Hoạt động KH&CN của các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Trang 41 - 46)

1.3.7 .Quản lý KH&CN

2.3. Hoạt động KH&CN của các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hộ

các hội KH&KT Việt Nam

Thật không dễ dàng khi tiến hành các phân tích đánh giá kết quả hoạt động KH&CN của hơn hai trăm tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam. Do đó Luận văn chọn cách đánh giá trên một số tiêu chí (ví dụ: hoạt động nghiên cứu - phát triển, hoạt động triển khai sản xuất, hoạt động thông tin khoa học …) và cách lựa chọn các mẫu điển hình cho từng tiêu chí hoạt động.

2.3.1. Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)

Hoạt động R&D đƣợc thực hiện dƣới dạng các đề tài, dự án với nguồn tài chính đƣợc hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc, thông qua:

+ Kế hoạch nghiên cứu khoa học hàng năm của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam: Hàng năm Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đƣợc ngân sách nhà nƣớc cấp hàng tỉ Việt Nam Đồng để tiến hành công tác R&D thông quan các đề tài, dự án do Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam quản lý. Ví dụ: Năm 2005 các tổ chức KH&CN trực thuộc LHH đƣợc giao chủ trì 53% (73/138) số đề tài, dự án do LHH quản lý, con số tƣơng ứng của năm 2006 là 55% (40/73) số đề tài, dự án [16].

+ NSNN, địa phƣơng và các doanh nghiệp.

Nhiều tổ chức KH&CN có các hoạt động R&D rất tốt tại các địa phƣơng, đã huy động đƣợc số lƣợng khá lớn kinh phí của các địa phƣơng và các doanh nghiệp.

Theo thống kê của LHH, năm 2006 trong tổng số 57.394 triệu đồng huy động trong nƣớc, các tổ chức KH&CN đã huy động đƣợc 45.327 triệu đồng từ NSNN, địa phƣơng và các doanh nghiệp [16]. Có thể nêu một vài ví dụ nhƣ sau:

+ Trung tâm Công nghệ và Hóa học môi trƣờng nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu nƣớc rỉ rác thải bằng quá trình oxi hóa nâng cao để khắc phục sự cố ở trạm xử lý rác Gò Cát”: 275 triệu.

+ Viện Nghiên cứu và Quản trị kinh doanh với đề tài “ Công nghiệp hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh KonTum”: 25 triệu.

Theo nhận xét của Liên hiệp các hội KH&KT, hầu hết các tổ chức KH&CN đƣợc giao nhiệm vụ triển khai các hoạt động KH&CN đều thực hiện tốt các quy định về quản lý các đề tài, dự án. Vấn đề cần rút kinh nghiệm là báo cáo tiến độ thực hiện còn chậm, nghiệm thu kết quả và thanh quyết toán tài chính chƣa đảm bảo theo kế hoạch.

2.3.2. Hoạt động triển khai vào sản xuất

Đây là hoạt động mang tính “ tƣơng tác” giữa nhà Khoa học với thực tiễn xã hội: Xã hội cần “mua” hoặc đặt hàng những sản phẩm có hàm lƣợng tri thức, nhà Khoa học cần “bán” những sản phẩm từ kết quả nghiên cứu, từ những công nghệ do mình sáng tạo ra hoặc thực hiện chuyển giao. Kết quả là cả hai bên đều có lợi. Đó cũng chính là một trong những nét tiêu biểu của đổi mới hoạt động KH&CN trong thới kỳ phát triển đổi mới ở nƣớc ta. Nhiều nhà Khoa học trong các tổ chức KH&CN thuộc LHH là những ngƣời đi tiên phong trong hoạt động triển khai vào sản xuất. Có thể nêu lên một số hoạt động triển khai nổi bật do các nhà Khoa học trong các tổ chức KH&CN thuộc LHH tiến hành nhƣ sau:

+ Liên hiệp Khoa học kỹ thuật công trình (SEEN) đã nghiên cứu và sản xuất một số thiết bị điện tử - cơ điện đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ thiết bị đo xăng dầu (cây xăng) tự động có tính năng tƣơng ứng của nƣớc ngoài, các dụng cụ đo điện (công tơ điện tử ba pha đo năng lƣợng điện theo thời gian hàng ngày), các thiết bị quan trắc môi trƣờng.

+ Viện Nghiên cứu đào tạo và Tƣ vấn khoa học công nghệ (ITC) đã nghiên cứu và sản xuất đƣợc các chế phẩm sinh học phục vụ con ngƣời và phục vụ sản xuất trong chăn nuôi và trồng trọt.

+ Viện Nghiên cứu tài nguyên nƣớc và Môi trƣờng đã nghiên cứu và sản xuất thành công các chế phẩm xử lý nƣớc, xử lí môi trƣờng cho các địa phƣơng khu vực phía Nam.

+ Trung tâm Ứng dụng Vật lý Y Sinh và Kỹ thuật môi trƣờng đã nghiên cứu thành công và sản xuất đƣợc hệ thiết bị cung cấp nƣớc tinh khiết cao cấp cho lọc máu điều trị thận nhân tạo, đạt tiêu chuẩn AAMI Hoa Kỳ, cấp cho các bệnh viện.

