Tổng hợp kết quả bồi thường, hỗ trợ tại

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án đường vành đai v vùng thủ đô hà nội đoạn qua thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 60)

Phổ Yên

ĐVT: VNĐ

STT Kết quả Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ (%)

1 Bồi thường về đất ở 2.407.500.000 2,16 2 Bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp 2.593.452.900 2,33 3 Bồi thường về tài sản, vật kiến trúc 69.325.967.021 62,31 4 Bồi thường về cây cối, hoa màu 2.062.655.900 1,84 5 Hỗ trợ di chuyển mồ mả 128.847.000 0,12 6 Hỗ trợ khác và thưởng 34.744.299.000 31,23

Tổng tiền bồi thường, hỗ trợ 111.262.721.821 100

(Nguồn: Ủy Ban nhân dân thị xã Phổ Yên)

Công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng là một khâu quan trọng trong quá trình thực hiện đề án, là khâu quyết định tiến độ thành công

của dự án. Chính vì vậy, mà sau khi nhận được các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy Thái Nguyên và UBND tỉnh Thái Nguyên, Thị xã Phổ Yên đã triển khai nhanh chóng công tác bồi thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng. Trình tự các bước được thực hiện nghiêm túc đúng quy định.

Đến thời điểm hiện nay công tác bồi thường giải phóng mặt tại dự án đường vành đai V vùng thủ đô Hà Nội đi qua địa bàn xã Tiên Phong và Phường Đồng Tiến đã hoàn thiện với tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ dự án là 111.262.721.821 đồng.

Trong đó: Kết quả bồi thường về tài sản, vật kiến trúc trên đất bị thu hồi với tổng số kinh phí cao nhất 69.325.967.021 đồng, chiếm tỷ lệ 62,31%; tiếp theo là công tác hỗ trợ khác và thưởng đối với các hộ dân bàn giao đất đúng thời gian quy định 34.744.299.000 đồng, chiếm tỷ lệ 31,23%; kinh phí bồi thường đất nông nghiệp là 2.593.452.900 đồng, chiếm tỷ lệ 2,33%; kinh phí bồi thường về đất ở là 2.407.500.000 đồng, chiếm tỷ lệ 2,16% và ít nhất là kinh phí hỗ trợ di chuyển mồ mã với tổng kinh phí là 128.847.000đồng, chiếm tỷ lệ 0,12%.

Như vậy, qua kết quả chúng ta nhận thấy công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với dự án đường vành đai V vùng thủ đô Hà Nội đi qua địa bàn xã Tiên Phong và Phường Đồng Tiến đã được thị xã Phổ Yên thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và hiệu quả. Nhằm thúc đẩy dự án nhanh hoàn thiện theo đúng kế hoạch đề ra.

3.3. Đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường và hỗ trợgiải phóng mặt bằng đến đời sống, việc làm của các hộ dân khi Nhà nước giải phóng mặt bằng đến đời sống, việc làm của các hộ dân khi Nhà nước thu hồi đất

3.3.1. Tác động của dự án đến việc làm của người dân khi Nhà nước thu hồi đất hồi đất

Bảng 3.12: Trình độ văn hoá, chuyên môn của số người trong độ tuổi lao động tại dự án

Chỉ tiêu Tổng số (người) Tỷ lệ (%)

Số người được hỏi 80 100

1. Trình độ học vấn

- Tiểu học 08 10,00

- Trung học cơ sở 19 23,75

- Phổ thông trung học 35 43,75

- Trên Phổ thông trung học 18 22,50 2. Phân theo độ tuổi

- Từ 15-35 tuổi 39 48,75

- Trên 35 tuổi 41 51,25

3. Số lao động chưa qua đào tạo 31 38,75

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua số liệu điều tra tại bảng số 3.12 cho thấy: Trong tổng số 80 người trong độ tuổi lao động tại các hộ dân bị thu hồi đất được hỏi thì số người có trình phổ thông trung học chiếm tỷ lệ cao nhất là 35 người, chiếm tỷ lệ 43,75%; tiếp theo là số số lao động có học vấn cấp trung học cơ sở là 19 người, chiếm tỷ lệ 23,75%; số người có trình độ học vấn trên phổ thông trung học là 18 người, chiếm tỷ lệ 22,50% và thấp nhất là số người có trình độ học vấn cấp tiểu học là 08 người, chiếm tỷ lệ 10,0%.

