Quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện lương sơn (hòa bình) lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2005 đến năm 2014 (Trang 36 - 53)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4. Quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ

Lƣơng Sơn.

Đảng bộ huyện Lương Sơn luôn chủ động theo dõi sát sao tình hình, điều kiện của từng địa phương và chỉ đạo phòng dân tộc sâu sát thực hiện các chỉ đạo về các mảng vấn đề thuộc chính sách dân tộc trên địa bàn huyện. Đảng bộ huyện Lương Sơn đã hết sức tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của Trung ương, Tỉnh và các huyện bạn, quán triệt việc thực hiện Nghị quyết lần thứ XIV Đảng bộ Tỉnh Hòa Bình và Nghị quyết đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ huyện Lương Sơn tới các cấp ủy đảng, chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm

túc các Chỉ thị, kế hoạch đã đề ra trong những nhiệm kỳ. Tập trung chỉ đạo, thực hiện dứt điểm các vấn đề liên quan đến xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh phát triển kinh tế; phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; phát triển giáo dục – y tế; giữ gìn an ninh, quốc phòng. Ngay sau khi thành lập, các Ban chủ nhiệm nghiên cứu xây dựng các chương trình công tác của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã nhanh chóng khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm đã nghiên cứu thực tiễn địa phương quận để có các chương trình công tác đạt hiệu quả, hàng loạt các chương trình công tác được các đồng chí lãnh đạo quận khẩn trương hoàn thành và chính thức có hiệu lực.

* Phát triển kinh tế nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc.

Phát huy những kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách dân tộc thông qua phát triển kinh tế trong những năm từ 2005 – 2010, Đảng bộ huyện Lương Sơn đã chỉ đạo tiếp tục thực hiện các giải pháp chủ yếu trong đó đặc biệt quan tâm đến giải pháp nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

Trong sản xuất nông nghiệp, nếu năm 1993 năng suất lúa của huyện bình quân chỉ đạt từ 20 đến 22 tạ/ha/vụ, thì năm 2005 đã đạt 50,9 tạ/ha/vụ. Cùng với trồng trọt, huyện Lương Sơn chú trọng đến chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trạm khuyến nông, khuyến lâm huyện đã xây dựng mô hình nuôi lợn siêu nạc, gà siêu trứng, bò sữa và nuôi ong. Huyện đã phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Năm 2009, toàn huyện có 11.241 con trâu, 5.672 con bò, 62.072 con lợn, 525.000 con gia cầm. Hiện nay, huyện đang thực hiện dự án chăn nuôi bò sữa, phát triển từ 30 con (năm 2000) lên 672 con (năm 2009) [31, tr 8].

Tích cực phát triển kinh tế rừng. Nhiều gia đình đã tận dụng đất hoang, cải tạo vườn đồi để trồng các loại cây ăn quả: vải, nhãn …, hoặc sử dụng hàng

nghìn hecta đất tự nhiên để trồng tre, luồng, keo tai tượng, bạch đàn, do đó đem lại hiệu quả kinh tế cao. Công tác chăm sóc bảo vệ rừng tự nhiên và rừng đầu nguồn được chú trộng, góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng đạt mức 44%. Huyện tích cực chỉ đạo các địa phương phát triển các mô hình kinh tế trang trại, kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, góp phần giải quyết số lao động dôi dư và tăng thu nhập cho kinh tế hộ. Toàn huyện hiện có 300 trang trại có quy mô 1 ha trở lên, trong đó có một số trang trại đã đem lại hiệu quả kinh tế ban đầu [31, tr 10].

Lao động dồi dào, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, giao thông thuận lợi đã tạo điều kiện thúc đẩy ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của Lương Sơn phát triển. Sản xuất vật liệu xây dựng là ngành có tính đột phá trong sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Trong những năm qua, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng đã đẩy mạnh sản xuất, tích cực đầu tư , cải tiến máy móc, dây chuyền sản xuất và mua sắm thiết bị tiên tiến để không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nhằm tăng sức cạnh tranh trên thi trường. Những năm gần đây, ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Lương Sơn phát triển khá mạnh. Những khu công nghiệp Lương Sơn, Nam Lương Sơn, khu công nghiệp Nhuận Trạch đang thu hút các nhà đầu tư đến với mảnh đất giàu tiềm năng này.

