Kết quả thu nhận về hiện trạng công tác quản lý và thực thi quyền SHTT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở liên kết các nguồn thông tin (Trang 45 - 53)

CHƢƠNG 2 : HIỆN TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

2.2.2. Kết quả thu nhận về hiện trạng công tác quản lý và thực thi quyền SHTT

SHTT tại các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

2.2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý và thực thi quyền SHTT tại Thanh Hoá.

- Tại Sở KH&CN Thanh Hóa cơng tác quản lý và thực thi quyền SHTT đƣợc giao cho phòng quản lý chuyên ngành thuộc Sở; số cán bộ làm công tác quản lý và thực thi quyền SHTT 03 ngƣời, 100% đã đƣợc đào tạo, tập huấn về SHCN và có sự phối hợp chặt chẽ với Thanh tra sở; bộ phận làm công tác CNTT của Sở có 02 ngƣời quản lý tồn bộ trang thiết bị, mạng máy tính của cơ quan Sở; 01 lãnh đạo là Phó Giám đốc Sở phụ trách về CNTT, trƣởng ban biên tập Wesites của Sở.

- Tại Sở VH,TT&DL công tác quản lý và thực thi bản quyền tác giả giao cho phòng Quản lý Văn hóa phối hợp với Thanh tra Sở để thực hiện; số cán bộ làm công tác quản lý và thi bản quyền tác giả có 02 ngƣời, 50% đã đƣợc đào tạo, tập huấn về quản lý bản quyền tác giả; bộ phận làm cơng tác CNTT của Sở có 01 ngƣời phụ trách về CNTT, thuộc Văn phịng sở, có 01 Phó Giám đốc sở phụ trách.

- Tại Sở KH&ĐT công tác quản lý và thực thi quyền SHTT, thực chất là quản lý tên thƣơng mại của các doanh nghiệp; hiện đƣợc giao cho phòng quản lý đăng ký kinh doanh thực hiện; số cán bộ làm cơng tác này có 08 ngƣời, 75% đã đƣợc đào tạo, tập huấn các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, tin học phục vụ cho công tác quản lý đăng ký kinh doanh; trong q trình thực thi có sự phối hợp chặt chẽ với thanh tra Sở; bộ phận làm cơng tác CNTT của Sở có 02 ngƣời; 01 Phó Giám đốc Sở phụ trách.

45

- Tại Sở TT&TT Thanh Hóa cơng tác quản lý và thực thi quyền SHTT, chủ yếu là phối hợp để quản lý và thực thi về tên miền dịch vụ Internet, bản quyền phần mềm máy tính, các xuất bản phẩm trên địa bàn tỉnh; tổng số có 09 ngƣời thuộc các phịng, ban: Phịng quản lý CNTT có 05 ngƣời, phịng quản lý báo chí, xuất bản có 04 ngƣời; các cán bộ làm nhiệm vụ này có 50% đã đƣợc đào tạo, tập huấn các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ SHTT phục vụ cho cơng tác quản lý; trong q trình thực thi có sự phối hợp chặt chẽ với Thanh tra các Sở, có 01 Phó Giám đốc Sở phụ trách phịng Quản lý báo chí xuất bản và lãnh đạo phụ trách phịng Quản lý CNTT.

- Tại Chi Cục QLTT Thanh Hóa cơng tác quản lý và thực thi quyền SHTT đƣợc giao cho phòng quản lý chuyên ngành; số cán bộ chuyên làm công tác quản lý và thi quyền SHTT tại Chi cục có 05 ngƣời, tại mỗi đội quản lý thị trƣờng có 01 ngƣời, 100% đã đƣợc đào tạo, tập huấn về SHTT đặc biệt là công tác chống buôn lậu và hàng giả; là cơ quan thƣờng trực Ban chỉ đạo chống bn lậu, hàng giả của tỉnh (Ban 127) có 17 thành viên là lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; bộ phận làm công tác CNTT của Chi cục có 04 ngƣời, có 01 Chi cục trƣởng và 02 chi cục phó, trên các địa bàn cấp huyện có 15 đội QLTT trực thuộc Chi cục.

- Tại Cục Hải quan Thanh Hóa cơng tác quản lý và thực thi quyền SHTT có phịng quản lý chun ngành; số cán bộ chuyên làm công tác quản lý và thi quyền SHTT tại phòng là 07 ngƣời, 100% đã đƣợc đào tạo, tập huấn về SHTT, số cán bộ ứng dụng CNTT trong quản lý SHTT là 07 ngƣời, có 01 lãnh đạo là Phó cục trƣởng phụ trách, ngồi ra cịn có các cán bộ làm cơng tác hải quan ở các cửa khẩu, biên giới: Cửa khẩu Na Mèo – huyện Quan Sơn, Cửa khẩu Tén Tần- huyện Mƣờng Lát, cửa khẩu Bát Mọt, huyện Thƣờng Xuân là những của khấu thông thƣơng với nƣớc Lào và các cảng biển, cửa biển: Lệ Môn, Lạch trƣờng, Cảng Nghi Sơn, mỗi cửa khẩu, cửa biển có 01 đến 02 cán bộ đƣợc đào tạo, tập huấn về quản lý và thực thi quyền SHTT.