Số lao động chưa qua đào tạo là 31 người, chiếm tỷ lệ 38,75% trong tổng số người được điều tra, những người này chủ yếu là những lao động nông nghiệp hoặc buôn bán nhỏ lẻ, lao động tự do.

lao động được điều tra tại dự án có trình độ học vấn tương đối. Số lao động ở cấp trung học phổ thông và cấp trên trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao.

Bảng 3.13: Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất

Chỉ tiêu điều tra

Trước khi thu hồi đất Sau thu hồi đất 1 năm Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 1. Số hộ điều tra 80 100 80 100 2. Số nhân khẩu 359 359

3. Số người trong độ tuổi lao động 229 63,79 231 64,34

+Làm nông nghiệp 95 26,46 75 20,89

+ Làm việc trong các doanh nghiệp 41 11,42 45 12,53 + Buôn bán nhỏ, dịch vụ 22 6,13 23 6,41

+ Cán bộ, công chức 18 5,01 18 5,01

+ Làm nghề khác 18 5,01 29 8,08

+ Không có việc làm 11 3,06 15 4,18

+ Số người làm việc ở nơi khác 24 6,68 26 7,24 4. Số người ngoài độ tuổi lao động 130 36,21 128 35,65

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua kết quả của việc thu hồi đất để phục vụ cho dự án đường vành đai V vùng thủ đô Hà Nội đi qua địa bàn xã Tiên Phong và Phường Đồng Tiến cho thấy diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là rất lớnđể phục vụ dự án dẫn đến nhiều lao động nông nghiệp không còn đất để sản xuất hoặc nếu còn thì cũng ít. Khi đất nông nghiệp chưa bị thu hồi thì số lớn người dân trên địa bàn có nguồn thu nhập chính dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Hiện nay, nhiều lao động nông nghiệp tại xã Tiên Phong và phường Đồng Tiến đã phải tìm kiếm các nguồn sinh kế thay thế như chuyển sang buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ là bán hàng ăn sáng, bán rau, cho những người sống trong và quanh khu vực,

một số người lại chuyển sang làm công nhân tại các công ty, hay chuyển sang các nghề khác như lao động thời vụ tại các công trình xây dựng, cũng có rất nhiều người lại tìm kiếm công việc mới ở nơi khác.

Qua bảng 3.13 ta thấy: Số nhân khẩu trong 80 hộ điều tra là 359 người. Số lao động trong độ tuổi lao động trước thu hồi đất là 229 người, sau khi thu hồi đất 1 năm số người trong độ tuổi lao động đã tăng lên 02 người so với trước khi thu hồi đất là 231 người, chiếm tỷ lệ 64,34%. Số người ngoài độ tuổi lao động là trước khi thu hồi đất là 130 người, sau khi thu hồi đất số người này giảm 02 người còn 128 người. chiếm tỷ lệ 35,65%

Trong đó số lao động tham gia vào các công việc như:

+ Sau khi thu hồi đất 1 năm số lao động làm nông nghiệp giảm 20 người so với trước khi thu hồi đất chỉ còn 75 người, chiếm tỷ lệ 20,89%.

+ Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp sau khi thu hồi đất tăng lên 04 người so với trước khi thu hồi đất là 45 người, chiếm tỷ lệ 12,53%.

+ Sau khi thu hồi đất số lao động tham gia buôn bán nhỏ, dịch vụ tăng lên 01 người tổng là 23 người, chiếm tỷ lệ 6,41%.

+ Sau khi thu hồi đất 1 năm số lao động chuyển đổi sang ngành nghề khác như lao động tự do: chạy xe ôm, sipper tăng 11 so với trước khi thu hồi đất là 29 người, chiếm tỷ lệ 8,08%.

+ Số lao động đi tìm công việc ở những nơi khác sau khi thu hồi đất 1 năm tăng 02 người so với trước khi thu hồi đất.

