7. Cấu trúc của luận văn
1.3. Đảng bộ huyện Lƣơng Sơn xác định một số nội dung cơ bản trong
việc thực hiện chính sách dân tộc
Với những tiềm năng sẵn có cùng sự quan tâm đầu tư giúp đỡ từ các cấp, các ngành, sự giao lưu kinh tế - văn hóa trong huyện các địa phương khác ngày càng mở rộng. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ là nguồn động lực lớn tạo đà đẩy nhanh, đẩy mạnh sự phát triển của huyện. Bộ mặt kinh tế xã hội của nhân dân các dân tộc Lương Sơn nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, Lương Sơn vẫn là một huyện nghèo với nông nghiệp ít được cơ giới hóa là ngành kinh tế chủ đạo. Đặc biệt, huyện còn phải đối mặt với nhiều khó khăn: kết cấu hạ tầng chưa hoàn thiện, mức sống của người dân nhất là vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở các xã khó khăn còn thấp, năng lực của một bộ phận cán bộ còn yếu.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên địa phương đồng thời thấm nhuần chủ trương của Đảng và thực hiện chủ trương của tỉnh ủy Hòa Bình, Đại hội Đảng bộ huyện Lương Sơn lần thứ XXIII năm 2005 đã đề ra mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế xã hội là: “Phát huy sức mạnh của nhân dân các dân tộc trong toàn huyện, tập trung mọi nguồn lực tiếp tục thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, xây dựng kết
cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và các hoạt động văn hóa – xã hội, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đưa Lương Sơn phát triển bền vững” [30, tr 13].
Trong “Báo cáo kết quả hai năm thực hiện Nghị quyết TƯ 7 (Khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc về công tác dân tộc, công tác tôn giáo”, Đảng bộ huyện đã đề ra chương trình hành động thực hiện nghị quyết Trung ương 7 (Khóa IX) nhằm tiếp tục phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp như sau:
1- Tiếp tục thực hiện tốt các đề án của Tỉnh ủy Hòa Bình, các quy chế dân chủ ở cơ sở, củng cố và phát triển tổ chức Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở. Nâng cao vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tập hợp, vận động, tyên truyền quần chúng nhân dân, để quần chúng nhân dân tích cực thực hiện có hiệu quả.
2- Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng đặc biệt khó khăn, chú trọng giải quyết các vấn đề bức xúc, khó khăn với đồng bào dân tộc thiểu. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, có phẩm chất đạo đức, có trình độ, năng lực tâm huyết với công việc, không quan liêu, không tham nhũng…
3- Đổi mới nội dung công tác dân tộc, công tác tôn giáo. Bám sát các chỉ thị, nghị quyết, pháp luật về công tác dân tộc, tôn giáo để chỉ đạo thực hiện tốt công tác này [39, tr 8-9].
Đặc biệt trong chương trình hành động tháng 9/2008, Đảng bộ huyện Lương Sơn đã nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa IX) như sau:
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, gắn xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, đưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất.
- Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các chương trình, dự án, các chính sách của nhà nước dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là việc phát triển giáo dục, y tế, xã hội, nâng cao dân trí.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện đồng bộ các chính sách đối với đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số và cán bộ làm công tác dân tộc, công tác tôn giáo.
- Làm tốt công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc, đồng bào có đạo, chủ động nằm và xử lý tốt, kịp thời những tình huống phức tạp, cảnh giác trước những âm mưu chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo.
- Coi trọng việc phát triển Đảng viên, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ già làng, trưởng bản, những người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc, đồng bào theo đạo [40, tr 7].