Chức năng tạo Hồ sơ kỹ thuật thửa đất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng hồ sơ địa chính huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (Trang 68 - 78)

3.3.2. Đánh giá kết quả đạt được

- Nhận thức của người quản lý: Thông qua việc xây dựng CSDL thị trấn Sơn Dương đã phần nào thay đổi được tư duy nhận thức của lãnh đạo quản lý và đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về ứng dụng CNTT trong quản lý đất đai đã phá bỏ một tảng băng lớn trong lối tư duy kiểu cũ phải nhìn thấy, sờ thấy mới tin tưởng để sử dụng và khẳng định một điều là không ứng dụng CNTT thì việc quản lý đất đai trong thời đại 4.0 là không hiệu quả từ đó đề ra các chính sách, tầm nhìn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để dần hoàn thiện CSDL về đất đai.

- Là nhân tố để nhân rộng: Qua việc triển khai vận hành CSDL đất đai của thị trấn Sơn Dương đã gợi mở cho công chức viên chức ngành Tài nguyên và Môi trường về việc quyết tâm xây dựng CSDL đất đai vì nó không phải là quá khó khăn mà có thể làm được từ mô hình và cách thức triển khai ở thị trấn Sơn Dương từ mô hình này sẽ đề xuất với huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang để nhân rộng mô hình ra 33 xã thị trấn trên địa bàn huyện.

- Tạo niềm tin cho người dân và doanh nghiệp: Khi người dân của thị trấn đến để thực hiện các giao dịch về đất đai như trích lục thửa đất, tra cứu thông tin, đăng ký biến động...sẽ được cán bộ thao tác trên máy tính và cho ra kết quả ngay từ đó tạo sự tin tưởng và phấn khởi cho người dân và doanh nghiệp đồng tình ủng hộ

- Góp phần vào cải cách thủ tục hành chính: Trong bối cảnh hiện nay đất nước ta đang giảm thiểu các thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian thực hiện thì việc ứng dụng CNTT là giải pháp duy nhất qua đó sẽ giảm thiểu thời gian thực hiện TTHC và giảm nhân lực thực hiện, giảm gánh nặng từ ngân sách chi cho cán bộ nhà nước từ đó tăng thu hút đầu tư để phát triển kinh tế.

- Từng bước tiệm cận đến chính phủ số, chính quyền điện tử: Chính phủ số, chính quyền điện tử mà không có dữ liệu điện tử thì chỉ là khẩu hiệu,

do vậy việc xây dựng CSDL đất đai là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để xây dựng chính quyền điện tử và khi có dữ liệu điện tử thì sẽ có công dân điện tử như vậy mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử mới mang tính khả thi

Trong quá trình thực hiện luận văn đã thu thập được tổng số 112 mảnh bản đồ địa chính dạng giấy và dạng số định dạng *.dgn và các hồ sơ kê khai đăng ký của tất cả 22.713 thửa đất; 10.034 hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận. Công tác chuẩn hóa, cập nhật dữ liệu thuộc tính đã hoàn thiện

3.3.2.1. Về cơ sở dữ liệu không gian

Đã sử dụng phần mềm Gcadas để chuẩn hóa 112 tờ bản đồ, gán các thông tin thuộc tính của 22.713 thửa đất với tất cả các trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã có đối soát ngẫu nhiên để kiểm tra tính chính xác giữa thông tin sau khi chuẩn hóa và thông tin trên giấy lưu trữ tại máy tính cá nhân (giả lập làm máy chủ để tiến hành làm luận văn do Sở Tài nguyên và môi trường hiện nay chưa được đầu tư máy chủ để sử dụng vào mục đích vận hành cơ sở dữ liệu đất đai).