+ Số lao động không có việc làm tăng 04 người so với trước khi thu hồi đất là 15 người, chiếm tỷ lệ 4,18%

+ Chỉ duy nhất là số lượng cán bộ công chức không thay đổi sau khi thu hồi đất 1 năm so với trước khi thu hồi đất

Qua điều tra chúng tôi thấy số lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất họ không còn đất canh tác nên đa số họ chuyển đổi sang các công việc lao động tự do, ai thuê gì làm thế, phần còn lại buôn bán nhỏ như bán rau, bán

thịt, nấu rượu bán các nhà hàng. Một số người chuyển sang sản xuất kinh doanh. Đối với những hộ gần đường quốc lộ họ bán hàng tạp hóa, sửa chữa xe, máy móc, quán bia nhậu…Ngoài ra, một số hộ lại tham gia lao động thời vụ tại các công trường đang thi công của dự án.

3.3.2. Tác động của dự án đến thu nhập của người dân khi Nhà nước thu hồi đất hồi đất

Bảng 3.14: Thu nhập bình quân của người dân trước và sau thu hồi đất 1 năm trước và sau thu hồi đất 1 năm

Thu nhập Trước khi thu

hồi đất (đồng)

Sau khi thu hồi đất (đồng)

Thu nhập bình quân của hộ/năm 97.000.000 200.000.000 Thu nhập bình quân đầu người /năm 30.000.000 60.000.000 Thu nhập bình quân đầu người /tháng 2.500.000 5.000.000

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua bảng 3.14 ta thấy:

+ Trước khi thu hồi đất thu nhập bình quân đầu người/ tháng của các hộ dân là 2.500.000 đồng/tháng, thu nhập bình quân đầu người/năm là 30.000.000 đồng và thu nhập bình quân của hộ/năm là 97.000.000đồng. Sau thời gian thu hồi đất 1 năm thu nhập của các hộ dân đã có những cải thiện rõ rệt thu nhập đầu người tháng đã tăng gấp đôi lên 5.000.000đồng so với trước khi thu hồi đất; thu nhập bình quân đầu người/năm tăng lên 60.000.000đồng và thu nhập bình quân của hộ/năm đã tăng lên 200.000.000đồng.

Sở dĩ, thu nhập của đa số các hộ dân trước khi thu hồi đất có thu nhập không ổn định, chủ yếu là lao động nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi và một số người lao động thời vụ, làm thuê và buôn bán nhỏ lẻ nên thu nhập của người dân không cao. Sau thu hồi đất các hộ gia đình đa số vẫn canh tác trên

diện tích đất nông nghiệp còn lại. Một số hộ làm thêm những công việc thời vụ hoặc đầu tư vào chăn nuôi để tăng thêm thu nhập, có những hộ còn tìm được công việc thời vụ tại dự án như vận chuyển nguyên vật liệu, tham gia xây dựng tại dự án nên có thêm thu nhập. Ngoài ra, những hộ dân sau khi bị thu hồi đất họ được nhận kinh phí bồi thường về đất và tài sản trên đất nên một số hộ sử dụng kinh phí để kinh doanh, một số hộ gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Chính vì vậy nhìn một cách tổng thể thì thu nhập của các hộ đều tăng nhẹ sau khi thu hồi đất 1 năm.

Tuy nhiên, các nguồn thu đó thiếu bền vững và tiềm ẩn những bất ổn về việc làm với lực lượng lao động nông thôn nói chung. Nông dân không có việc làm hoặc thiếu việc làm ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng cũng chưa được cải thiện. Chính vì, vậy công tác hỗ trợ chính sách học nghề, hướng nghiệp các các hộ dân bị thu hồi đất là vô cùng cần thiết.

3.3.3. Mức độ hài lòng của người dân về công tác bồi thường và hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án Đường vành đai V vùng thủ đô Hà Nội đoạn qua xã phóng mặt bằng dự án Đường vành đai V vùng thủ đô Hà Nội đoạn qua xã

Tiên Phong và phường Đồng Tiến thị xã Phổ Yên

Bảng 3.15: Kết quảđiều tra về mức độ hài lòng của người dân về công tác bồi thường và hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án Đường vành đai V vùng thủđô Hà Nội đoạn qua xã Tiên Phong và phường Đồng Tiến thị

xã Phổ Yên TT Hạng mục Mức BT Nguyên nhân, ý kiến Số phiếu Tỷ lệ 1 Bồi thường đất Thoảđáng 77 96,25 Chưa thỏa đáng 3 3,75 Giá đất thấp 2 Bồi thường tài sản, cây cối, hoa màu

trên đất Thỏa đáng 76 95,00 Chưa thỏa đáng 04 5,00 Giá đất thấp 3 Các chính sách hỗ trợ Thỏa đáng 79 98,75 Chưa thỏa đáng 01 1,25 Giá đất thấp

