Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Trang 65 - 70)

1.3.7 .Quản lý KH&CN

3.3. Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên

thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam

Trong xã hội dân chủ, hoạt động phản biện xã hội là rất hữu ích và cần thiết. Nó không phải là hoạt động của “ngƣời vác tù và hàng tổng” nhƣ cách nói của một số ngƣời. Nó cũng không phải là hoạt động “nói xấu” hay “trả thù cho bõ tức” của một số ngƣời có động cơ xấu, lợi dụng dân chủ để phục vụ cho các ý đồ xấu xa, hại dân hại nƣớc.

Theo cách lý giải trong văn bản chính thống của Chính Phủ [23], “ Phản biện là hoạt động cung cấp các thông tin, tƣ liệu cùng các ý kiến phân tích, đánh giá tính khả thi và các kiến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án đối với mục tiêu và các điều kiện ràng buộc ban đầu hoặc thực trạng đặt ra”. Mục đích của hoạt động phản biện là cung cấp cho các cơ quan đặt yêu cầu

phản biện “có thêm cơ sở, luận cứ khoa học độc lập, khách quan trong việc đề xuất, xây dựng, thẩm định, phê duyệt hoặc thực hiện đề án”.

Tính chất của hoạt động phản biện xã hội là “không vì lợi nhuận, không phải là hoạt động nghề nghiệp, là sự thể hiện trách nhiệm của đội ngũ trí thức KH&CN tham gia đóng góp trí tuệ và các hoạt động của nhà nƣớc”.

Đối chiếu với hoạt động thực tế, phản biện xã hội đúng là một công việc khó, đòi hỏi phải vừa có “ tầm” vừa có “ tâm”. Tất nhiên, liên quan đến phản biện xã hội cũng cần nêu lên ý thức “ thực sự cầu thị” và “ chiêu hiền đãi sĩ” của phía cơ quan đặt yêu cầu phản biện hoặc đôi khi là phía “bị phản biện”. Lúc sinh thời, viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng nói về phản biện xã hội một cách hết sức bình dị nhƣng sâu sắc và có lí: “phải có công bằng chứ, nếu tôi phản biện đúng mà anh không nghe thì anh phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật còn nếu tôi phản biện sai thì pháp luật sẽ xử lý tôi” [18].

Theo yêu cầu đặt ra, luận văn chủ yếu chỉ đề cập đến phía đề xuất các ý kiến phản biện, tức là phản biện xã hội do các nhà Khoa học làm việc trong các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam thực hiện theo sự tổ chức và hƣớng dẫn thực hiện của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam.

3.3.1. Vai trò của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam trong việc nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức KH&KT trực thuộc năng lực phản biện xã hội của các tổ chức KH&KT trực thuộc

Ngoài các tổ chức KH&CN trực thuộc do LHH ra quyết định thành lập và trực tiếp quản lý, còn có các đơn vị thành viên của LHH, đó là các tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp trung ƣơng và các LHH địa phƣơng. Nhƣ vậy mạng lƣới để LHH huy động thực hiện các phản biện xã hội có tầm quốc gia là rất đông đảo. Tuy nhiên trong luận văn này chỉ đề cập đến vai trò của LHH đối

với các tổ chức KH&CN trực thuộc trong việc nâng cao năng lực phản biện xã hội. Vai trò đó đƣợc đề xuất thông qua các nội dung sau:

- LHH là cầu nối phổ biến các văn bản của Đảng, Quốc Hội và Chính Phủ liên quan đến chức năng phản biện xã hội đến tất cả các tổ chức KH&CN trực thuộc.

- Theo từng lĩnh vực lớn (KT - XH, KH&CN, giáo dục và đào tạo, môi trƣờng, biển và khoa học biển, công nghệ thông tin…) LHH xây dựng các cơ sở dữ liệu tƣơng ứng, trong đó có các tổ chức KH&CN và các nhà Khoa học điển hình. Khi cần thiết LHH sẵn sàng huy động họ.

- LHH tổ chức các hội thảo khoa học về phản biện xã hội, các lớp tập huấn về đối tƣợng, mục đích, tính chất và nội dung của phản biện xã hội cho các tổ chức KH&CN và các nhà Khoa học có quan tâm.

- Không ngừng tổng kết, đúc rút các kinh nghiệm về phản biện xã hội. Tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong hệ thống Liên hiệp hội các kết qủa điển hình phản biện xã hội, cung cấp thông tin cho hệ thống báo, đài quảng bá sâu rộng trong xã hội đem lại cho mọi ngƣời ấn tƣợng và niềm tin về tác dụng của phản biện xã hội trong phát triển.

- Chỉ đạo, theo dõi và yêu cầu báo cáo kết quả các phản biện xã hội do các tổ chức KH&CN trực thuộc LHH tiến hành.

- Tổng kết, rút kinh nghiệm, khen thƣởng các đơn vị thực hiện tốt, có hiệu quả trong lĩnh vực phản biện xã hội.