3.3.2.2. Về dữ liệu thuộc tính

Sau khi đã chuẩn hóa gán các thuộc tính thửa đất đã có trên bản đồ địa chính đã rà soát các thông tin còn thiếu khi gán từ bản đồ địa chính, đã nhập bổ sung bằng phần mềm Vilis như thông tin về tài sản trên đất, thông tin về giấy chứng nhận, thông tin về nguồn gốc sử dụng đất... kết quả đã cập nhật được 22.713 thửa đất với tổng diện tích: 2.078 ha và 10.034 thửa đất có thông tin về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3.3.2.3. Khả năng vận hành

- Khi hoàn thiện các dữ liệu đẩy vào hệ thống, việc vận hành rất thuận tiện đã sử dụng tối ưu các công cụ của hệ thống như kê khai đăng ký, trích lục thửa đất, chỉnh lý hồ sơ địa chính...

- Việc tìm kiếm thông tin về thửa đất không cần đến nhiều thời gian vào kho tìm kiếm mà nay chỉ cần một số thao tác trên hệ thống thì các thông tin sẽ được truy xuất

- Việc in giấy chứng nhận khi xuất hiện các thửa đất phát sinh thì từ khâu thẩm định đến khi in ra giấy chứng nhận, các loại sổ sách được tự động từ hệ thống đảm bảo tính chính xác đúng quy định của pháp luật.

3.3.2.4. Về an ninh, bảo mật dữ liệu

Trong thời gian thực hiện luận văn sử dụng đường trền chuyên dùng của Đảng nên vấn đề bảo mật là an toàn có đầy đủ hệ thống tường lửa, hệ thống bảo mật thông tin. Phạm vi của nội dung này là bài luận văn tốt nghiệp nên chưa sử dụng cài ở máy chủ và phân quyền cho các cán bộ có quyền phù hợp với chức năng của mỗi người, khi triển khai nhân rộng hệ thống sẽ phân quyền đến từng cán bộ và có chế độ Bakup dữ liệu định kỳ, lưu lại vết của từng thao tác nên việc hỏng, mất dữ liệu là rất khó sảy ra

3.3.2.5. Đánh giá ưu, nhựơc điểm khi vận hành CSDL

a) Ưu điểm

+ Hệ thống vận hành trơn tru không có lỗi hệ thống

+ Cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai + Thao tác sử lý các quy trình thực hiện đơn giảm trực quan

b) Nhược điểm

+ Việc cài đặt máy chủ phức tạp nếu không có chuyên môn về CNTT thì rất khó khăn trong quá trình thực hiện

+ Việc kết nối các máy chủ, máy trạm khó thực hiện kết nối do việc khai báo giao thức kết nối phức tạp.

+ Cơ sở dữ liệu địa chính chưa liên thông với CSDL các ngành khác nêm việc giải quyết các nghiệp vụ phát sinh còn mang tính chất nội bộ của ngành chưa phát huy hết hiệu quả

+ Hệ thống chưa hoạt động độc lập vẫn phải dựa một số phần mềm nền khác như Agis, SQL và chưa cung cấp đầy đủ các chức năng để thực hiện độc lập.

3.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu huyện Sơn Dương chính và xây dựng cơ sở dữ liệu huyện Sơn Dương

3.4.1. Thuận lợi, khó khăn

3.4.1.1. Thuận lợi

+ Được sự đồng thuận về chủ trương thực hiện của lãnh đạo tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc hiện đại hóa nghành Tài nguyên và Môi trường

+ Toàn bộ hyện Sơn Dương đã được đo đạc địa chính chính quy

+ CSDL đã xây dựng được cơ bản các thông tin thuộc tính và đồ họa 33/33 xã thị trấn

+ Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, CSDL đất đai đã cơ bản hoàn thiện để áp dụng.

3.4.1.2. Khó khăn

+ Nguồn lực đầu tư của tỉnh cho việc hiện đại hóa ngành Tài nguyên và Môi trường còn hạn chế

+ Cơ sở dữ liệu đã xây dựng chưa đạt chuẩn theo quy định hiện nay + Cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường chưa thay đổi thói quen sử dụng Công nghệ thông tin trong quản lý, sử lý công việc

+ Phần mềm chưa hoàn thiện, đồng bộ với các lĩnh vực khác như hệ thống 1 cửa điện tử, CSDL giao dịch bảo đảm, hệ thống ngân hàng, kho bạc....

+ Việc cài đặt, lưu trữ dữ liệu chưa đảm bảo an toàn an ninh.

