Thống kê số lượng hồ sơ địa chính huyện Sơn Dương

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng hồ sơ địa chính huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (Trang 49 - 53)

TT Tên tài liệu ĐVT Dạng

giấy Dạng số Thời gian lập 1 Bản đồ địa chính Tờ 2.679 2.679 Năm 2012 2 Sổ mục kê đất đai Quyển 220 220 Năm 2018

3 Sổ địa chính Quyển 350 350 Năm 1918

4 Bản đồ giải thửa 299 Tờ 900 900 Năm 1995 5 Hồ sơ kê khai, đăng ký Hồ sơ 458.969 Năm 2019 6 Sổ theo dõi cấp GCN Quyển 80 80 Năm 2018 7 Sổ đăng ký biến động đất

đai Quyển 65

65 Năm 2018

(Nguồn số liệu: từ Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Tuyên Quang)

- Hệ thống bản đồ địa chính và các loại sổ địa chính (gồm: Sổ Mục kê đất đai, Sổ Địa chính, Sổ Theo dõi cấp Giấy chứng nhận QSD đất, Sổ Đăng ký biến động đất đai):

- Bản đồ địa chính được đo đạc, thành lập năm 2012 theo quy định về bản đồ địa chính chính quy tổng số 2.679 tờ trên 33 xã thị trấn. Bao gồm các tài liệu giấy tờ theo quy định đo đạc địa chính như: (Bản mô tả ranh giới thửa đất, phiếu xác nhận diện tích tới các chủ sử dụng; phiếu kết quả đo đạc thửa đất, bản quét giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;…).

- Công tác cập nhật, chỉnh lý biến động không được thực hiện thường xuyên theo quy định, chưa đồng bộ giữa 03 cấp tỉnh, huyện và xã; từ đó dẫn tới tài liệu lưu trữ tại các cấp không được đồng nhất, khó đáp ứng được các yêu cầu công tác.

- Hệ thống bản đồ giải thửa 299: Hệ thống bản đồ giải thửa 299 của huyện được đo đạc, thành lập từ các năm 1985 - 1990 trên địa bàn. Tài liệu đã được sử dụng để thực hiện đăng ký ruộng đất, cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp và phục vụ các yêu cầu công tác quản lý đất đai tại huyện trong nhiều năm từ khi được đo đạc thành lập đến thời điểm huyện được đo đạc lập bản đồ địa chính đến nay tài liệu này được sử dụng để xác định nguồn gốc và phục vụ việc giải quyêt các vụ việc liên quan đến tranh chấp, kiến nghị…Tuy nhiên, hệ thống tài liệu bản đồ này được đo đạc, thành lập bằng phương pháp thủ công nên độ chính xác có nhiều hạn chế, hơn nữa nhiều khu vực hiện nay đã có biến động lớn, trong khi đó tài liệu bản đồ chưa được cập nhật chỉnh lý thường xuyên nên hệ thống bản đồ giải thửa 299 hiện nay ít đáp ứng được các yêu cầu công tác thường xuyên; chủ yếu được sử dụng để làm tài liệu tham khảo, xác minh nguồn gốc đất đai phục vụ một số nhiệm vụ công tác thường có yêu cầu xem xét các tài liệu, số liệu có tính lịch sử như: công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất; công tác hòa giải, giải quyết tranh chấp về đất đai…

- Hệ thống bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính đất Lâm nghiệp đầy đủ tại 3 cấp nhưng công tác cập nhật biến động không thường xuyên và liên tục do chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ hoàn chỉnh chủ yếu vẫn dự vào các tài liệu dạng giấy

* Đánh giá về thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính

Hồ sơ địa chính không đầy đủ theo quy định và số lượng tại ba cấp còn thiếu nhiều. Thông tin trên hồ sơ không được cập nhật thường xuyên liên tục nên thông tin không đồng bộ, không phù hợp với hiện trạng

- Đánh giá về nội dung hồ sơ địa chính

Hồ Sơ địa chính được lập qua nhiều thời kỳ và cơ bản chỉ có ở dạng giấy nên tính toàn vẹn và đầy đủ hồ sơ còn hạn chế cụ thể như hồ sơ lưu ba cấp chưa đầy đủ, việc chỉnh lý biến động chưa thường xuyên dẫn đến việc không thống nhất giữa thông tin trên hồ sơ và thông tin hiện trạng gây khó khăn trong việc quản lý đất đai đặc biệt là sử lý các nội dung liên quan đến giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo.