Trên đây chỉ liệt kê một số tổ chức khoa học và công nghệ thuộc LHH với một số sản phẩm KH&CN điển hình. Điều đáng trân trọng là họ “tự vƣợt khó” (chủ yếu vì thiếu thốn kinh phí) để sản xuất ra các sản phẩm đƣợc xã hội chấp nhận, một số sản phẩm có khả năng thay thế hàng ngoại nhập và đƣợc sử dụng rộng rãi trong phạm vi gần nhƣ cả nƣớc (ví dụ cây xăng). Đây là một trong các mặt mạnh của tổ chức KH&CN thuộc LHH.

2.3.3. Hoạt động đào tạo, thông tin và phổ biến kiến thức

Hầu hết tổ chức KH&CN thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đều đăng ký hoạt động với chức năng đào tạo và bồi dƣỡng phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực khác nhau. Hoạt động đào tạo đƣợc tiến hành dƣới dạng tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn (viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý - VIM; viện Quản trị doanh nghiệp - BIM; trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng – RTCCD…) liên kết đào tạo cấp chứng chỉ, đào tạo nâng cao nhận thức cộng đồng (trung tâm Phát triển nông thôn bền vững – SRD); viện Nghiên cứu phát triển phƣơng Đông- Oriental DRI…). Đặc biệt, một số tổ chức KH&CN thuộc LHH đã có những cố gắng vƣợt bậc để thành lập các trƣờng đại học, cao đẳng trực thuộc, ví dụ đại học Nguyễn Trãi của

viện Đào tạo công nghệ và Quản lý quốc tế (IITM), trƣờng cao đẳng Tin học của Liên hiệp khoa học tin học ứng dựng (UIA).

Hoạt động thông tin và phổ biến kiến thức cũng đạt đƣợc kết quả rất tốt thông qua các sách chuyên khảo, các ấn phẩm, tờ rơi, trang tin điện tử. Trong số các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam có 10 đơn vị đƣợc phép xuất bản với 13 tạp chí (ví dụ tạp chí Nhà quản lý trực thuộc viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý; tạp chí Kinh tế sinh thái trực thuộc viện Kinh tế sinh thái; tạp chí Môi trƣờng và Sức khoẻ trực thuộc trung tâm Nghiên cứu ứng dụng tƣ vấn môi sinh – y học). Chín đơn vị xuất bản 9 bản tin và các loại ấn phẩm định kỳ (ví dụ bản tin Thông tin thị trƣờng KH&CN) của trung tâm Truyền thông hỗ trợ phát triển KH&CN – CDC; bản tin lƣu hành nội bộ, “Bản tin ISDS” của viện Nghiên cứu phát triển xã hội – ISDS). Nhiều đơn vị có các bài tuyên truyền và phổ biến trên các báo, tạp chí, ti vi, các sách chuyên khảo, tờ rơi… nhằm mục đích tuyên truyền và phổ biến tri thức KH&CN cho quảng đại quần chúng.

Đặc biệt phải kể tới sự đóng góp của nhiều tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam trong lĩnh vực bình đẳng giới, phát triển cộng đồng, hƣớng tới sự phát triển của các dân tộc thiểu số, nhƣ đồng bào Mƣờng, Stiêng, Khơ Mú hoặc những ngƣời bị nhiễm HIV, chất độc da cam… Tiêu biểu phải kể tới viện Nghiên cứu phát triển xã hội; trung tâm Nghiên cứu phòng chống ung thƣ; trung tâm Nghiên cứu sinh thái – Nhân văn vùng cao, trung tâm Nghiên cứu và Phát triển năng lực phụ nữ dân tộc.

2.4. Hoạt động phản biện xã hội của các tổ chức KH&CN CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&CN Việt Nam

Trải qua hơn một phần tƣ thế kỷ hoạt động, Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ. LHH đƣợc tổ chức rộng khắp trong cả nƣớc với 125 hội thành viên, bao gồm 55 Liên hiệp các hội KH&KT

tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ƣơng và 70 hội/ tổng hội chuyên ngành toàn quốc. Cho đến nay, Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam đã thành lập và trực tiếp quản lý hơn 300 Tổ chức KH&CN trong tất cả các lĩnh vực khoa học: khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học nông nghiệp, khoa học y dƣợc, khoa học xã hội và nhân văn; Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đã thu hút đƣợc trên 80 vạn trí thức KH&CN, chiếm khoảng 1/3 trí thức hiện có của cả nƣớc [5].

Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam có hoạt động phong phú và đã đạt đƣợc nhiều kết quả trên các mặt: tƣ vấn, phản biện và giám định xã hội nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, giáo dục và đào tạo; bảo vệ môi trƣờng; thông tin và phổ phiến kiến thức; xoá đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng… Đặc biệt, hoạt động tƣ vấn phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng, phản ánh trung thƣc, khách quan ý kiến của đội ngũ KH&CN, đã có những đóng góp tích cực vào việc hoạch định đƣờng lối đổi mới của Đảng và các dự án phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.

Các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam luôn luôn nhận đƣợc sự quản lý trực tiếp, sự chỉ đạo toàn diện của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam. Đến lƣợt mình, tổ chức KH&CN cũng có những đóng góp xứng đáng cho sự phát triển của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam. Nếu chỉ xét riêng trong lĩnh vực phản biện xã hội, sự đóng góp của tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đƣợc thể hiện ở hai khía cạnh sau:

- Tham gia vào quá trình phản biện xã hội do Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam trực tiếp tiến hành.

- Trực tiếp tiến hành các hoạt động phản biện xã hội với tƣ cách chủ thể, có tính độc lập tƣơng đối.

Đó chính là cách tiếp cận của Luận văn về hoạt động phản biện xã hội của tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)