Nhìn chung tổ chức bộ máy thực thi quyền SHTT tại Thanh Hóa đã đƣợc hình thành ở tất cả các cơ quan chức năng, nhƣng một số đơn vị vẫn cịn bố trí cán bộ kiêm nhiệm nhiều việc khác nhau, nhƣ: Sở VH,TT&DL, Sở KH&ĐT, Sở TT&TT, số lƣợng cán bộ so với yêu cầu và tính chất cơng việc vẫn cịn thiếu hụt.

2.2.2.2. Cơng tác quản lý và thực thi quyền SHTT tại Thanh Hố. - Cơng tác tun truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về SHTT

46

Tại Thanh Hóa trong những năm gần đây công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về SHTT đã tổ chức bằng các hình thức: Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh thực hiện phổ biến Luật SHTT năm 2005, Luật sửa đổi năm 2009. Từ 2006 đến nay Sở KH&CN đã tổ chức 02 hội thảo để bàn các giải pháp về quản lý và thực thi quyền SHTT trên địa bàn, phát hành chuyên san KH&CN Thanh Hóa, tổng số có 03 bài viết có liên quan về cơng tác quản lý SHTT; Chi cục quản lý thị trƣờng đã tổ chức 06 Hội nghị tập huấn quyền SHTT cho lực lƣợng Quản lý thị trƣờng Thanh Hóa; phối hợp với Sở TT&TT tổ chức 01 đợt tập huấn kiến thức về CNTT cho cán bộ của Chi cục và cán bộ các đội QLTT; phối hợp với phịng Quản lý hành chính thƣơng mại Sở Cơng thƣơng tổ chức Hội nghị phổ biến về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rƣợu và thuốc lá cho các cơ sở sản xuất kinh doanh rƣợu, thuốc lá trên địa bàn; Phối hợp với Văn phòng luật sƣ Phạm và các liên doanh kinh doanh hàng hóa trên địa bàn tổ chức nhiều đợt truyên truyền và khuyến cáo về vi phạm SHCN trên địa bàn. Trong các dịp tết nguyên đán, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, có chuyên mục về chống hàng giả, hàng nhái thời lƣợng từ 3 đến 5 phút, thực hiện phát mỗi năm từ 5 đến 7 lần qua các bản tin.

- Công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật.

Chủ tịch UBND tỉnh Ban hành các quyết định kiện toàn thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả, vi phạm SHTT và gian lận thƣơng mại và Ban hành các Kế hoạch hàng năm để thực hiện.

Các đơn vị Sở KH&CN, Sở VH,TT&DL đã ban hành một số văn bản hƣớng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ và Ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện các thông tƣ hƣớng thực hiện các Nghị định của Chính phủ về lĩnh vực SHTT nhƣng trên phạm vi còn hẹp; Sở TT&TT ban hành văn bản hƣớng dẫn thực hiện các Thông tƣ của Bộ TT&TT về Nghị định số 97 của Chính phủ. Nhìn chung cơng tác ban hành các văn bản đƣợc các đơn vị thực hiện tƣơng đối đầy đủ, tuy nhiên các văn bản này chƣa đến đƣợc đầy đủ các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn. Mặt khác pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật của nƣớc ta đang trong q trình hồn thiện để phù hợp với các cam kết quốc tế trong tiến trình hội nhập, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần của nƣớc ta đang phát triển, nên trong việc hƣớng dẫn thực thi quyền SHTT vẫn còn nhiều văn bản chồng chéo, nội dung chƣa

47

thống nhất, tính hiệu lực chƣa cao do thiếu các chế tài hoặc các chế tài chƣa thực sự rõ ràng gây kẽ hở trong quản lý.

- Cấp và thực hiện các thủ tục liên quan đến SHTT.

Theo thống kê tại Sở KH&CN: Số lƣợng nhãn hiệu đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhƣ sau: Tính đến 2010, tồn tỉnh có 394 văn bằng SHCN đƣợc bảo hộ, trong đó có: 04 Bằng độc quyền sáng chế, Giải pháp hữu ích; 25 Bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp và 362 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Về thời gian đăng ký năm 2006: 33 nhãn hiệu; năm 2007: 57; năm 2008: 64; năm 2009:73. Một số doanh nghiệp có nhiều nhãn hiệu đăng ký nhƣ: Công ty cổ phần Vật tƣ y tế: 77; Công ty thuốc lá Thanh Hóa: 31; Cơng ty đá Quý Hảo: 17 nhãn hiệu đăng ký.

