Thực trạng bồi thường và hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án đường vành đai v vùng thủ đô hà nội đoạn qua thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 25)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.3.1. Thực trạng bồi thường và hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại Việt Nam

1.3.1.1. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Thành phố Việt Trì,tỉnh Phú Thọ

Hiện nay, trên địa bàn TP. Việt Trì có 62 dự án đang tiếp tục triển khai thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng và giải quyết các tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng (Tạp chí Cộng sản, 2019).

Các dự án trọng điểm được Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng thành phố (Cơ quan thường trực của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành phố) tập trung chỉ đạo giải quyết các vướng mắc về giải phóng mặt bằng như: Dự án Hoàn thiện, tu bổ, tôn tạo hạ tầng cảnh quan Trung tâm lễ hội; dự án Hạ tầng kỹ thuật khu di tích lịch sử Đền Hùng giai đoạn 2016-2020; Hệ thống kênh tiêu đồng Láng Bỗng; Đường Nguyễn Du và hạ tầng hai bên đường; Cải tạo, gia cố và nâng cấp đường Âu Cơ; Khu nhà ở đô thị phía nam đồng Lạc Ngàn; Xây dựng Quảng trường Hùng Vương và Trung tâm DVTH Thành phố; Đường Vũ Thê Lang và hạ tầng kỹ thuật hai bên đường (đoạn từ nút E4 đến đường Nguyễn Tất Thành), TP. Việt Trì; Đường Phù Đổng; Đường Hoà Phong kéo dài đoạn C9-E7; Đường Trường Chinh; đường nối từ đường Hùng Vương qua khu công nghiệp Thụy Vân đi đê Sông Hồng; Hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở đồng Láng Cầu tại phường Minh Nông và phường Gia Cẩm; Khu nhà ở cao cấp Vương Cường; đường Thụy Vân-Thanh Đình-

Chu Hóa; Ao Thành đội phường Thọ Sơn; các dự án mở rộng khu công nghiệp Thụy Vân... Tập trung rà soát để đề xuất giải quyết vướng mắc tại dự án phụ trách trên địa bàn TP. Việt Trì.

Trong năm 2019, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng đã phối hợp với các chủ dự án thực hiện việc kiểm kê, lập và trình duyệt phương án bồi thường hỗ trợ, chi trả tiền bồi thường hỗ trợ; kiểm tra, rà soát, đôn đốc giải phóng mặt bằng và giải quyết các tồn tại, vướng mắc về bồi thường giải phóng mặt bằng (Tạp chí Cộng sản, 2019). Cụ thể:

- Đã tiến hành kiểm đếm 24,34 ha đất của 1.373 lượt hộ.

- Trình thẩm định phương án bồi thường hỗ trợ 12,23 ha đất của 534 lượt hộ với tổng số tiền 48,92 tỷ đồng.

- Phối hợp với các Chủ dự án tổ chức chi trả tiền đối với 839 lượt hộ trên 12,11 ha đất, với tổng số tiền 48,44 tỷ đồng.

- Tập trung kiểm tra, giải quyết và tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố giải quyết các vụ việc, đơn thư khiếu nại có liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

1.3.1.2. Công tác giải phóng mặt bằng ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Tường, là huyện có số đơn vị hành chính và quy mô dân số lớn nhất tỉnh Vĩnh Phúc. Trước đây, Vĩnh Tường được biết đến là huyện thuần nông, sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu, do vậy đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

Sau hơn 20 năm tái lập huyện, với chủ trương đẩy mạnh thu hút đầu tư, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, thu nhập bình quân trên đầu người ngày được nâng lên; năm 2018, đạt 41,5 triệu đồng/người, tăng 4,5 triệu đồng so với năm 2019, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt (Phòng Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, 2019).

Những năm qua, công tác giải phóng mặt bằng của huyện luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành của tỉnh, cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện đã chỉ đạo quyết liệt, vào cuộc tích cực để chỉ đạo thực hiện các bước trong công tác bồi thường- giải phóng mặt bằng, triển khai thực hiện các dự án, xây dựng các khu, cụm công nghiệp, tiêu biểu như: Cụm công nghiệp Đồng Sóc, Khu công nghiệp Chấn Hưng, Khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ thống kho vận và khu đô thị Thương mại Vĩnh Tường... đặc biệt là trong 2 năm (2018, 2019), Huyện đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực đất đai, bồi thường GPMB, quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng. Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ và nhân dân về lĩnh vực đất đai, bồi thường GPMB, tạo thuận lợi trong quá trình triển khai các dự án, bàn giao mặt bằng đúng thời hạn.

