1.3.7 .Quản lý KH&CN
3.1. Hoàn thiện chính sách KH&CN quốc gia trong lĩnh vực phát triển các tổ chức
các tổ chức KH&CN
Nhƣ trên đây đã từng nêu, hệ thống các tổ chức KH&CN ở nƣớc ta bao gồm:
- Các tổ chức KH&CN của nhà nƣớc (bao gồm cả cơ quan của Đảng và một số tổ chức CT – XH).
- Các tổ chức KH&CN không của nhà nƣớc (tập thể, tƣ nhân, có yếu tố nƣớc ngoài).
Với cấu trúc của hệ thống các tổ chức KH&CN này, có thể nói các tổ chức KH&CN của nƣớc ta đã phát triển ở giai đoạn cao, đã thực sự hòa nhập với cộng đồng quốc tế. Vấn đề là ở chỗ làm sao cho quá trình phải đƣợc hoàn thiện, hoạt động suôn sẻ và hiệu quả trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Sự biến cải của từng loại hình các tổ chức KH&CN theo mục tiêu “hoàn thiện” đƣợc nêu lên trong các nội dung sau đây:
3.1.1. Phát triển các tổ chức KH&CN của nhà nước
Trong những năm gần đây, Nhà nƣớc đã thực sự quan tâm đến sự phát triển của các tổ chức KH&CN của nƣớc ta nói chung, các tổ chức KH&CN của nhà nƣớc nói riêng. Nhà nƣớc ngày càng hoàn thiện hành lang pháp lý để các tổ chức KH &CN đƣợc tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động của mình. Đồng thời các tổ chức KH&CN của nhà nƣớc cũng đƣợc định hƣớng để hội nhập về mặt hoạt động cũng nhƣ về quản lý với các nƣớc khu vực và thế giới.
Một số văn bản gần đây của Chính Phủ [21], [22] đã thể hiện rõ định hƣớng của Nhà nƣớc trong phát triển các tổ chức KH &CN của nhà nƣớc. Tất cả các tổ chức KH&CN của nhà nƣớc đƣợc chuyển đổi về mặt tổ chức và hoạt động theo xu hƣớng nhƣ sau:
+ Tổ chức nghiên cứu khoa học hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lƣợc, chính sách phục vụ quản lý nhà nƣớc đƣợc ngân sách nhà nƣớc bảo đảm kinh phí hoạt động thƣờng xuyên theo nhiệm vụ đƣợc giao, đƣợc sắp xếp lại, củng cố và ổn định tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động.
+ Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ KH&CN tự mình lựa chọn việc chuyển đổi tổ chức và hoạt động theo một trong hai hình thức sau đây:
▪ Tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí ▪ Doanh nghiệp KH&CN
+ Các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ KH&CN không tự chủ đƣợc về mặt tài chính, không tự trang trải đƣợc kinh phí thì phải sáp nhập hoặc giải thể.
Nhƣ vậy quan điểm của Nhà nƣớc về phát triển các tổ chức KH&CN công lập không chạy theo số lƣợng mà thiên về năng lực và hiệu quả hoạt động của bản thân các tổ chức KH&CN. Tất nhiên, phá bỏ chế độ bao cấp trong hoạt động KH&CN cũng không hề đơn giản, nhƣng định hƣớng của Nhà nƣớc đã rõ ràng, rất phù hợp với xu hƣớng phát triển của khu vực và của thế giới. Có điều cần đƣợc khẳng định, đổi mới cơ chế tổ chức và hoạt động của các tổ chức KH&CN của nhà nƣớc không hề gắn liền với việc giảm NSNN đầu tƣ cho khoa học, trái lại NSNN sẽ tăng lên gắn liền với việc nâng
cao hiệu quả và đóng góp của KH&CN đối với phát triển KT - XH của đất nƣớc.
3.1.2. Phát triển các tổ chức KH&CN ngoài công lập (không của nhà nước).
Xét về thành phần kinh tế, các tổ chức KH&CN ngoài công lập thuộc thành phần kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân và có yếu tố nƣớc ngoài. Ở nƣớc ta vẫn quy xếp các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam và các hội xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức CT-XH, các tổ chức xã hội ở cấp trung ƣơng và địa phƣơng là các tổ chức KH&CN thuộc thành phần kinh tế tập thể. Các tổ chức KH&CN do tƣ nhân thành lập gọi là các tổ chức KH&CN thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân. Các tổ chức KH&CN do nhà Khoa học nƣớc ngoài thành lập hoặc liên kết với nhà Khoa học trong nƣớc thành lập đƣợc gọi là các tổ chức KH&CN có yếu tố nƣớc ngoài.
Quan điểm chung của Nhà nƣớc trong lĩnh vực đổi mới các tổ chức KH&CN ngoài công lập là tăng cƣờng tối đa chính sách khuyến khích phát triển đối với các tổ chức KH&CN ngoài công lập; bình đẳng về lĩnh vực hoạt động (bao gồm nghiên cứu khoa học, dịch vụ KH&CN, sản xuất - kinh doanh trên cơ sở các kết quả nghiên cứu …) đối với hai loại hình các tổ chức KH&CN ngoài công lập.
Đƣơng nhiên các tổ chức KH&CN ngoài công lập là đã tự chủ về tài chính. Chính sách của Nhà nƣớc trọng thị họ, cho họ quyền đƣợc bình đẳng trong việc đấu thầu thực hiện các đề tài/dự án. Nhà nƣớc cũng ban hành những chính sách đặc thù cho khu vực ngoài công lập nói chung. Thí dụ có thể nêu nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập và thông tƣ số 91/2006/TT-BTC ngày 2/10/2006 của bộ Tài Chính xung quanh chế độ khuyến khích đối với các tổ chức ngoài công lập, trong đó có các tổ chức KH&CN. Có thể nói, đây là bƣớc đột phá trong chuyển biến nhận thức và
hành động trong các văn bản vừa nêu. Các tổ chức KH&CN ngoài công lập đƣợc hƣởng nhiều chính sách khuyến khích ví dụ đƣợc thuê, mƣợn trụ sở, đƣợc hƣởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 15% trong suốt quá trình hoạt động.
Quy mô của các tổ chức KH&CN ngoài công lập thƣờng nhỏ, gọn và hợp lí. Số lƣợng các tổ chức KH&CN ngoài công lập lại phát triển khá nhanh. Có thể thấy điều này ở bảng 3.1. *:
Bảng 3.1: Số lƣợng các tổ chức KH&CN ở Việt Nam tính đến 31/12/2004
Khu vực trực thuộc
Năm 1995 Năm 2000 Năm 2004
Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Khu vực nhà nƣớc 374 76.6 517 60.61 507 46 Khu vực tập thể 130 25.04 311 36.46 541 49.1 Khu vực tƣ nhân 15 2.89 25 2.93 54 4.9 Tổng số 519 100 853 100 1102 100
* Nguồn: Văn phòng đăng kí hoạt động KH&CN (Bộ KH&CN)
Phát triển các tổ chức KH&CN ngoài công lập là một chủ trƣơng đúng đắn và sáng suốt của Nhà nƣớc. Nó làm cho KH&CN của nƣớc ta hoạt động toàn diện hơn, hiệu quả hơn, phù hợp với mô hình hoạt động chung của thế giới.