Các tổ chức KH&CN thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Trang 37 - 41)

1.3.7 .Quản lý KH&CN

2.2. Các tổ chức KH&CN thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

Việt Nam

Các tổ chức KH&CN trực thuộc LHH các hội KH&KT Việt Nam thuộc khu vực kinh tế tập thể, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự chịu

trách nhiệm về các hoạt động của mình. Nguồn tài chính để các tổ chức KH&CN trực thuộc LHH các hội KH&KT Việt Nam hoạt động đến từ:

- Sự đóng góp từ các thành viên của tổ chức.

- Các hợp đồng dịch vụ KH&CN (với các pháp nhân, chủ yếu là các doanh nghiệp, hợp tác xã, với các cá nhân, chủ yếu là các hợp đồng tham gia các khóa đào tạo).

- Ngân sách nhà nƣớc (thông qua các đề tài, dự án của trung ƣơng hoặc địa phƣơng do đơn vị thắng thầu).

- Các tổ chức quốc tế (UNDP, UNSSCO…). - Các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài.

2.2.1. Các tổ chức Khoa học&Công nghệ trực thuộc Liên hiệp hội phát triển nhanh về số lượng triển nhanh về số lượng

Các tổ chức KH&CN trực thuộc LHH ra đời chủ yếu từ sau năm 1992 và phát triển nhanh từ sau khi Luật KH&CN có hiệu lực (1/1/2001) và nhất là sau khi Chính Phủ ban hành Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật KH&CN.

Từ các số liệu điều tra và thống kê của Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam, tác giả luận văn đã tiến hành tổng hợp và lập ra bảng 2.1 về số lƣợng các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam trong hai năm 2006-2008. Số lƣợng các tổ chức KH&CN trực thuộc LHH ghi trong bảng 2.1 cho phép nêu lên các nhận xét sau đây:

- Số lƣợng các tổ chức KH&CN trực thuộc LHH phát triển khá nhanh trong hai năm đã tăng xấp xỉ 1,4 lần (229/167).

- Số đơn vị có tên trung tâm tăng gấp 1,4 lần (171/122) - Số đơn vị có tên là văn phòng vẫn chỉ là duy nhất (1).

- Số đơn vị có tên là Liên Hiệp giảm đi 2 đơn vị, có thể là do giải thể.

Bảng 2.1: Số lƣợng các tổ chức KH&CN *

Năm Tổng số các tổ chức KH&CN

Trong đó phân theo tên gọi

Viện Liên hiệp

KH-SX Trung tâm Văn phòng

2006 167 28 17 122 1

2007 229 42 15 171 1

* Nguồn: LHH, [16] và [17]

Bảng 2.2: Phân bố trụ sở chính của các tổ chức KH&CN trực thuộc LHH các tỉnh/ thành phố * Năm Tổng số các tổ chức KH&CN Trụ sở chính đóng tại Hà Nội TP HCM Hải Phòng Hải Dƣơng Yên Bái Vĩnh Phúc Ninh Bình Quảng Bình Tây Nình 2006 167 149 12 3 - 1 1 1 2007 229 201 18 3 2 1 1 1 1 1 * Nguồn: LHH, [16] và [17]

2.2.2. Về tên gọi các tổ chức KH&CN trực thuộc

Tên gọi các tổ chức KH&CN trực thuộc LHH cũng theo quy định chung. Phổ biến nhất là tên gọi trung tâm: 171 đơn vị (năm 2008) ví dụ: Trung tâm Phát triển công nghệ và Bảo vệ môi trƣờng (COTDE), trung tâm Nghiên cứu sức khỏe và Phát triển cộng đồng (CEFACOM).

Đứng hàng thứ hai là tên gọi viện: 42 đơn vị (năm 2008), ví dụ: Viện Địa lý sinh thái môi trƣờng (IEGE), Viện Công nghệ và Quản trị (ITM). Thực ra khi tổ chức KH&CN mang tên viện đòi hỏi tiêu chí cao hơn so với Trung tâm. Ví dụ: về nhân lực trình độ cao, tài chính, trụ sở, trang thiết bị…

Liên hiệp Khoa học - Sản xuất là các tổ chức KH&CN có tiềm lực tài chính và trang thiết bị lớn, có khả năng sản xuất ra các sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ cao, gắn liền với khoa học và sản xuất.

Ví dụ: Liên hiệp Khoa học - Sản xuất nƣớc sạch và Môi trƣờng, Liên hiệp Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới.

Có một tổ chức nay gọi là văn phòng là do đặc thù (có mang tính thông lệ quốc tế) của loại hình hoạt động này. Cụ thể, đó là văn phòng chứng nhận chất lƣợng – BQC (Bureau of quality certification).

2.2.3. Về sự phân bố của các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam KH&KT Việt Nam

Từ các số liệu thông kê trên bảng 2.2. có thể nêu lên nhận xét rằng sự phân bố của các tổ chức KH&CN trực thuộc LHH là rất không hợp lý: quá tập trung ở Hà Nội, rất ít ở khu vực miền Trung, miền Nam và tây Bắc. Có ngƣời lý giải rằng đó là do nhân lực KH&CN quá tập trung ở Hà Nội hoặc các nhà Khoa học ở xa khó lập các tổ chức KH&CN … Dù bất cứ lý do gì thì đây cũng là một điểm nhấn cần nêu lên để tìm cách khắc phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)