3.4.2. Đề xuất một số giải pháp

Để bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước trogn lĩnh vực đất đai và nâng cao chất lượng hồ sơ địa chính, CSDL địa chính của địa phương cần thực hiện những giải pháp như:

- Quan tâm trú trọng đến khâu lập, chỉnh lý Hồ sơ địa chính, xây dựng CSDL địa chính, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện

nhiệm vụ, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ở cơ sở sớm tìm ra các hạn chế sai sót để kịp thời khắc phục.

- Cần có sự phối hợp chỉ đạo của các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai từ Trung ương đến địa phương. Các cơ quan quản lý cần có hướng dẫn và quy định cụ thể đối với công tác xây dựng CSDL. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, quy định nhất là về các quy chế quản lý, quy trình kỹ thuật về CSDL, giao dịch điện tử, liên thông dữ liệu.

- CSDL địa chính đã được xây dựng theo các quy định, quy chuẩn của Nhà nước. Khi có biến động về ranh giới thửa đất, chủ sử dụng, tính pháp lý… cán bộ làm hồ sơ phải chỉnh lý thao tác nghiệp vụ ngoài thực địa và được dựng hình trên máy tính bằng phần mềm chuyên dụng để tránh những sai xót không đáng có xảy ra.

- Hoàn thiện hạ tầng cơ sở, trang thiết bị để vận hành CSDL giúp khai thác, sử dụng có hiệu quả CSDL đã xây dựng.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin cho ngành, chuyển đổi tư duy quản lý vận hành truyền thống trước đây sang quản trị hệ thống hiện đại.

- Việc xây dựng CSDL phải được coi là công tác bắt buộc, nếu đo đạc, đăng ký cấp Giấy chứng nhận hoàn thiện mà không tiến hành xây dựng CSDL ngay thì kết quả đo đạc, đăng ký cấp Giấy chứng nhận sẽ bị lạc hậu, không kịp cập nhật các biến động vào CSDL dẫn đến tình trạng CSDL không còn phù hợp so với hiện trạng quản lý đất đai. Ngoài ra các đơn vị đã được đầu tư xây dựng CSDL xong cần được đưa vào khai thác, sử dụng, quản lý…

- Tăng cường nguồn lực tài chính, thực hiện trích 10% thu từ đất để đầu tư lại cho việc xây dựng dữ liệu về đất đai để tăng cường nhân lực, vật lực hiện đại hóa ngành. Hiện nay việc trích nguồn thu 10% về đất đai còn hạn chế do nhiều nguyên nhân, ngân sách địa phương thấp chủ yếu thu từ nguồn thu từ đất đai bình quân tỉnh Tuyên Quang thu hàng năm từ đất đai chiếm 25% tổng thu với khoảng trên 600 tỷ/ năm như vậy 10% khoảng 60 tỷ/ năm nhưng

thực tế mức chi cho các hoạt động về quản lý đất đai rất thấp khoảng 10 tỷ /năm.

- Huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để tham gia việc xây dựng CSDL địa chính. Hiện nay CSDL đất đai trên địa bàn tỉnh gần như chưa có mà đây là chìa khóa để quản lý, sử dụng đất có hiệu quả nên nội dung này cần quan tâm đẩy mạnh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết Luận:

1.1. Huyện Sơn Dương là huyện nằm phía nam tỉnh Tuyên Quang đây là huyện gần Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên nên có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế trong thời gian qua Huyện Sơn Dương phát triển kinh tế mạnh mẽ thu hút nhiều nhà đầu tư trong khu công nghiệp như khu công nghiệp Sơn Nam, Phúc ứng.

1.2. Về thực trạng hồ sơ địa chính: Số lượng không đầy đủ lưu trữ tại 3 cấp. Hồ sơ thực hiện qua nhiều thời kỳ Công tác lưu trữ, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính còn nhiều hạn chế; nguồn tài liệu được sử dụng hầu hết là dạng giấy, chồng chéo nhiều nguồn tài liệu khác nhau và không được cập nhật chỉnh lý thường xuyên khi có biến động, dẫn đến việc quản lý, tra cứu, cập nhật chỉnh lý và giải quyết các vấn đề liên quan trong lĩnh vực đất đai gặp nhiều khó khăn.

