Đảng bộ huyện Lƣơng Sơn điều chỉnh một số nội dung trong việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện lương sơn (hòa bình) lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2005 đến năm 2014 (Trang 59 - 63)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Đảng bộ huyện Lƣơng Sơn điều chỉnh một số nội dung trong việc

thực hiện chính sách dân tộc

Trong năm 2009, thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 8/5/2009 của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo tiến hành Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình các cấp. Tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Lương Sơn lần thứ nhất ngày 12/11/2009 đã tổng kết, đánh giá công tác dân tộc, ghi nhận công lao to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số trong công cuộc xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc. Đại hội đã đề ra những chủ trương cơ bản để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đến năm 2020.

1. Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, chống mọi biểu hiện cục bộ, bè phái gây chia rẽ mất đoàn kết giữa các dân tộc trong các thôn, bản, và các địa phương trong huyện. Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 22 của Bộ chính trị, Quyết định số 72 của HĐBT (nay là Chính phủ) và Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc. Tập trung phát triển, kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh - quốc phòng; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy huy những giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.

2. Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, xã khu vực II, bản đặc biệt khó khăn và thôn, bản có đông đồng bào dân tộc, trước hết tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xoá đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh từng vùng đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Trung ư- ơng và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước.

3. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc và thực hiện công bằng xã hội. Trong những năm trước mắt làm tốt chính sách trợ giúp đồng bào dân tộc nghèo, khó khăn giải quyết ngay những vấn đề bức xúc như: tình trạng thiếu lương thực, thiếu nước sinh hoạt, nhà ở tạm bợ, không đủ tư liệu sản xuất, dụng cụ sinh hoạt tối thiểu; xây dựng kết cấu hạ tầng vùng đặc biệt khó khăn. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở và vấn đề tranh chấp đất đai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

4. Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc; cũng như quy hoạch, sắp xếp phân bổ lại hợp lý dân cư, nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững, gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng nông thôn mới.

5. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình; tăng cường các hoạt động văn hoá thông tin, tuyên truyền hướng về cơ sở; tăng thời lượng và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình; làm tốt công tác nghiên cứu, sưu tầm, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp bản sắc văn hoá của các dân tộc.

6. Thực hiện chương trình phổ cập bậc trung học phổ thông và các chương trình giáo dục ở các xã đặc biệt khó khăn; đẩy mạnh việc tổ chức các

trường mẫu giáo công lập; đa dạng hoá, phát triển nhanh các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề ở vùng dân tộc; tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu tiên, cử tuyển học sinh dành cho con em các dân tộc vào học tại các trường đại học, cao đẳng; bồi dưỡng đội ngũ trí thức và cán bộ là người dân tộc thiểu số.Tăng cường cơ sở khám chữa bệnh, cán bộ y tế cho các xóm, thôn, bản, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số; khuyến khích trồng và sử dụng các loại cây thuốc nam, phòng, chữa bệnh bằng cây thuốc nam.

7. Tăng cường tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức cho mọi người về ý nghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ môi trường và tài nguyên rừng vùng dân tộc và miền núi. Thực hiện các chương trình bảo vệ và phát triển rừng, tăng độ che phủ rừng, bảo vệ các nguồn nước sông suối, chống xói mòn đất; quy hoạch và quản lý chặt chẽ việc phát triển sản xuất công nghiệp, khai thác tài nguyên khoáng sản; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhưng phải đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái và chống ô nhiễm nguồn nước. Thực hiện hiệu quả các dự án trồng rừng, dự án du lịch sinh thái ở địa phương. Xây dựng và mở rộng các mô hình phát triển kinh tế rừng gắn với bảo vệ và phát triển vốn rừng. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân đấu tranh phòng chống cháy rừng, phá rừng. 8. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở nhất là những địa phương có đông dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt Nghị quyết Trung - ương 5 (khoá IX) về kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở; kiên quyết khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân của một số cán bộ; thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, luân chuyển cán bộ. Đẩy mạnh phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc.

9. Củng cố quốc phòng, an ninh chính trị: Phát huy sức mạnh tại chỗ để sẵn sàng đập tan âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch; tăng cường công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu kiện của nhân dân , không để xảy ra những “điểm nóng” về an ninh, trật tự xã hội. Thực hiện tốt chính sách tín ngưỡng và tôn giáo ở các xã đặc biệt khó khăn và vùng dân tộc, kiên quyết ngăn chặn việc lợi dụng chính sách tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng để hoạt động phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương, bảo vệ Tổ quốc.

10. Về công tác cán bộ: Công tác cán bộ là khâu then chốt để thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, là nhân tố quyết định trong công cuộc đổi mới ở địa phương. Vì vậy từ nay đến năm 2020, Huyện uỷ, ủy ban nhân dân huyện, các xã và các cơ quan phải có kế hoạch cụ thể để xây dựng đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ dân tộc thiểu số, phấn đấu đến năm 2015, 100% số cán bộ người dân tộc thiểu số ở các xã, thị trấn có trình độ trung học phổ thông; năm 2020 có 70% trở lên cán bộ có trình độ đại học và 100% có trình độ trung cấp lý luận chính trị [71, tr 16 - 17].

Báo cáo của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Lương Sơn đưa ra cho thấy tính toàn diện của chính sách dân tộc của huyện. Biểu thị cho quyết tâm cao độ của huyện, đồng thời cũng cho thấy khả năng phân tích, đánh giá tình hình nhanh chóng của Đảng bộ huyện trong việc thực hiện công tác dân tộc. Đã chỉ ra được nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ này chính là công tác xây dựng con người, những con người của thời đại mới, có khả năng nắm bắt và thích nghi với những biến động của tình hình trong và ngoài nước. Có xây dựng được đội ngũ cán bộ thì chính sách dân tộc mới có thể đi sâu vào quần chúng nhân dân và phát huy tác động tích cực.

Dựa trên những nhiệm vụ, chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện lương sơn (hòa bình) lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2005 đến năm 2014 (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)