UBND huyện Nga Sơn, UBND huyện Hậu Lộc thực hiện xong 2 dự án: Xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý “Nga Sơn” cho sản phẩm cói Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa; Xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý “Hậu Lộc” cho sản phẩm Mắm tơm thuộc chƣơng trình hỗ trợ và phát triển tài sản trí tuệ của Doanh nghiệp; và đang tổ chức thực hiện dự án: Xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý “Luận Văn” cho sản phẩm Bƣởi Luận Văn – Thọ Xuân - Thanh Hóa.

Trong lĩnh vực Bản quyền tác giả trong thời gian từ 2008 đến nay Sở TT&TT cấp phép xuất bản nhiều bản tin nên số lƣợng các bài báo khoa học tăng lên đáng kể: Số lƣợng chuyên san đƣợc cấp phép theo tháng là 24, cấp phép theo năm là 02; số lƣợng các trang thông tin điện tử tổng hợp cho phép đăng tải thông tin các bài báo khoa học trên địa bàn tỉnh là 08; Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh đã thực hiện phối hợp với Tổng công ty truyền thông đa phƣơng tiện VTC phát sóng các chƣơng trình truyền hình của tỉnh thông qua kênh vệ tinh; các chuyên mục, nội dung phát sóng ngày càng phong phú. Sở VH,TT&DL đã phối hợp với Cục bản quyền tác giả cấp hƣớng dẫn cho 12 tập thể và nhiều cá nhân xin cấp phép bản quyền: Tập sách Dƣ địa chí cho các huyện, các tác phẩm chuyện, thơ của các tác giả trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Sở TT&TT phối hợp với Trung tâm Internet Việt Nam hƣớng dẫn các cơ quan nhà nƣớc các cấp trong tỉnh bảo hộ 180 tên miền tiếng Việt, và hƣớng dẫn đăng ký cấp phép đƣợc 22 tên miền cho các trang thông tin điện tử tổng hợp, báo điện tử của các đơn vị trên địa bàn tỉnh.

48

- Tổ chức hoạt động quản lý, giám sát về SHTT.

Trong giai đoạn từ 2006 đến tháng 8 năm 2011, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đƣợc giao quản lý, giám sát các hoạt động về SHTT, gồm: Thanh tra Sở KH&CN; Thanh tra Sở VH,TT&DL; TT&TT; Chi cục QLTT; Hải quan Thanh Hóa; Cơng an Thanh Hóa. Các lực lƣợng tham gia tổ chức hoạt động quản lý, giám sát về SHTT đƣợc bố trí trong các cơ quan tuy nhiều nhƣng đa phần là kiêm nhiệm, trình độ chuyên sâu về SHTT chƣa cao. Tuy nhiên các lực lƣợng đã tổ chức lồng ghép trong các chƣơng trình, nhƣ phối hợp theo chƣơng trình hoạt động của Ban chỉ đạo phịng chống buôn lậu, hàng giả, hàng giả và gian lận thƣơng mại của tỉnh để phối hợp với các cở sản xuất chân chính trong và ngồi tỉnh có nhãn hiệu nổi tiếng và các nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ đƣợc ngƣời tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ƣa chuộng đang bị làm giả trên thị trƣờng, tổ chức ký kết với các cơ sở kinh doanh để đảm bảo không kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền SHTT.

Thành lập các đồn kiểm tra liên ngành gồm có đại diện lãnh đạo và các cán bộ làm công tác SHTT, Thanh tra Sở KH&CN, Sở VH,TT&DL; TT&TT; Chi cục QLTT; Hải quan Thanh Hóa; Cơng an Thanh Hóa đã phối hợp với các đơn vị liên quan khác, tổ chức nhiều đồn cơng tác liên ngành thực hiện việc kiểm tra các nhãn hiệu hàng hóa tại các cửa hàng, đại lý, đặc biệt là thƣờng xuyên kiểm tra tại một số địa bàn: Thành phố Thanh Hóa, Thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn và các khu thị trấn, thị tứ, các cửa khẩu biên giới; qua kiểm tra đã phổ biến, hƣớng dẫn thêm nhiều kiến thức về SHTT cho các cửa hàng, đại lý để nâng cao nhận thức, trình độ hiểu biết về SHTT của các loại hàng hóa, dịch vụ. Các lĩnh vực kiểm tra, giám sát chủ yếu: Các mặt hàng phục vụ đời sống, tiêu dùng; các sản phẩm công nghiệp.