Tổng 80 100

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Ý kiến của các hộ dân bị thu hồi đất về chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB được thể hiện tại bảng 3.15 cho thấy:

+ Số hộ dân có ý kiến đánh giá về giá bồi thường về đất thỏa đáng chiếm tỷ lệ 96,25%, số hộ dân đánh giá về giá bồi thường về đất không thỏa đáng là 3,75% với ý kiến cho rằng giá bồi thường về đất còn thấp so với thị trường.

+ Ý kiến đánh giá về công tác bồi thường về tài sản, hoa màu, cây cối trên đất bị thu hồi có giá bồi thường thỏa đảng chiếm tỷ lệ cao 95,00%; số đánh giá không thỏa đáng là 5,00% ý kiến cho rằng giá bồi thường về đất còn thấp so với thị trường.

+ Ý kiến đánh giá về các chính sách hỗ trợ khác được người dân đánh giá thỏa đáng với tỷ lệ cao 98,75% và 1,25% là ý kiến đánh giá không thỏa đáng.

Sở dĩ, vẫn có một số ý kiến đáng giá về công tác bồi thường chưa thỏa đáng vì các hộ dân này cho rằng giá bồi thường về đất thấp hơn so với giá đất hiện nay, ngoài ra các khoản hỗ trợ về tài sản gắn liền trên đất bị thu hồi cũng thấp nên một số hộ dân chưa đồng ý với giá bồi thường. Nhưng trong quá trình tuyên truyền và hướng dẫn của cán bộ phụ trách công tác bồi thường người dân đã chấp nhận các mức bồi thường và hỗ trợ của dự án.

3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng của địa phương trong thời gian tới phóng mặt bằng của địa phương trong thời gian tới

3.4.1. Thuận lợi, khó khăn

3.4.1.1. Thuận lợi

- Được sự quan tâm chỉ đạo, sát sao và sự phối kết hợp chặt chẽ của các ngành chức năng của UBND tỉnh Thái Nguyên và thị xã Phổ Yên luôn xác định công tác bồi thường GPMB là nhiệm vụ trọng tâm thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

- UBND thị xã Phổ Yên luôn đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, kịp thời nắm bắt những ý kiến phản ảnh của người dân; kịp thời đưa ra cách giải quyết những khó khăn vướng mắc từ đó góp phần đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Qua quá trình thực hiện các chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư đã thực hiện đúng các quy định, chính sách pháp luật, quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất bị thu hồi được đảm bảo, quá trình thực hiện công tác bồi thường GPMB công khai minh bạch, công bằng dân chủ, đã làm hạn chế việc đơn thư khiếu nại của nhân dân, đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai.

3.4.1.2. Khó khăn

- Nhận thức, tư tưởng và ý thức chấp hành chính sách pháp luật của một số bộ phận người dân có đất bị thu hồi vẫn chưa cao. Nhiều đối tượng còn muốn bồi thường những hạng mục và mức giá cao hơn trong quy định, ngoài ra còn có ý thức lôi kéo người dân không bàn giao đất khi chưa được đền bù theo yêu cầu.

- Mức giá bồi thường quy định trong khung giá của tỉnh còn thấp và còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với giá thực tế.

- Năng lực chuyên môn của một số cán bộ trực tiếp hiện công tác bồi thường GPMB còn nhiều hạn chế, ý thức còn chưa tốt, đôi khi còn hiện tượng sách nhiễu, tiêu cực, lách luật trục lợi cá nhân gây ảnh hưởng đến việc thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Công tác quản lý quy hoạch xây dựng tài sản trên đất nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng dự án còn nhiều hạn chế, vẫn còn để xảy ra tình trạng xây dựng cơ nới trên diện tích đã được quy hoạch gây mất công bằng trong nhân dân và thất thoát ngân sách nhà nước.

3.4.2 Một số giải pháp nâng cao cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng của địa phương trong thời gian tới bằng của địa phương trong thời gian tới

3.4.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại địa phương

Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đóng vai trò tích cực vừa thu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án đường vành đai v vùng thủ đô hà nội đoạn qua thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)