Một số khó khăn, hạn chế chung trong quá trình thu hồi đất để phát

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án đường vành đai v vùng thủ đô hà nội đoạn qua thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 39)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.3.3.3. Một số khó khăn, hạn chế chung trong quá trình thu hồi đất để phát

triển các khu đô thị và các công trình công cộng

Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu địa chính từ năm 2008 đến nay, thực tế còn nhiều khó khăn trong công tác bồi thường GPMB tại các địa phương nói chung như sau:

Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi hầu hết vùng đất thuận tiện để canh tác, sản xuất. Trong khi đó, giá bồi thường về đất thì thấp so với thị trường. Đối với các hộ dân bị thu hồi đất ở được hỗ trợ tái định cư thì khu tái định cư đa số là khu cách xa dân cư, xa trung tâm xã, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, đường xá đi lại khó khăn, công tác sản xuất gặp nhiều khó khăn.

1.3.4. Nghiên cứu trong nước về bồi thường và hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Các nghiên cứu về bồi thường, hỗ trợ cho người dân có đất bị thu hồi trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đang là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm. Do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này dưới nhiều góc nhiền khác nhau. Nổi bật trong số các nghiên cứu đó, có thể nêu ra một số công trình sau:

Tác giả Trần Đức Phương với luận án “Tái định cư ở thành phố Hà Nội: Nghiên cứu sự tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân” (Trần Đức Phương, 2015).

Tác giả Lê Thanh Trà, “Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” (Lê Thanh Trà, 2016)

Tác giả Lê Văn Lợi, “Những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển đô thị, khu công nghiệp và giải pháp khắc phục” (Lê Văn Lợi, 2013)

Từ những nghiên cứu trên đã đưa ra được những kết luận sau:

bằng

Chính sách bồi thường và hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế được Luật Đất đai 2003 quy định, cụ thể hóa các quy định đó bằng các Nghị định của Chính phủ... Theo các quy định mới của hệ thống pháp luật, vấn đề con người được đặt lên trước hết khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất. Người sử dụng đất hợp pháp luôn được pháp luật bảo hộ kèm với những chính sách cụ thể giúp người có đất bị thu hồi (đặc biệt là người nông dân) có đủ khả năng tái tạo lại tư liệu sản xuất tương đương với giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi, tài sản bị thiệt hại để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên cũng còn nhiều bất cập từ phía các chủ thể, là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng khiếu kiện gia tăng trong lĩnh vực đất đai hiện nay. Hậu quả thu hồi đất thấp, nhiều dự án bị chậm tiến độ do không giải phóng được mặt bằng là áp lực kìm hãm phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương trong cả nước.

1.3.4.2. Giá đất áp dụng trong bồi thường và hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Một trong những nội dung quan trọng của chính sách pháp bồi thường giải phóng mặt bằng đó là giá đất được áp dụng trong bồi thường và hỗ trợ . Vì khi bị thu hồi đất tất cả người dân đều mong chờ rằng giá bồi thường sẽ phần nào làm giảm đi những ảnh hưởng tiêu cực mà công tác thu hồi đất đem lại, từ những kinh phí bồi thường giúp người dân nhanh ổn định lại cuộc sống, sản xuất. Đối với người dân bị thu hồi đất nông nghiệp thường chịu thiệt thòi hơn người bị thu hồi đất phi nông nghiệp về mức, loại, khoản bồi thường bằng tiền. Vì giá bồi thường đối với đất nông nghiệp thường thấp hơn đất phi nông nghiệp. Ngoài ra, một số hộ dân sống chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp lâu năm khi bị thu hồi đất họ không còn đất để sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt làm ảnh hưởng đến đời sống lâu dài của người dân.