Kết quả cụ thể: Tính đến tháng 12/2019, Huyện đã thực hiện giải phóng mặt bằng được 317,48/377,17ha (đạt 84,17% so với kế hoạch). Trong đó, Cụm công nghiệp Đồng Sóc đã giải phóng mặt bằng được 40/44,98ha; Khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ thống kho vận và khu đô thị Thương mại Vĩnh Tường đã giải phóng mặt bằng được 84/154,17ha; Khu đô thị du lịch sinh thái Vĩnh Thịnh - An Tường đã GPMB được 2,16/4,81ha. Riêng Khu Công nghiệp Chấn Hưng, Hội đồng Bồi thường- giải phóng mặt bằng (BT-GPMB) đã chi trả tiền đất dịch vụ cho 597/662 hộ phải chi trả; thực hiện phá vỡ bờ vùng, bờ thửa khoảng 50ha tại một số thôn đã hoàn thành xong chi trả tiền đất dịch vụ cho nhân dân. Góp phần đẩy nhanh tiến độ đầu tư của các doanh nghiệp vào huyện (Phòng Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, 2019).

Thành phố Hạ Long có nhiều dự án trọng điểm đang được triển khai, nên vấn đề về mặt bằng, quỹ đất gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy, từ nhiều năm nay TP Hạ Long đã xác định giải phóng mặt bằng (GPMB) là nhiệm vụ trọng tâm và tập trung cao độ cho thực hiện nhiệm vụ này. Qua đó, góp phần tích cực trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tạo diện mạo mới cho thành phố du lịch. Công tác giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề phức tạp, là nút thắt trong các khâu triển khai dự án của doanh nghiệp, khâu này vướng thì ảnh hưởng lớn đến các khâu sau, nhất là tiến độ thi công xây dựng các dự án trọng điểm. Chính vì thế, công tác giải phóng mặt bằng được lãnh đạo thành phố quan tâm đặc biệt, điều này được thể hiện trên tất cả các hoạt động liên quan đến giải quyết thủ tục đất đai, quy hoạch, xây dựng, bồi thường giải phóng mặt bằng kịp thời để các doanh nghiệp đầu tư thực hiện dự án (Báo Quảng Ninh, 2019)

Để đảm bảo quyền lợi cho các hộ dân, Trung tâm Phát triển quỹ đất của thành phố tổ chức rà soát, thống kê, tích cực xuống địa bàn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của người dân, kịp thời phát hiện những bất hợp lý, những vấn đề mới phát sinh, báo cáo, đề xuất hướng xử lý với thành phố. Đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh, kinh doanh tự phát dưới lòng đường... có biện pháp cương quyết đối với những trường hợp cố tình không chấp hành, qua đó đảm bảo được tiến độ bàn giao đất cho chủ đầu tư triển khai các dự án (Báo Quảng Ninh, 2019).

Năm 2018, TP Hạ Long thực hiện giải phóng mặt bằng đối với 63 dự án, ảnh hưởng tới 3.126 hộ dân. Thành phố đã huy động cả hệ thống chính trị cùng tham gia; thành lập tổ công tác về GPMB do đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố làm Tổ trưởng để tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác này một cách công khai và nghiêm túc. Bởi vậy, dù số lượng dự án lớn và liên quan đến nhiều hộ dân, nhưng hầu hết đều đã giải phóng mặt bằng đúng tiến

độ, không có dự án nào vì vướng mặt bằng mà ảnh hưởng đến việc triển khai dự án của các doanh nghiệp và chủ đầu tư.

Từ cách làm này, trong năm qua, TP Hạ Long đã bàn giao đất và tạo điều kiện cho các dự án được triển khai thuận lợi như: Nâng cấp cải tạo QL18 Hạ Long - Mông Dương, đường Nguyễn Văn Cừ, tỉnh lộ 336, 337, nút giao thông Loong Toòng, mở rộng QL18 đoạn từ cầu Bãi Cháy đến đường Hoàng Quốc Việt… (Báo Quảng Ninh, 2019)

Có thể khẳng định, nhờ làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong bồi thường GPMB, trên địa bàn TP Hạ Long đã có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng được tiến độ bàn giao đất cho chủ đầu tư, đặc biệt là các dự án trọng điểm, góp phần quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, giải ngân vốn xây dựng cơ bản, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (Báo Quảng Ninh, 2019)

1.3.2. Tình hình bồi thường giải phóng mặt bằng ở tỉnh Thái Nguyên

Trong mấy năm trở lại đây, quá trình tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh để giải phóng mặt bằng sử dụng cho các mục đích: Xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, đường giao thông, các dự án và các công trình đã đảm bảo đúng như theo quy trình của Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Từ năm 2013 đến nay, UBND tỉnh đã có rất nhiều chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi chẳng hạn như đã ban hành: Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND ngày 12/2/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, về việc phê duyệt bảng giá đất giai đoạn 2015 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Bộ, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Năm 2018, Thái Nguyên là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 27 về số dân, xếp thứ 14 vềtổng sản phẩm trên

địa bàn (GRDP), xếp thứ 12 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 9 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.268.300 người dân, GRDP đạt 98.547 tỉ Đồng (tương ứng với 4,2800 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 77,7 triệu đồng (tương ứng với 3.375 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,44% (Ủy Ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, 2017, 2018).

