Đảng bộ huyện Lƣơng Sơn đẩy mạnh lãnh đạo thực hiện chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện lương sơn (hòa bình) lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2005 đến năm 2014 (Trang 63 - 86)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Đảng bộ huyện Lƣơng Sơn đẩy mạnh lãnh đạo thực hiện chính

số lần thứ nhất, huyện Lương Sơn đã tiến hành Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV (2010) nhằm tổng kết, đánh giá và đưa ra nhiệm vụ phát triển chính sách dân tộc trong giai đoạn mới.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV xác định phương hướng, mục tiêu tổng quát cuả Đảng bộ trong nhiệm kỳ 2010 – 2015 là “Tăng cường đoàn kết sức mạnh các dân tộc, phát huy nội lực, tranh thủ tối đa nguồn lực để duy trì tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, bền vững , đi đôi với giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo và phát triển văn hóa, xã hội, bảo về môi trường; Nâng cao năng lực cán bộ, hiệu quả lãnh đạo, điều hành của cấp ủy Đảng, chính quyền; tập trung thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, gắn với phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; từng bước phát triển nông thôn mới; Giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; phấn đấu đến năm 2015 huyện Lương Sơn trở thành vùng động lực kinh tế của tỉnh Hòa Bình” [31, tr 21].

2.3. Đảng bộ huyện Lƣơng Sơn đẩy mạnh lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc. dân tộc.

Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XXIV, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận tổ quốc huyện Lương Sơn luôn bám sát các chương trình công tác, kịp thời bổ sung vào các kế hoạch công tác của huyện, với những nhận thức đó đã tạo ra bước chuyển biến mới, toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động của Đảng bộ, trong đó thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện là vấn đề then chốt.

Hàng năm Ủy ban nhân dân huyện Lương Sơn đã ban hành các Chương trình hành động: số 41/CTr-UBND và các Kế hoạch số 52/KH- UBND, 64/KH-UBND, 78/KH-UBND nhằm chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả các chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra. Các xã tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp đề ra.

Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo phòng dân tộc phối hợp với các đơn vị trên đại bàn huyện để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự trong toàn huyện. Phòng dân tộc đã phối hợp chặt chẽ với các phòng ban có liên quan nhằm triển khai có hiệu quả nhất các chính sách dân tộc trên địa bàn huyện. Năm 2011, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao phó, Phòng Dân tộc đã tham mưu giúp UBND huyện ban hành các quyết định về chế độ chính sách hỗ trợ, các chương trình, dự án cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc như: Thành lập Ban Quản lý xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung xóm Bặc Rặc, xã Tân Thành, bàn giao mặt bằng của dự án cho nhà thầu, tổ chức thi công; Quyết định phê duyệt danh sách hộ nghèo vùng khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ trực tiếp năm 2011 theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Phê duyệt danh sách các hộ thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ cải thiện vệ sinh môi trường năm 2011; Quyết định phê duyệt danh sách học sinh con hộ nghèo được hưởng chính sách hỗ trợ năm học 2010-2011theo Quyết định 101/ 2009/ QĐ-TTg ngày 05/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Trình Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình về việc đề nghị phân bổ kinh phí và duyệt bổ sung công trình nước sinh hoạt tập trung, theo Quyết định số 1592/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ; Quyết định phê duyệt danh sách hộ nghèo thuộc diện được vay vốn phát triển sản xuất theo Quyết định số: 32/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ...

Việc thực hiện chế độ chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện được triển khai kịp thời, tạo được niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Chính quyền đối với đồng bào dân tộc, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc có đời sống đặc biệt khó khăn.

* Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế

- Chuyển dịch kinh tế theo hướng tích cực

Thực hiện chỉ thị số 1971/CT-TTg ngày 27/10/2010 về tăng cường công tác dân tộc thời ký công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và được cụ thể bằng Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 4/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Đảng bộ huyện Lương Sơn đã tiến hành rà soát, bổ sung và quy hoạch lại định hướng phát triển kinh tế. Ủy ban nhân dân huyện đã ra quyết định số 68/QĐ-UBND nhằm xác định cụ thể các định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn mới. Quyết định nhấn mạnh cần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Và coi nhiệm vụ phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của công tác dân tộc.

Nhờ có sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ huyện Lương Sơn và sự phối hợp nhịp nhàng của các cấp, kinh tế của huyện đã có bước phát triển, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng nhanh; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư nâng cấp, đời sống nhân dân được cải thiện. Bước đầu đã thực hiện được mục tiêu là vùng động lực kinh tế của tỉnh Hòa Bình.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hăng năm đạt 11,5%. Cơ cấu kinh tế; Công nghiệp – xây dựng chiếm 48,1%; dịch vụ chiếm 28,8%; Nông – lâm nghiệp – thủy sản chiếm 23,1%. Thu ngân sách nhà nước bình quân hằng năm đạt 86 tỷ đồng; Tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm giảm 1,65%, đến năm 201 còn 4,95%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 ước đạt 36,6 triệu đồng, tăng 20,9 triệu đồng so với năm 2010 [71, tr 6].

