Năm 2018 7 Sổ đăng ký biến động đất

đai Quyển 65

65 Năm 2018

(Nguồn số liệu: từ Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Tuyên Quang)

- Hệ thống bản đồ địa chính và các loại sổ địa chính (gồm: Sổ Mục kê đất đai, Sổ Địa chính, Sổ Theo dõi cấp Giấy chứng nhận QSD đất, Sổ Đăng ký biến động đất đai):

- Bản đồ địa chính được đo đạc, thành lập năm 2012 theo quy định về bản đồ địa chính chính quy tổng số 2.679 tờ trên 33 xã thị trấn. Bao gồm các tài liệu giấy tờ theo quy định đo đạc địa chính như: (Bản mô tả ranh giới thửa đất, phiếu xác nhận diện tích tới các chủ sử dụng; phiếu kết quả đo đạc thửa đất, bản quét giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;…).

- Công tác cập nhật, chỉnh lý biến động không được thực hiện thường xuyên theo quy định, chưa đồng bộ giữa 03 cấp tỉnh, huyện và xã; từ đó dẫn tới tài liệu lưu trữ tại các cấp không được đồng nhất, khó đáp ứng được các yêu cầu công tác.

- Hệ thống bản đồ giải thửa 299: Hệ thống bản đồ giải thửa 299 của huyện được đo đạc, thành lập từ các năm 1985 - 1990 trên địa bàn. Tài liệu đã được sử dụng để thực hiện đăng ký ruộng đất, cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp và phục vụ các yêu cầu công tác quản lý đất đai tại huyện trong nhiều năm từ khi được đo đạc thành lập đến thời điểm huyện được đo đạc lập bản đồ địa chính đến nay tài liệu này được sử dụng để xác định nguồn gốc và phục vụ việc giải quyêt các vụ việc liên quan đến tranh chấp, kiến nghị…Tuy nhiên, hệ thống tài liệu bản đồ này được đo đạc, thành lập bằng phương pháp thủ công nên độ chính xác có nhiều hạn chế, hơn nữa nhiều khu vực hiện nay đã có biến động lớn, trong khi đó tài liệu bản đồ chưa được cập nhật chỉnh lý thường xuyên nên hệ thống bản đồ giải thửa 299 hiện nay ít đáp ứng được các yêu cầu công tác thường xuyên; chủ yếu được sử dụng để làm tài liệu tham khảo, xác minh nguồn gốc đất đai phục vụ một số nhiệm vụ công tác thường có yêu cầu xem xét các tài liệu, số liệu có tính lịch sử như: công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất; công tác hòa giải, giải quyết tranh chấp về đất đai…

- Hệ thống bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính đất Lâm nghiệp đầy đủ tại 3 cấp nhưng công tác cập nhật biến động không thường xuyên và liên tục do chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ hoàn chỉnh chủ yếu vẫn dự vào các tài liệu dạng giấy

* Đánh giá về thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng hồ sơ địa chính huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (Trang 39)