1.3.4.3. Về tình hình đời sống việc làm của các hộ dân có đất bị thu hồi a. Tình hình chung

Vấn đề đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi đang được khá nhiều cơ quan, đơn vị quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu. Do tốc độ đô thị hoá nhanh cùng với việc tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đường xá giao thông, khu công nghiệp và đô thị nên một diện tích lớn đất nông nghiệp đã phải chuyển đổi sang để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật…Số lượng diện tích đất nông giảm giảm mạnh làm ảnh hưởng không khó đến đời sống và việc làm của người dân bị thu hồi đất: mất đất canh tác, giảm thu nhập ....

Những tồn tại về lao động, việc làm do bị thu hồi đất sản xuất đã dẫn đến hậu quả: Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm so với chỉ tiêu, phân bố giàu nghèo rõ rệt, theo đánh giá của viện nghiên cứu địa chính thì năm 2008 trên cả nước, việc làm của các hộ bị thu hồi đất chủ yếu dựa vào SXNN (chiếm tới 60%), hộ làm dịch vụ 9,0%, hộ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 6,0% hộ xây dựng và thương nghiệp chiếm 2%. Thu hồi đất giải quyết việc làm đã tác động, làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ nông dân (53% hộ có thu nhập giảm so với trước, chỉ có 13% số hộ có thu nhập tăng hơn trước). Những năm gần đây, trong tổng số lao động bị mất đất sản xuất khu vực nông thôn, cả nước có khoảng 280.000 người di cư từ nông thôn đến các đô thị để tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, so với ít nhất 7 triệu lao động ở nông thôn hiện có đất canh tác do bị thu hồi đất phục vụ cho các công trình, dự án đầu tư trong và ngoài nước trong tiến trình CNH, HĐH. Hiện họ đang rất cần công ăn việc làm. Con số này chưa tính đến 85 vạn người bổ sung cho lực lượng lao động SXNN hàng năm. Trong khi đó, mỗi năm Việt Nam mất khoảng 73.300 ha đất nông nghiệp, chủ yếu công cho công nghiệp, giao thông, xây dựng khu đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn, tuy chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng quỹ đất và lao động hiện có nhưng kéo theo đó là công nhân, dân cư, dịch vụ tụ tập xung quanh nên có số này trên thực tế nhiều hơn.

thu hồi đất nông nghiệp.

Một số khó khăn thường gặp đó là:

- Để giải quyết công việc đối với các hộ dân khi bị thu hồi hết đất nông nghiệp là một khó khăn rất lớn, vì đa số thanh niên các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp có trình độ văn hóa thấp, trong khi để có một nghề chắc chắn đáp ứng chỗ làm việc trong các doanh nghiệp, phần lớn yêu cầu phải có trình độ từ phổ thông trung học. Ngoài ra, một số hộ dân thu hồi đất là những người đã có tuổi, ít va chạm với cuộc sống thị trường nên để hỗ trợ công việc mới là rất khó.

- Số tiền hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề chỉ đủ tham gia một khóa đào tạo ngắn hạn với ngành nghề đơn giản.

Có thể nói, hầu hết, chính quyền địa phương đều xác định được những khó khăn nêu trên. Nhận thức là như vậy nhưng trong thực tế, chính quyền Nhà nước ở địa phương chủ yếu vẫn áp dụng phương thức bồi thường bằng tiền...Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất vẫn đang là bài toán chưa có lời giải.

c. Một số đề tài nghiên cứu về tình hình đời sống việc làm của các hộ

dân có đất bị thu hồi.

- Năm 2005, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành khảo sát về tình hình sử dụng đất nông nghiệp xây dựng các khu công nghiệp và đời sống việc làm của người có đất bị thu hồi. Đây mới chỉ là khảo sát sơ bộ, tập trung vào việc thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp. Đề án được triển khai trên địa bàn 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Năm 2008, Viện nghiên cứu địa chính đã tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm cho người sử dụng đất bị thu hồi đất sản xuất ở một số tỉnh, thành phố thuộc các vùng kinh tế trọng điểm.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án đường vành đai v vùng thủ đô hà nội đoạn qua thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)