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng hằng năm 2,8% giá trị sản xuất và tỷ trọng sản phẩm hàng hóa ngày một tăng, nâng cao đời sống cho dân cư nông thông, làm cơ sở cho nông thôn làm giàu và góp phần ổn định xã hội [71, tr 6].

Nông nghiệp: Tiếp tục phát triển , tăng dần tỷ trọng sản phẩm hàng hóa; tích cực ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên canh. Thâm canh cây lương thực, đồng thời mở rộng diện tích trồng rau, củ, quả tạo ra sản phẩm đặc trưng cho thị trường chấp nhận, trong đó quả lặc lày và rau hữu cơ đã được Bộ Khoa học – Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ tổng thể và sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được tôn vinh là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu toàn quốc năm 2014. Giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác tăng lên, đạt 78 triệu/hal, hệ số sử dụng đất đạt 2,44 lần [32, tr 7].

Lâm nghiệp: Công tác khoanh nuôi, trồng, chăm sóc, bảo vệ và phong, chống cháy rừng đạt được nhiều kết quả. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 46%. Kinh tế đồi rừng đang được mở rộng, đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân [71, tr 6].

Thủy sản: phát triển khá, hầu hết diện tích các công trình thủy lợi (hồ, đập) đều gắn với nuôi thủy sản. Diện tích nuôi thủy sản là 363 ha; sản lượng hằng năm đạt 1.115 tấn [32, tr 7].

Nửa đầu nhiệm kỳ, nhiều doanh nghiệp sản xuất không ổn định (nhất là các doanh nghiệp xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng), nửa sau nhiệm kỳ sản xuất đã dần khôi phục. Trong điều kiện khó khăn chung của cả nước, của tỉnh Hòa Bình, nhưng ngành công nghiệp – xây dựng của huyện vẫn tăng trưởng, bình quân 14%. Cơ cấu của ngành công nghiệp chuyển dich theo hướng tích cực giảm dần tỷ trọng giá trị sản phẩm các ngành khai thác khoáng

sản, tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm các ngành chế biến, chế tạo và các ngành có sản phẩm điện tử, may mặc, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản tăng năng lực sản xuất, nhiều nhà máy, doanh nghiệp đã cơ bản hoàn thành giai đoạn đầu tư và bắt đầu đi vào hoạt động. Các sản phẩm công nghiệp đa dạng và phát triển nhanh. Giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng ước đạt 4.213,8 tỷ đồng (tăng gấp hơn 12 lần so với năm 2009) [71, tr 6].

Trên địa bàn huyện có 3/7 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khu công nghiệp Lương Sơn đã được đầu tư kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại; tỷ lệ lấp đầy đạt trên 86%, thu hút 26 doanh nghiệp, trong đó có 12 dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với số vốn 232,4 triệu USD và 14 dự án đầu tư trong nước với số vốn đầu tư 2.690 tỷ đồng, với nhiều ngành sản xuất. Hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Lương Sơn đã giải quyết việc làm cho gần 9.000 lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu thu nhập trên địa bàn huyện. Khu công nghiệp Nhuận Trạch và khu công nghiệp Nam Lương Sơn đã được phê duyệt và công bố quy hoạch chi tiết; Khu công nghiệp Nam Lương Sơn đã có một số nhà máy, cơ sở sản xuất đi vào hoạt động và đã có thương phẩm [32, tr 8].

Các chợ khu vực được củng cố và đã xúc tiến xây dựng mới Chợ trung tâm huyện Lương Sơn; hằng năm tổ chức Hội chợ Thương mại – Văn hóa tại trung tâm huyện lỵ; thực hiện quản lý chặt chẽ các hoạt động thương mại.

Hệ thống dịch vụ phát triển rộng khắp trên các lĩnh vực: Thương mại, vận tải, bưu chính, viễn thông, ngân hàng, giáo dục…đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân.

Đã hình thành một số khu vực tập trung nhà hàng và có chiều hướng tăng lên: Văn hóa ẩm thực, các món ăn truyền thống của dân tộc Mường đang

được các nhà hàng giới thiệu, đưa vào kinh doanh và thu hút được đông đảo khách hàng trong và ngoài huyện.

Hoạt động du lịch phát triển khá, với các sản phẩm du lịch hang động, du lich sinh thái; một số địa điểm đang là nơi đến thường xuyên của du khách trong nước và ngoài nước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2014 đạt 1.833,6 tỷ đồng, (theo giá thực tế) tăng 4 lần so với năm 2009 [71, tr 3].

- Dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc nguồn vốn Chương trình 134, 135.

Căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 - 2020 và văn bản số 258/UBTVQH13-TCNS ngày 29/10/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện và nguồn lực cụ thể của các Dự án thành phần thuộc từng Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 – 2015; Hướng dẫn thực hiện số 638/UBND-NNTN của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình. Nhằm thực hiện có hiệu quả hơn các nguồn vốn của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ huyện Lương Sơn đã kiện toàn Ban quản lý dự án chương trình từ huyện cho tới xã, thôn. Ủy ban nhân dân huyện triển khai rà soát thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc khu vực I, II, III giai đoạn 2012-2015 theo Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015. Kết quả đã được cấp thẩm quyền công nhận trên địa bàn huyện có 08 thôn đặc biệt khó khăn, 01 xã thuộc khu vực III, 04 xã thuộc khu vực II và 15 xã, thị trấn thuộc khu vực I.

Trong giai đoạn này, tổng số công trình được đầu tư xây dựng là: 42 công trình với tổng kế hoạch vốn giao là 24.985.938.000 đồng và đã thực hiện

được tổng giá trị thanh toán lên tới 21.000.000.000 đồng, đạt 83,6% [71, tr 8]. Mặc dù số công trình có giảm nhưng quy mô và hiệu quả sử dụng nguồn vốn giai đoạn này đã có sự chuyển biến rõ nét. So với 55,5 % hiệu quả sử dụng vốn trong giai đoạn 2005 – 2010, có thể thấy rõ tiến bộ trong công tác quản lý và giải ngân vốn vay của huyện Lương Sơn.

Các công trình đều được thi công đảm bảo chất lượng, được tổ chức nghiệm thu theo quy định và bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng đều phát huy được hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống kinh tế - xã hội; giữ vững an ninh, quốc phòng và làm thay đổi bộ mặt nông thôn trong huyện. Công trình nước sinh hoạt tập trung vừa cung cấp nước cho các hộ dân sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày vừa đảm bảo hợp vệ sinh, không lãng phí nguồn tài nguyên nước vừa không để nước tự chảy ra nơi công cộng, các khu chuồng trại gia súc, gia cầm…gây ô nhiễm môi trường xung quanh, nảy sinh dịch bệnh làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người.; Công trình Mương Bai được thường xuyên cung cấp đảm bảo, điều tiết đủ nước phục vụ tưới tiêu cho sản xuất, chăn nuôi, làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Công trình đường giao thông góp phần giảm bớt khó khăn trong việc đi lại cho nhân dân, tạo điều kiện cho việc giao lưu, mua bán sản phẩm hàng hóa của bà con nông dân, góp phần làm tăng thu nhập cho đồng bào các dân tộc thiểu số trong khu vực. Công trình dân dụng như lớp học mầm non, nhà sinh hoạt cộng đồng tại các thôn, xóm được xây dựng phù hợp, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân trong khu vực. Từng bước giảm bớt khó khăn, tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy và học tập của thầy và trò; mặt khác vừa giảm giảm bớt khó khăn cho phụ huynh học sinh trong việc hàng ngày đưa con, em đến trường nhất là địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, vừa bố trí được quỹ thời

gian hợp lý để tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập góp phần ổn định cuộc sống tiến tới xóa đói, giảm nghèo. Công tác duy tu bảo dưỡng các công trình, được Uỷ ban nhân dân các xã thực hiện thường xuyên, để duy trì và nâng cao công năng và hiệu suất trong quá trình khai thác, sử dụng. Với tổng số kinh phí là 1.010,0 triệu đồng cho 36 hạng mục thuộc các loại cộng trình cơ sở hạ tầng [71, tr 9].

- Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Dự án đã đem lại cho 2.693 lượt hộ/37 mô hình với giá trị được hưởng lợi 6.639,0 triệu đồng [71, tr 9], góp phần nâng cao nhận thức, từng bước làm thay đổi tư duy lạc hậu trong lao động sản xuất, chăn nuôi thay vào đó là áp dụng các phương pháp, biện pháp thâm canh, cải tiến kỹ thuật đối với việc phát triển kinh tế hộ, kinh tế tập trung để đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao hơn, làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho người dân, góp phần giảm dần hộ nghèo và tiến tới giảm nghèo bền vững.

Đồng thời nâng cao nhận thức cho các cộng đồng người dân vùng đặc biệt khó khăn về các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, từ đó tự nguyện chấp hành và làm theo cũng như tăng thêm sự hiểu biết được các phương thức mới trong quá trình lao động, sản xuất, chăn nuôi và biết áp dụng kịp thời các tiến bộ khoa học vào thực tiễn đời sống trong lao động, học tập, sản xuất và vận động gia đình, người thân và mọi người xung quanh cùng noi theo, góp phần xây dựng quê hương, bản làng ngày càng phát triển.

- Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 7/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng số 5.131 lượt hộ/17.475 khẩu với số tiền được hỗ trợ là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện lương sơn (hòa bình) lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2005 đến năm 2014 (Trang 63 - 86)