Quy mô kinh tế của huyện Lương Sơn đã có sự tăng trưởng đều trong suốt giai đoạn 2006 đến 2010. Nếu năm 2006 giá trị sản xuất chỉ đạt 2.711,1 tỷ đồng thì đến năm 2010 đã tăng lên 3.496,3 tỷ đồng (tăng 30%). Tương tự như vậy, giá trị sản xuất nông, lâm thủy sản là 251,6 tỷ năm 2006 và 357,2 tỷ năm 2010 (tăng 42%). Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tương ứng là 281 tỷ đồng và 728,5 tỷ đồng (tăng 159,3%) và giá trị của khu dịch vụ tương ứng là 172,5 tỷ đồng và 400,6 tỷ đồng (tăng 132,2%) [31, tr 12].

Giá trị sản xuất của huyện Lƣơng Sơn

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Giá trị sản xuất 2006 2007 2008 2009 2010 1.Nông lâm thủy

sản

251,6 285,0 285,0 323,6 357,2

2.CN-TTCN 281,0 364,0 473,0 528,0 728,5

3.KD-Dịch vụ 172,5 225,0 271,0 289,3 400,6

Tổng 705,1 874 1.029 1.140,9 1.486,3

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Lương Sơn)

Quy mô kinh tế trên cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện

Lương Sơn giai đoạn 2006 – 2010 tăng không đều. Điều này đã làm ảnh hưởng đến giải quyết việc làm và triển khai chính sách tạo việc làm cho lao động trên địa bàn theo ngành, theo khu vực, theo thành phần kinh tế và theo hộ gia đình.

Cơ cấu kinh tế của huyện Lƣơng Sơn

Đơn vị tính: %

Cơ cấu kinh tế 2006 2007 2008 2009

1.Nông lâm thủy sản 35,7 29,0 27,7 29,1

2.CN-TTCN 39,9 43,8 46,0 40,9

3.KD-Dịch vụ 24,5 27,2 26,3 30,0

Như vậy, từ năm 2006 – 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tăng cao 17,3%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Đến năm 2010 tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm còn 25%, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiềm 43,5%, dịch vụ - du lịch chiếm 31,5%.

Tăng trưởng kinh tế của huyện đã đạt 18,2% năm 2010, điều này là cơ hội nhưng cũng là thách thức vấn đề triển khai các chính sách tạo việc làm cho lao động huyện trong những năm mới.

Đến tháng 9/2010, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn huyện có 319 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký là 1.401 tỷ đồng và hơn 58 triệu USD. Các cơ sở sản xuất công nghiệp chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: sản xuất vật liệu xây dựng, góp phần tạo việc làm cho 3.576 lao động địa phương với mức thu nhập 0,8 đến 1,4 triệu đồng/người/tháng. Năm 2010, giá trị sản xuất hàng hóa của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện đạt trên 728,5 tỷ đồng [51, tr 8].

Lương Sơn là “động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh” theo đó, kinh tế Lương Sơn sẽ phát triển theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, tiếp đến là thương mại – du lịch – dịch vụ và nông – lâm nghiệp. Trong đó, huyện sẽ tập trung phát triển ngành công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng; trồng rau sạch, hoa, cây cảnh để cung cấp cho thị trường Hà Nội và hướng đến việc chăn nuôi loại con đặc sản như: lợn cỏ, hoặc triển khai dự án đàn bò sữa; chú trọng kêu gọi đầu tư vào 3 loại hình du lịch sinh thái, du lịch hang động và du lịch văn hóa.

- Thực hiện chương trình 135 giai đoạn II

Để tổ chức thực hiện tốt chương trình 135, ngày 28/3/2006, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có quyết định số 643/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn. Các huyện

sẽ không lập Ban chỉ đạo mà giao cho các phòng dân tộc làm cơ quan thường trực. Để triển khai dự án đúng tiến độ và mục tiêu, ngày 31/12/2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định số 26/2007/QĐ-UBND ban hành khung lộ trình thực hiện chương trình 135 giai đoạn II (2006 – 2010).

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình, ngày 22 tháng 1 năm 2007, Ủy ban nhân dân huyện đã ra Quyết định số 40/QĐ-UBND về việc thành lập Ban quản lý chương trình 135 giai đoạn II. Ngay sau khi thành lập Ban quản lý đã phân công chức năng nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tại văn bản số 07/PC-BCĐ ngày 14/2/2007 và đưa ra quy chế hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Ủy ban nhân dân huyện đã kiện toàn Ban quản lý các dự án chương trình 135 giai đoạn II tại Quyết định số 23/QĐ-UBND ngày 21/3/2007 của Ủy ban nhân dân huyện, Ban quản lý dự án cũng đã cụ thể hóa công việc được giao cho từng thành viên tại văn bản số 08/PC-BQL ngày 28/3/2007 và đưa ra quy chế hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Ủy ban nhân dân huyện đã kiện toàn Ban quản lý các dự án chương trình 135 giai đoạn II tại Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 18/4/2007 của Ủy ban nhân dân huyện, Ban quản lý dự án cũng đã cụ thể hóa công việc được giao cho từng thành viên tại văn bản số 09/PC-BQL ngày 24/4/2007 và hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo.

