1.3.7 .Quản lý KH&CN
2.5. Một số phân tích và đánh giá
Nghiên cứu hoàn thiện mô hình các tổ chức KH&CN ở nƣớc ta trong thời kỳ đổi mới và hội nhập là vô cùng quan trọng cho phát triển. Sự phân biệt rạch ròi và việc hoạch định các chính sách ƣu đãi cụ thể cho từng đối tƣợng tạo cơ hội và hƣớng đi cụ thể cho từng loại hình tổ chức KH&CN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam trong thời gian trƣớc mắt cũng nhƣ về lâu dài. Sự phát triển mang tính chiến lƣợc
- Các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đã có bƣớc phát triển khá nhanh, khá mạnh về số lƣợng. Tuy nhiên còn quá tập trung ở thủ đô Hà Nội và mức độ thấp hơn nhiều là ở thành phố Hồ Chí Minh. Đành rằng có ý kiến cho rằng trụ sở chính ở Hà Nội, nhƣng tổ chức KH&CN thực hiện các đề tài dự án ở khắp các miển của Tổ quốc. Phân tích đó không sai, nhƣng tác giả luận văn cho rằng hợp lý hơn vẫn cần phát triển tổ chức KH&CN mạnh hơn, thu hút các nhà Khoa học tại chỗ ở các vùng tây Bắc, Tây Nguyên, trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long vào nghiên cứu khoa học, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội các vùng miền. Nhƣ thế sức mạnh sẽ tăng lên bội phần.
- Tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam không có nguồn cung cấp tài chính cố định, thực sự hoạt động theo nguyên tác tự chủ tự chịu trách nhiệm. Sức sống của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa cộng với tinh thần vƣợt khó, quyết tâm cao và cơ cấu bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt tạo nên sức sống, khả năng sáng tạo và sự thành công của tổ chức KH&CN này.
- Hoạt động KH&CN của tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đƣợc tiến hành trên một phổ khá rộng từ việc thực hiện các đề tài, dự án, triển khai sản xuất thử nghiệm, ứng dụng vào sản xuất, chuyển giao công nghệ đến các hoạt động dịch vụ KH&CN khác nhƣ: đào tạo, huấn luyện, tập huấn, hội thảo khoa học, tuyên truyền phổ biến kiến thức KH&CN …Các hoạt động nêu trên đƣợc thực hiện đa lĩnh vực, thực hiện ở nhiều chỗ, nhiều nơi, thực hiện có lặp lại … Tất cả phản ánh tính hữu hiệu trong hoạt động KH&CN của tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam.
- Hoạt động phản biện xã hội là đóng góp rất đặc thủ của tổ chức KH&CN thuộc LHH. Hoạt động đó trƣớc tiên với ý thức và tƣ cách là thành viên của LHH, có trách nhiệm đóng góp ý kiến, trí thức và trí tuệ cho LHH để LHH có thể hoàn thành chức năng phản biện xã hội về các lĩnh vực, đề án, đồ án lớn của đất nƣớc nhƣ kỳ vọng của trung ƣơng Đảng, Quốc hội và Chính Phủ.
- Hoạt động phản biện xã hội của tổ chức KH&CN thuộc LHH trong nhiều lĩnh vực cụ thể của sự nghiệp phát triển KT – XH, giáo dục và đào tạo, KH&CN, văn hoá, thể thao… ở các cấp độ khác nhau từ trung ƣơng đến địa phƣơng, doanh nghiệp, trƣờng học, làng xã, cộng đồng. Theo nghĩa đó, phản biện xã hội là hình thái hoạt động đặc thù, rất quan trọng, rất cần thiết rất hữu ích của tổ chức KH&CN thuộc LHH đối với sự phát triển của đất nƣớc của các địa phƣơng, các tổ chức KT - XH.
CHƢƠNG 3: NÂNG CAO NĂNG LỰC PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỰC THUỘC LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM
Đƣờng lối đổi mới và hội nhập sâu rộng cùng cộng đồng quốc tế của Đảng và Nhà nƣớc đã và đang tạo ra cơ hội mới, thuận lợi mới cho hoạt động KH&CN, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển các tổ chức KH&CN. Đội ngũ các cán bộ khoa học trẻ (khoảng dƣới 35 tuổi) có nhu cầu cấp bách đƣợc thể hiện mình, đƣợc lập ra các tổ chức KH&CN để hoạt động hợp pháp, có những đóng góp thiết thực cho các ngành, các địa phƣơng. Hơn ai hết, lớp trẻ dễ tiếp thu cái mới, hiểu đƣợc cần phải hoạt động KH&CN nhƣ thế nào trong nền kinh tế thị trƣờng. Trong bối cảnh Nhà nƣớc không ngừng tiến hành các cải cách hành chính, bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, không phân biệt hoạt động (sản xuất – kinh doanh, KH&CN, giáo dục và đào tạo, văn hóa - thể thao) giữa các khu vực nhà nƣớc, tập thể và tƣ nhân, sự phát triển của các tổ chức KH&CN không của nhà nƣớc nói chung, trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam nói riêng ngày càng đƣợc thuận lợi, đƣợc đông đảo các nhà Khoa học chào đón.
Chƣơng 3 của luận văn trình bày các giải pháp đẩy mạnh phát triển các tổ chức KH&CN trực thuộc liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam theo định hƣớng nâng cao hiệu quả hoạt động và nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức đó. Logic của vấn đề là ở chỗ: muốn nâng cao năng lực phản biện xã hội, các tổ chức KH&CN phải có số lƣợng đông đảo và phân bố rộng khắp (phát triển vê lƣợng) và phải mạnh, hoạt động có hiệu quả (phát triển về chất). Đó thực chất là kỳ vọng của Liên hiệp các hội KH& KT Việt Nam, cũng là kỳ vọng của Nhà nƣớc, kỳ vọng của bản thân các
nhà KH&CN mong muốn đƣợc đóng góp, đƣợc cống hiến sức lực và tài năng của mình cho đất nƣớc.