Chƣơng 3 : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.1. Một số nhận xét
3.1.1. Về ưu điểm
Một là, Đảng bộ huyện đã nhận thức đầy đủ về nội dung và tầm quan
trọng của Chính sách dân tộc với sự phát triển chung của huyện.
Lương Sơn là một huyện miền núi với đặc thù là các dân tộc thiểu số chiếm trên 70% tổng dân số. Có thể nói chính sách dân tộc chính là xương sống của sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lương Sơn. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong các kỳ Đại hội Đảng bộ huyện, Đảng luôn đề ra nhiệm vụ riêng cho công tác dân tộc, coi đó là kim chỉ nam cho các Nghị quyết, Chỉ thị và Chương trình hành động của huyện. Chính vì thế, chính sách dân tộc đã được triển khai sâu rộng ở huyện Lương Sơn đem lại kết quả to lớn. Tình hình kinh tế - xã hội đã có những bước phát triển toàn diện, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc đã giảm nhanh; đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được nâng lên; kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng và củng cố; nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt được quan tâm giải quyết; sự nghiệp văn hóa giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân có những chuyển biến tích cực; hệ thống chính trị được củng cố một bước, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của toàn tỉnh Hòa Bình. Đưa huyện trở thành động lực thúc đẩy của tỉnh.
Hai là, Đảng bộ huyện Lương Sơn luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao
quá trình thực hiện công tác dân tộc, coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra. Cùng với sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, cấp ủy, chính quyền các cấp; sự phối hợp giữa
các phòng, ban, ngành, đơn vị của huyện đã kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản, hướng dẫn thực hiện các chương trình, dự án, chính sách, phân cấp quản lý rõ ràng đảm bảo thuận lợi và sát với mục tiêu của chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Các chỉ tiêu kế hoạch giao hàng năm cơ bản hoàn thành, các vướng mắc phát sinh kịp thời được bàn bạc, thống nhất giải quyết đáp ứng yêu cầu quản lý, triển khai thực hiện và có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án. Các dự án được thực hiện công khai, dân chủ từ cơ sở, đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, tạo được lòng tin và hưởng ứng của nhân dân trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án.
Căn cứ các quy định của Nhà nước, văn bản hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ban hành. Phòng Dân tộc đã tích cực tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện căn cứ tình hình, đặc điểm cụ thể của điạ phương, ban hành các văn bản hướng dẫn để tổ chức triển khai và thực hiện các chính sách, chương trình, dự án trên địa bàn.
Ba là, Đảng bộ huyện đã kết hợp các nguồn lực của địa phương và Trung
ương trong việc thực hiện chính sách dân tộc.
Thực hiện nguyên tắc phát huy nội lực tại chỗ, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo các xã lồng ghép các nguồn vốn và vận động được sự tham gia đóng góp của đông đảo nhân dân. Các công trình thực hiện ngoài sự hỗ trợ của chương trình 134,135 của nhà nước đã có sự tham gia đóng góp của người dân. Đảng bộ các cấp và các phòng ban chức năng thường xuyên quán triệt, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến mọi cán bộ, đảng viên và toàn thể quần chúng nhân dân để cán bộ, và quần chúng nhận thức sâu sắc quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước nhất là các chính sách về dân tộc, từ đó đồng tình với chính sách trong quá trình thực
hiện, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân, góp phần lớn trong thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc.
Bốn là, trong việc thực hiện chính sách dân tộc, Đảng bộ các cấp của
huyện luôn tạo ra sự thống nhất, đoàn kết cao trong các cấp ủy và chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ sở.
Đội ngũ cán bộ thường xuyên theo dõi tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của đồng bào trên mọi lĩnh vực như về sản xuất và đời sống, lao động và việc làm, về tình hình an ninh trật tự xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó kịp thời tham mưu, đề xuất với các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương giải quyết nhằm tháo gỡ những bức xúc khó khăn, ổn định đời sống và an ninh trật tự. Đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng nổ, bám bản, bám dân, đã khiến cho các chính sách dân tộc được đi sâu vào quần chúng nhân dân.
Năm là, trong thực hiện chính sách dân tộc Đảng bộ huyện luôn có sự
điều chỉnh, thay đổi mục tiêu cũng như phương pháp thực hiện cho phù hợp với sự biến động của tình hình và với từng xã, thôn cụ thể.
Trong giai đoạn 2005- 2010, Đảng bộ huyện ưu tiên đầu tư xây dựng xây dựng cơ sở hạ tầng. Điều này xuất phát từ thực tế Lương Sơn là một huyện nghèo, cơ sở hạ tầng yếu kém đặc biệt là về giao thông. Từ việc nhận thức đúng đắn xuất phát từ nhu cầu thực tế dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đã tạo ra những thay đổi căn bản diện mạo kinh tế xã hội văn hóa đồng thời góp phần củng cố an ninh quốc phòng, tạo ra những tiền đề vững chắc để Đảng bộ địa phương đề ra những phương hướng nhiệm vụ cho giai đoạn mới. Bước sang những năm 2010 - 2014, Đảng bộ huyện lại tập trung ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất cho đồng bào các dân tộc thiểu số và đẩy mạng xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số cơ sở và cộng đồng…
Do đặc thù là huyện nhiều đồng bào dân tộc thiểu số nên việc phát huy vai trò, người có uy tín trong đồng bào để cùng tham gia xây dưng hệ thống chính trị cơ sở, tham gia công tác xóa đói giảm nghèo và theo dõi giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc là một việc làm quan trọng. Nhiều người đã trở thành trung tâm của đoàn kết dân tộc.