Kết luận chƣơng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Trang 70 - 78)

1.3.7 .Quản lý KH&CN

3.4. Kết luận chƣơng 3

1. Nội dung rất cơ bản của Luận văn là nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực phản biện xã hội của tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam. Có thể khẳng định đây là một vấn đề đầy “nhạy cảm” và cũng còn rất mới không chỉ trong phạm vi toàn xã hội mà ngay cả với giới trí thức, các nhà Khoa học, các nhà Quản lý. Điều đó tạo nên khá nhiều khó khăn cho tác giả luận văn trong lĩnh vực tìm kiếm thông tin, tìm

kiếm tài liệu tham khảo, và đặc biệt là tìm kiếm chuyên gia để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm.

2. Có thể có các cách khác nhau trong quá trình nghiên cứu, lý giải và tiếp cận vấn đề, nâng cao năng lực phản biện xã hội của tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam. Tác giả luận văn chọn cách tiếp cận theo cách mô tả hình H.3 sau:

Hình H.3.1

Thực chất có thể xem đó là logíc của sự phát triển hiểu theo nghĩa nhƣ sau: Phát triển hệ thống tổ chức KH&CN ở cấp độ quốc gia (1), đến tạo cơ hội phát triển tổ chức KH&CN ngoài công lập, trong đó có tổ chức KH&CN thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam (2), sau đó tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam hoạt động KH&CN có hiệu quả (3), nâng cao địa vị và uy tín trong xã hội của tổ chức KH&CN (4), từ đó nâng cao năng lực phản biện xã hội của tổ chức KH&CN nói chung (trong đó có tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam), từ đó phát

1

2

3 4

triển và hoàn thiện tổ chức KH&CN quốc gia ở một tâm cao mới (1). Cứ nhƣ vậy vòng phát triển mang tính liên tục.

3. Các tổ chức KH&CN của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam không ngừng phát triển, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc. Hiệu quả hoạt động là thƣớc đo phản ánh sự tồn tại và địa vị xã hội cuả tổ chức KH&CN này.

4. Luận văn đề xuất hai phƣơng thức tham gia phản biện xã hội của tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam, đó là:

- Khi đƣợc yêu cầu, sẵn sàng tham gia cùng Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam để thực hiện các hoạt động phản biện xã hội do Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam trực tiếp tiến hành.

- Ở phạm vi hẹp hơn, bản thân tổ chức KH&CN của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam trực tiếp tiến hành các phản biện xã hội.

5. Các hoạt động phản biện bao gồm: Cung cấp thông tin, tƣ liệu, các phân tích, đánh giá về tính khả thi của đề án, đồ án, cần phản biện, các kiến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án, đồ án.

6. Luận văn đã đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao năng lực phản biện xã hội của tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Trong phần thứ III và cũng là phần cuối của Luận văn, xin đƣợc nêu lên

một số kết luận và khuyến nghị của tác giả sau khi đã cố gắng thực hiện và hoành thành luận văn theo yêu cầu đề ra và đề cƣơng đã đƣợc duyệt.

I. KẾT LUẬN

1. Trong phần mở đầu Luận văn đã trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến nội dung nghiên cứu, ví dụ nhƣ mục tiêu nghiên cứu, tổng quan các vấn đề đã đƣợc nghiên cứu, giả thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu. 2. Luận văn xác định rõ đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu là tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam. Nội dung nghiên cứu của Luận văn bao gồm 3 chƣơng dựa theo cấu trúc: Cơ sở lý luận, thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động KH&CN và nâng cao năng lực phản biện xã hội của tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam.

3. Phản biện xã hội là một vấn đề còn khá mới mẻ ở nƣớc ta. Trong xã hội còn có những quan niệm, cách hiểu khác nhau về phản biện xã hội. Luận văn trình bày rõ khái niệm, đặc điểm chức năng của phản biện xã hội và đi tới kết luận phản biện xã hội là sự huy động tối đa trí tuệ của mọi công dân của các nhà Khoa học cho phát triển và hội nhập của cả đất nƣớc một cách kinh tế, hiệu quả và bền vững.

4. Luận văn trình bày sự phát triển tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đặt trong tiến trình phát triển chung của mô hình tổ chức KH&CN ở nƣớc ta kể từ khi Hội đồng Bộ Trƣởng (nay là Chính Phủ) ban hành Nghị định 35/HĐBT ngày 28/01/1992 và sau đó là Luật KH&CN năm 2000. Sự thông thoáng và cởi mở của các chính sách và pháp luật trong

lĩnh vực khoa học và công nghệ đã tạo cơ hội cho sự ra đời và phát triển của tổ chức KH&CN thuộc thành phần kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân và có yếu tố nƣớc ngoài bên cạnh tổ chức KH&CN của nhà nƣớc.