Hệ thống giám định về SHTT, chất lƣợng hàng hóa trên địa bàn tỉnh đƣợc thực hiện tại các cơ quan: Chi cục tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng; khoa xét nghiệm – Trung tâm Y tế dự phòng – Sở y tế; Trung tâm kiểm nghiệm dƣợc, vật tƣ y tế - Sở Y tế. Các hệ thống giám định quy định tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng cơ bản đã đáp ứng đƣợc yêu cầu; nhƣng hệ thống giám định về SHTT chƣa đáp ứng yêu cầu, phải gửi mẫu đi các cơ sở của Trung ƣơng.

Kết quả số liệu về tổ chức hoạt động quản lý, giám sát về SHTT từ 2001 đến tháng 8 năm 2011 của Ban chỉ đạo Hội nhập kinh tế quốc tế và Ban phịng chống bn lậu của tỉnh cho thấy:

49

Tổng số có: 4.390 vụ vi phạm SHTT, tổng số giá trị hàng hóa 8,87 tỷ đồng: Trong đó cơng an kiểm tra phát hiện 280 vụ, Chi cục QLTT: 2.621 vụ, Sở KH&CN: 526 vụ, Y tế: 670 vụ. Các sai phạm chủ yếu trong lĩnh vực SHTT được phát hiện là: Vỏ đệm giả nhãn hiệu: 256 chiếc, rượi giả nhãn hiệu: 19.694 chai, Bia giả nhãn hiệu: 16,638 chai (hộp), nước giải khát: 13.530 chai, mì chính, bột ngọt giả nhãn hiệu: 5,622 kg, văn hóa phẩm vi phạm bản quyền: 11.950 quyển (chiếc), linh kiện xe máy xâm phạm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp: 1.865 chiếc; Ke chống bão giả kiểu dáng: 32.830 chiếc; Thuốc lá giả nhãn hiệu: 509.230 bao; Nước rửa chén giả nhãn hiệu: 3.457 chai. [1]

Theo số liệu thống kê trong 12 tháng, từ tháng 6/2010 đến tháng 6/2011: Có 604 vụ hàng giả nhãn hiệu, vi phạm sáng chế, kiểu dáng và bản quyền SHTT.

Năm 2011, Cục Hải quan đã chỉ đạo và yêu cầu các chi cục trực thuộc, đội Kiểm soát Hải quan tăng cƣờng thực hiện các biện pháp kiểm soát biên giới về SHTT đối với các nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu gồm:

Nhãn hiệu KYOCERA và hình cho các sản phẩm hiện hình ảnh và thuốc hiện màu dùng cho máy sao chụp, máy Fax, máy in và các loại máy sao chụp khác của KYOCERA CORPORATION của Công ty cổ phần SHCN Investips.

Nhãn hiệu SANTAK cho sản phẩm cung cấp điện liên tục, hay còn gọi là bộ lƣu điện (UPS) của Công ty Eaton Phoenixtex MMPL Co., Ltd.

Nhãn hiệu Husqvarna và hình cho sản phẩm máy cƣa cầm tay của Công ty Husqvarna Aktiebolag.

Ngoài ra, theo số liệu thống kê của Sở TT&TT năm 2008 tình hình vi phạm bản quyền phần mềm máy tính trên địa bàn tỉnh có tỷ lệ 86%, từ 2008 đến 2009, Sở TT&TT đã triển khai phần mềm Microsoft Office cho 48 cơ quan sở ngành, UBND cấp huyện và triển khai ứng dụng nhiều phần mềm mã nguồn mở, nên tỷ lệ vi phạm bản quyền trong khối các cơ quan Nhà nƣớc giảm xuống còn gần 50% thuộc phạm vi mức độ vi phạm thấp theo đánh giá của các tổ chức quốc tế.

- Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định.

Qua thống kê tại Chi cục QLTT Thanh Hóa, cho thấy:

Năm 2006 và 2007, trong tổng số 38 vụ đƣợc kiểm tra, xử lý vi phạm quyền SHTT có 14 vụ vi phạm SHTT về Kiểu dáng cơng nghiệp, gồm các hình thức vi phạm: Kiểu dáng công nghiệp phụ kiện xe máy Honda; kiểu dáng công nghiệp nƣớc

50

rửa chén của các cơ sở sản xuất. Có 24 vụ về Nhãn hiệu hàng hóa: Mỳ chính giả nhãn hiệu Aone, Vedan; bình ga giả nhãn hiệu; mực in giả nhãn hiệu HP, Canon, Epson; bàn là giả nhãn hiệu; đề can giả nhãn hiệu. Tổng số xử phạt 131 triệu đồng. Đƣa ra tòa án xử lý 01 vụ vi phạm về tranh chấp Tên thƣơng mại “KIM CHUNG” (tên của doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc, đá quý) tại Thanh Hóa.

Kết quả thanh tra kiểm tra, năm 2008 - 2009 cho thấy: Tổng số vụ vi phạm SHTT đƣợc phát hiện 138 vụ, trong đó sách 06 vụ; chƣơng trình máy tính 03 vụ;

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở liên kết các nguồn thông tin (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)