3.3.2. Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam

Trong chƣơng 2 (mục 2.4) đã trình bày về hoạt động phản biện xã hội của các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam. Không ít các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đã tham gia vào các quá trình phản biện xã hội. Nhiều kết quả tốt đã gặt hái

đƣợc. Tuy nhiên cần phải khẳng định rằng đối với Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam, phản biện xã hội chƣa đƣợc xác định là nhiệm vụ cầp thiết và bắt buộc. Bản chất của hoạt động phản biện xã hội là phi lợi nhuận, cho nên không phải mọi tổ chức và cá nhân đều tích cực tham gia. Một số nhà Khoa học, vì lý do nào đó (không rõ, không biết hoặc mong muốn “ đánh bóng thƣơng hiệu”) đã tham gia một cách không đúng đắn vào các vấn đề phản biện xã hội, lợi dụng dân chủ trong khi tiến hành phản biện xã hội, đem ý kiến cá nhân lồng ghép vào “ tổ chức KH&CN” để biến ý kiến cá nhân thành ý kiến phản biện xã hội của tổ chức….Vì những lý do nêu trên, phần tiếp theo của luận văn xin đƣợc đề xuất và phân tích các giải pháp nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức KH&CN trực thuộc LHH.

- Xuất phát từ chức năng phản biện xã hội đƣợc trung ƣơng Đảng giao cho LHH. Liên hiệp hội định hƣớng cho các tổ chức KH&CN trực thuộc cũng nhƣ các nhà Khoa học liên quan về trách nhiệm phản biện xã hội đối với các đề án/ dự án/ đồ án của trung ƣơng, địa phƣơng hay các tổ chức kinh tế - xã hội khác, coi đó là đóng góp của đơn vị cho sự nghiệp phát triển của đất nƣơc. - Các tổ chức KH&CN trực thuộc LHH xác định rõ trách nhiệm phản biện xã hội của mình, sẵn sàng tham gia thực hiện các phản biện xã hội theo khả năng và kinh nghiệm của mình.

- Các tổ chức KH&CN làm việc một cách tận tình, khoa học, sáng tạo, đầy trách nhiệm khi đƣợc mời tham gia các phản biện xã hội.

- Khi phát hiện các đề án/đồ án “có vấn đề”, tổ chức KH&CN có thể gửi văn bản đến các cơ quan có thẩm quyền xin đƣợc giao tiến hành phản biện. - Các tổ chức KH&CN khi tiến hành hoạt động phản biện xã hội cần công khai, dân chủ, huy động sự tham gia của các nhà Khoa học trong và ngoài đơn vị thảo luận, bàn bạc về mặt đƣợc và mặt chƣa đƣợc của đề án phản biên, khẳng định nên hay không nên thực hiện đề án và nêu rõ lý do.

- Lãnh đạo tổ chức KH&CN nhất thiết phải có mặt và chủ trì các hội thảo khoa học, cùng trao đổi và thảo luận nhƣng phải dành thời gian để lắng nghe và thấu hiểu chính kiến của các nhà Khoa học.

- Ý kiến phản biện xã hội của tổ chức KH&CN phải trung thực, phản ánh ý kiến của số đông các nhà Khoa học.

- Bất kỳ ai trong tổ chức KH&CN đều đƣợc tự do bày tỏ chính kiến của mình. Tuy nhiên, không ai, kể cả ngƣời đứng đầu tổ chức KH&CN đƣợc quyền nhân danh tổ chức để lồng ghép ý kiến các nhân, phát biểu ý kiến phản biện cá nhân trái với ý kiến phản biện xã hội chung và thống nhất của đơn vị. - Các tổ chức KH&CN thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam có quyền bảo lƣu ý kiến của mình, nhƣng nếu vì các lý do nào đó ý kiến đó không đƣợc chấp nhận thì không đƣợc có thái độ chống đối, phản ứng tiêu cực.

- Trong quá trình hoạt động của mình, tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam có thể định kỳ hoặc đột xuất thực hiện các hội thảo trao đổi kinh nghiệm về phản biện xã hội, mời những nhà Khoa học có kinh nghiệm báo cáo kinh nghiệm và kỹ nghệ phản biện xã hội cho mọi ngƣời tham khảo và cùng thảo luận.

- Khi tổng kết (6 tháng, năm, 5 năm…) tổ chức KH&CN nên có mục đánh giá tổng kết về hoạt động phản biện xã hội (nếu có). Thực hiện chế độ khen thƣởng đối vói các nhân các nhà Khoa học có thành tích tốt trong lĩnh vực tham gia thản biện xã hội.

3.3.3. Tổng hợp hệ thống các giải pháp nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam của các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam

Ở trên đã tiến hành đề xuất và phân tích các giải pháp nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam. Để dễ theo dõi và thuận tiện cho việc nghiên cứu, Luận

văn xin đƣợc nêu (có thể có một vài trùng lặp) hệ thống các giải pháp nâng cao năng lực phản biện xã hội của tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam nhƣ sau:

1. Xác định rõ chức năng phản biện xã hội của tổ chức KH&CN.

2. Có sự chỉ đạo thống nhất từ Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đối với hoạt động phản biện xã hội của tổ chức KH&CN trực thuộc.

3. Các tổ chức KH&CN có trách nhiệm tham gia các phản biện xã hội do Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam trực tiếp tiến hành theo yêu của LHH (cung cấp thông tin, tƣ liệu, cử nhà Khoa học có kinh nghiệm tham gia …). 4. Các tổ chức KH&CN và từng nhà Khoa học thành viên có trách nhiệm tham gia các phản biện xã hội trong phạm vi của mình (khi có yêu cầu hoặc tự mình đề xuất vấn đề phản biện).

5. Thực hiện quy chế dân chủ và trung lập khi thực hiện phản biện xã hội.

6. Nội dung phản biện phải có tính khoa học, trung thực, khách quan, hƣớng tới mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng.

7. Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam cũng nhƣ tổ chức KH&CN trực thuộc cần phải tiến hành các hoạt động tổng kết, đánh giá, khen thƣởng, liên quan đến hoạt động phản biện xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)