5. Luận văn đã trình bày một cách khá đầy đủ và toàn diện “bức tranh về thực tiễn hoạt động KH&CN và hoạt động phản biện xã hội của tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam. Làm rõ logic về sự phát triển tổ chức KH&CN: Môi trƣờng xã hội tạo điều kiện để tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam ra đời và phát triển, từ dó nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao địa vị và uy tín trong xã hội, tiến đến nâng cao năng lực phản biện xã hội, hoàn thiện chính sách phát triển tổ chức KH&CN ở một tầm cao mới.

6. Trên cơ sở trình bày nội dung về sự hoàn thiện chính sách KH&CN quốc gia trong lĩnh vực phát triển tổ chức KH&CN để từ đó đề xuất các định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và nâng cao năng lực phản biện xã hội của tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam.

7. Các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam tham gia phản biện xã hội dƣới hai hình thức chủ yếu: tham gia các phản biện xã hội (có quy mô và tầm cỡ lớn) do Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam trực tiếp tiến hành và tự mình đề xuất và thực hiện các phản biện xã hội thích hợp. 8. Luận văn đã tổng hợp hệ thống các giải pháp vì mục tiêu nâng cao năng lực phản biện xã hội của tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam.

II. KHUYẾ N NGHỊ

1. Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam cần tiến hành có định kỳ các hội nghị, hội thảo về phản biện xã hội với sự tham gia của đông đảo tổ chức KH&CN trực thuộc, cần xác định rõ sự tham gia vào hoạt động phản biện xã hội là trách nhiệm và sự đóng góp của tổ chức KH&CN vào sự phát triển chung của đất nƣớc.

2. Cần tăng cƣờng tuyên truyền và phổ biến về hiệu quả và kết quả của hoạt động phản biện xã hội do Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam hoặc do tổ chức KH&CN trực thuộc tiến hành, không ngừng tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, tổng kết và khen thƣởng các đơn vị và các nhân có kết quả hoạt động xuất sắc trong lĩnh vực phản biện xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng CSVN - Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1996.

2. Đảng CSVN - Văn kiện hội nghị lần thứ II BCH TW khóa VIII NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1997.

3. Ban Bí Thƣ trung ƣơng Đảng CSVN - Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 11/4/1988 về tổ chức và hoạt động LHH các Hội KH&KT Việt Nam theo quy chế của một đoàn thể quần chúng cấp trung ƣơng.

4. Bộ Chính trị BCH Trung ƣơng Đảng CSVN - Chỉ thị số 45/CT-TW ngày 11/11/1998 về LHH các Hội KH&KT Việt Nam là một tổ chức CT – XH.

5. Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam - Báo cáo đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của các đơn vị Kh&CN trực thuộc năm 2008

Hà Nội, 2008

6. Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 30/1/2002 của Thủ Tƣớng Chính Phủ v ề hoạt động tƣ vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thật Vi ệt nam.

7. Đảng CSVN, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2006.

8. TS. Hồ Bá Thâm, CN. Nguyễn Tôn Thị Tƣờng Vân - Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền

NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2010.

Báo Điện tử Dân trí, tháng 8/2010.

10. Ths. Vũ Thị Nhƣ Hoa - Cơ sở triết học của phản biện xã hội Sinh hoạt lý luận số 2/2010

11. Từ điển Tiếng Việt nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2000.

12. Từ điển Bách khoa Việt Nam

NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2003.

13. Vũ Cao Đàm - Đề cƣơng bài giảng về “ Khoa học luận và công nghệ luận”

Viện CL&CSKHCN, Hà Nội, 2009.

14. Luật Khoa học và Công nghệ số 21/2000/QH10

Quốc Hội nƣớc CHXHCNVN thông qua ngày 09 tháng 06 năm 2000. 15. Bộ KH&CN, Công văn số 1750 /BKHCN-TCCB ngày 11/07/2005 gửi

Uỷ ban KH-CN &MT Quốc Hội khoá XI về tổ chức và hoạt động của các tổ chức nghiên cứu và phát triển

16. Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam, Tình hình tổ chức và hoạt động của các đơn vị KH&CN trực thuộc năm 2006

Hà Nội, tháng 5/2007.

17. Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam - Báo cáo đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của các đơn vị Kh&CN trực thuộc năm 2008

Hà Nội, 2008.

18. GS.VS. Vũ Tuyên Hoàng - Ngƣời thổi bùng ngọn lửa phản biện xã hội Việt Báo 2/2008.

19. Tuổi trẻ Online - Phản biện xã hội phát huy hiệu quả Hà Nội, 21/6/2010.

20. LHH Việt Nam – Công văn số 449/BC-LHH ngày 7/9/2010 gửi Văn phòng Trung ƣơng Đảng CSVN góp ý về “Đồ án chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050”.

21. Nghị định số 115/2005/NĐ - CP ngày 5 tháng 9 năm 2005 của Chính Phủ quy định cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập

22. Nghị định số 80/2007/NĐ - CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 của Chính Phủ về doanh nghiệp KH&CN

23. Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg của Thủ Tƣớng Chính phủ về hoạt động tƣ vấn phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)