1.3. Về cơ sở dữ liệu địa chính: Đã xây dựng được 33/33 xã phường địa chính nhưng chưa được chuẩn hóa theo quy định hiện nay việc vận hành CSDL chưa thực hiện được do thiếu kinh phí để chuẩn hóa, tích hợp trên địa bàn huyện và cơ sở vật chất chưa đáp ứng được khi vận hành trên hệ thống máy chủ máy trạm, chưa hoàn thiện kết nối với các CSDL các ngành có liên quan.

1.4. Về khối lượng đã thực hiện: Trong quá trình thực hiện đề tài đã tiến hành kê khai đăng ký đất đai, biên tập chuẩn hóa toàn bộ 112 tờ bản đồ địa chính đưa vào xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính với trên 22 nghìn thửa đất. Dữ liệu không gian địa chính hoàn chỉnh tích hợp đầy đủ các đối tượng không gian theo nội dung bản đồ địa chính. Dữ liệu thuộc tính địa chính tích hợp đầy đủ thông tin thuộc tính và được lưu trữ ở khuôn dạng *.LIS và *.BAK, Sản phẩm CSDL địa chính địa chính hoàn thành đã được thử nghiệm vận hành,

khai thác, sử dụng và đáp ứng phục vụ tốt các nhiệm vụ chuyên môn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

1.5. Trong quá trình thực hiện đề tài gặp phải một số khó khăn tồn tại như: Việc thu thập tài liệu, số liệu dạng giấy để đánh giá thực trạng về hồ sơ địa chính trên địa bàn huyên gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian do việc lưu trữ, cơ sở vật chất phục vụ việc lưu trữ, sổ sách ghi chép không khoa học....Thu thập dữ liệu dạng số không tập chung tại một thiết bị do các cán bộ chủ yếu thực hiện nhiệm vụ tại các máy đơn nên việc thu thập mất nhiều thời gian; Việc chuẩn hóa dữ liệu không gian mất nhiều thời gian do nhiều nguyên nhân trong đó có nguên nhân do công tác thành lập bản đồ địa chính chưa thực sự đảm bảo theo quy phạm đề ra. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất một số giải pháp gồm thay đổi thể chế, chế tài; nhân lực, tài chính nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

2. Kiến nghị

Căn cứ kết quả đánh giá hiện trạng hồ sơ địa chính huyện Sơn Dương, CSDL huyện Sơn Dương và kết quả đạt được khi xây dựng CSDL thị trấn từ đó luận văn đã đưa ra bốn nhóm giải pháp chính nêu trong đề tài để hướng đến mục tiêu hiện đại hóa ngàng Tài nguyên và Môi trường hướng tới chính phủ số, chính quyền điện tử góp phần minh bạch hóa công tác giải quyết thủ tục hành chính về đất đai làm bàn đạp để phát triển kinh tế trên địa bàn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, Quy định về hồ sơ địa chính.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, Quy định về bản đồ địa chính.

4. Luật đất đai năm 2013. Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

5. Đàm Xuân Vận (2009), Bài giảng cao học hệ thống thông tin địa lý , Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

6. Đào Xuân Bái (2005), Hệ thống hồ sơ địa chính, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tổng cục Địa chính (1995), Công văn số 647-CV/ĐC ngày 31/05/1995 của Tổng cục Địa chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh số 60 -CP của Chính phủ.

8. Trần Quốc Bình (2004), Tập bài giảng Hệ thống thông tin đất đai (LIS), ĐHKHTN-ĐHQGHN, Hà Nội.

9. Thạc Bích Cường (2005),Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội

10. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sơn dương, Báo cáo Kết quả thực hiện công tác Tài nguyên và Môi trường năm 2016, 2017....

11.Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang, Dự án đo đạc và xây dựng CSDL đất đai tỉnh Tuyên Quang

12. Trung tâm Viễn thám - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Hướng dẫn sử dụng phần mềm ViLIS 2.0, Hà Nội.

13. Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng hồ sơ địa chính huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (Trang 68 - 78)