Được coi là một trong những địa phương đi đầu cả nước về thu hút đầu tư, Thái Nguyên đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ nhờ dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước. Thái Nguyên hiện có 135 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động, trở thành một trong những địa phương thu hút FDI lớn và hiệu quả nhất các tỉnh phía Bắc. Đáng chú ý, việc thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp (KCN) hằng năm đều có sự tăng trưởng, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2013 đến nay, tạo động lực cho địa phương phát triển công nghiệp và tạo đà phát triển kinh tế xã hội. Thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên cho thấy, nếu như trong vòng 11 năm đầu (từ năm 2001 đến năm 2012) dòng vốn FDI đầu tư vào các KCN còn khá “ì ạch” với kết quả chỉ thu hút được 9 dự án FDI vào cuối năm 2012 thì đến hết năm 2013, con số này đã tăng lên 24 dự án. Đáng nói, giai đoạn từ năm 2013 – 2016 được đánh giá là khoảng thời gian “vàng” trong thu hút đầu tư vào các KCN, bởi số dự án FDI tăng trưởng mỗi năm đạt tới hơn 17 dự án. Trong giai đoạn 2015-2020 chỉ tính riêng dự án (DA) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), Thái Nguyên đã thu hút được 108 DA (tăng 56 DA so với giai đoạn trước), với tổng vốn đầu tư thực hiện 5 tỷ USD. Trong đó, nhiều DA có quy mô lớn đến từ Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản như Nhà máy Alutec Vina của Hàn Quốc (vốn đầu tư 93,7 triệu USD); Nhà máy sản xuất vải áo sơ mi cao cấp của Hồng Kông (350 triệu USD). Tính đến nay, toàn tỉnh còn 156 DA FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 8,2 tỷ USD (Báo Thái Nguyên, 2019)

đồng bộ, chính quyền thân thiện, trong những năm gần đây, Thái Nguyên đã thu hút được rất nhiều Tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước vào đầu tư kinh doanh, tạo nên điểm sáng của cả nước về tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu có thể kể đến như:

- Dự án Khu công nghiệp Điềm Thụy nằm trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên và xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình (Thu hồi 180 ha đất ở và đất nông nghiệp của trên 2500 lượt hộ dân với tổng kinh phí bồi thường hỗ trợ trên 1500 tỷ đồng tính đến hết năm 2018) (Ủy Ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, 2017, 2018).

Hình 1: Xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Điềm Thụy tại xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên

- Dự án khai thác chế biến Khoáng sản Núi Pháo, huyện Đại Từ, Thái Nguyên của công ty cổ phần Tập đoàn Masan: Theo số liệu từ Masan, doanh thu năm 2018 của dự án Núi Pháo dự kiến là 5.000 tỷ đồng, đóng góp gần 3.200 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2015-2017 (Ủy Ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, 2017, 2018).

Hình 3: Quy hoạch dự án Khu tâm kinh Hồ Núi Cốc

Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên cũng đã và đang tập trung cao công tác giải phóng mặt bằng để triển khai một số dự án khác như Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc, Khu đô thị Nam Thái Nguyên...Để có được mặt bằng sạch cho các dự án thi công và đi vào triển khai hoạt động thì công lớn đầu tiên phải kể đến công tác Bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Trong việc thực hiện giải phóng mặt bằng tỉnh Thái Nguyên đã chủ động nghiên cứu kỹ các văn bản quy định, hướngdẫn của nhà nước về bồi thường giải phóng mặt bằng trên cơ sở đó căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội và nguồn nhân lực tại địa phương để đưa ra những quy định, hướng dẫn cụ thể về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh sao cho hợp lý nhất, phù hợp nhất đảm bảo lợi ích tối đa cho các bên liên quan nhưng vẫn tuân thủ đúng theo các quy định của nhà nước và pháp luật hiện hành (Ủy Ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, 2017, 2018).

1.3.3. Những ưu, nhược điểm về tình hình bồi thường và hỗ trợ giải phóng mặt bằng trong thời gian qua

1.3.3.1. Những mặt đạt được

gia, lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh; việc triển khai bồi thường và hỗ trợ giải phóng mặt bằng khá thuận lợi và ít gặp trở ngại từ phía người có đất bị thu hồi.

- Các quy định về bồi thường và hỗ trợ giải phóng mặt bằng ngày càng phù hợp hơn với quy luật kinh tế, quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của người có đất bị thu hồi; trình tự, thủ tục thu hồi đất ngày càng rõ ràng hơn.

1.3.3.2. Những mặt thiếu sót, yếu kém và vướng mắc

- Chưa giải quyết tốt việc làm cho người có đất bị thu hồi: Vì số lượng lớn người dân sống chủ yếu bằng nghề nông và đã nhiều đời làm nông nên sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất còn khó; số lượng ít người dân có thể đáp ứng được những công việc tại các công ty, doanh nghiệp...

- Chưa giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích giữa nhà đầu tư cần sử dụng đất với người có đất bị thu hồi. Đa số các dự án có giá bồi thường về đất còn thấp so với giá của thị trường nên đã gây ra những phải đối từ người bị thu hồi đất. Người dân mong muốn được bồi thường với giá cao hoặc bằng với giá thị trường hiện hữu, trong khi đó các nhà đầu tư bao giờ cũng mong

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án đường vành đai v vùng thủ đô hà nội đoạn qua thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)