- Đánh giá hiệu quả hồ sơđịa chính trong quản lý đất đai

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình khắc phục những tồn tại hạn chế của hệ thống hồ sơ địa chính tại huyện Sơn Dương nhưng để giải quyết bài toán nhằm hoàn thiện hồ sơ địa chính để quản lý đất đai phát huy tính hiệu quả và hạn chế đơn thư khiếu nại là vấn đề khó khăn do rất nhiều nguyên nhân như nhân lực còn thiếu; hồ sơ thất lạc, công tác bảo quản không tốt và nguyên nhân quan trọng là kinh phí để dành cho việc thành lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính không có.

3.2.4. Thực trạng về cơ sở dữ liệu địa chính

3.2.4.1. Thực trạng về cơ sở dữ liệu địa chính

- Cơ sở dữ liệu địa chính đã được triển khai thực hiện tại 33 xã, thị trấn với 458.969 thửa đất, diện tích 78.795,2 ha. Tuy nhiên, đối với hạng mục xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thực hiện theo thiết kế kỹ thuật - dự toán được phê duyệt trước đây (phê duyệt năm 2008, điều chỉnh năm 2012) hiện nay không còn phù hợp với quy định tại Thông tư số 05/2017/TT-BTNMT ngày 25/04/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

- Theo thiết kế sản phẩm CSDL địa chính sẽ được tích hợp, quản lý, vận hành theo mô hình tập trung tại cấp tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường) và kết nối tới cấp huyện, cấp xã qua đường truyền mạng để khai thác, sử dụng, cập nhật dữ liệu theo phân quyền quy định tuy nhiên do kinh phí chưa cấp đủ để xây dựng CSDL theo quy định hiện hành nên CSDL này mới dừng lại ở cấp xã và chưa vận hành chưa được nên hiệu quả từ việc xây dựng CSDL chưa cao.

3.2.4.2. Đánh giá về việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính - Đánh giá về tính đầy đủ, tính thống nhất theo quy định: - Đánh giá về tính đầy đủ, tính thống nhất theo quy định:

Như đã phân tích trên CSDL huyện Sơn Dương được thiết kế từ năm 2012 tại thời điểm này các văn bản quy phạm pháp luật quy định về cơ sở dữ liệu địa chính chưa đầy đủ do vậy các dữ liệu về thuộc tính cũng như đồ họa chưa đầy đủ theo quy định tại Thông tư 75/2015/TT-BTNMT cũng như Thông tư 05/2017/TT-BTNMT nên việc vận hành và sử dụng CSDL này là khó khăn trong việc vận hành, đặc biệt việc tích hợp lên CSDL cấp huyện và cả nước

- Khả năng vận hành

Hiện nay CSDL địa chính huyện Sơn dương vẫn chưa thể đưa vào vận hành bởi:

+ Chưa tích hợp được vào CSDL cấp huyện + Chuẩn các thông tin chưa theo TT75 - Hiệu quả trong quá trình sử dụng

Chưa phát huy hiệu quả nếu không có hướng giải quyết căn cơ như đầu tư kinh phí để chuẩn hóa lại thông tin thuộc tính và thông tin đồ họa.

3.2.5. Hiện trạng công tác đo đạc địa chính

- Về tỷ lệ đo phủ trùm bản đồ địa chính chính quy: Từ năm 2012 Tỉnh Tuyên Quang đã chọn huyện Sơn Dương để thực hiện đo đạc địa chính chính quy bao phủ 100% diện tích toàn huyện với tổng diện tích trên 78.783 ha đây

là điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện cũng như thuận lợi trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong khi đó cả tỉnh Tuyên Quang mới đo địa chính bao phủ được tỷ lệ khoảng 35%

- Sơn Dương là huyện phía Nam ít đồi núi tỷ lệ đất nông nghiệp cao dẫn đến bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 chiếm 90,8 % đây là thuận lợi lớn cho công tác quản lý đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

Thực trạng công tác đo vẽ bản đồ địa chính thể hiện tại bảng 3.4 và

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng hồ sơ địa chính huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (Trang 49 - 53)