Về cấp xã, thực hiện chủ trương phân cấp mạnh mẽ về giao quyền làm chủ đầu tư các công trình, dự án thuộc chương trình 135, Ủy ban nhân dân huyện đã có công văn chỉ đạo số 167/CV-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2007 về hướng dẫn các xã, thị trấn đánh giá năng lực làm chủ đầu tư các công trình dự án thuộc chương trình 135 giai đoạn II theo Thông tư số 01/2007/TT-UBND ngày 04/6/2007 của Ủy ban dân tộc với khung lộ trình đến năm 2010 giao cho 100% số công trình, dự án đầu tư thuộc chương trình cho xã, thị trấn làm chủ

đầu tư, hỗ trợ đất sản xuất Các xã đều thành lập Ban quản lý dự án chương trình 135 giai đoạn II. Các công trình thuộc xã làm chủ đầu tư do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm trưởng ban, một số cán bộ chuyên môn của xã làm ủy viên và triển khai các nội dung của chương trình 135, thực hiện các chỉ tiêu giao và lập hồ sơ thanh quyết toán theo quy định.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng

Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt khó khăn, chính phủ đã ra quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 phê duyện đầu tư phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn từ 1999 – 2005 tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc chương trình 135 giai đoạn I đã xây dựng nhiều công trình thiết yếu phục vụ các hoạt động kinh tế - xã hội và văn hóa của đồng bảo các dân tộc huyện Lương Sơn. Tuy nhiên, với xuất phát điểm thấp, Lương Sơn vẫn là huyện nghèo với cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, chưa đồng bộ. Từ năm 2005 và nhất là sau quyết định 164/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ tiếp tục đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn II , Đảng bộ huyện Lương Sơn tiếp tục thực hiện dự án nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện dự án, các cấp, các ngành đã chủ động phối hợp, sáng tạo và đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, bám sát và thực hiện tốt các quy định của pháp luật. Kết quả thực hiện đem lại hiệu quả rõ nét, cơ sở hạ tầng nông thôn được cải thiện, đầu tư cải tạo và xây dựng được 69 công trình, với vốn đầu tư 56 tỷ đồng, có trường học khang trang, giao thông đi lại thuận tiện, trên 80% số hộ có điện lưới quốc gia và có nước sinh hoạt.

Biểu tổng hợp xây dựng cơ sở hạ tầng chƣơng trình 135 giai đoạn II huyện Lƣơng Sơn từ 2006 – 2010

Đơn vị: triệu đồng

STT Hạng mục Vốn Số công trình

55.710

1 Công trình giáo dục 5.860 9

2 Công trình giao thông 7.380 10

3 Công trình thủy lợi 7.374 12

4 Công trình điện 5.882 6

5 Nước sinh hoạt 0 0

6 Trạm y tế 0 0

7 Chợ 0 0

8 Quy hoạch phát triển xã đặc biệt khó khăn

30

9 Nhà sinh hoạt cộng đồng 900 3

( Nguồn: Báo cáo tổng kết các chƣơng trình, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2010)

Có thể nhận thấy, trong giai đoạn này, nguồn vốn 135 của huyện chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng và quy hoạch phát triển các xã đặc biệt khó khăn của huyện. Có thể nói đây là một hướng chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ huyện Lương Sơn trong việc thực hiện chính sách trên địa bàn huyện, đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác dân tộc.

- Hỗ trợ phát triển sản xuất

Nhằm hỗ trợ đồng bào các dân tộc đặc biệt là dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng chính quyền xã, xóm triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo quyết định số 32/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 126/2008/QĐ-TTg.

Thực hiện vay vốn và phát triển sản xuất huyện Lƣơng Sơn giai đoạn 2007- 2010 Tổng số hộ nghèo là dân tộc thiểu số (số liệu năm 2007) Nhu cầu thực hiện Kết quả thực hiện năm 2007 – 2009 Kế hoạch năm 2010 (triệu đồng) Tổng kinh phí được cấp từ năm 2007 – 2010 (triệu đồng)

Nhu cầu chưa thực hiện được từ năm 2007 - 2010 Tổng số hộ đặc biệt khó khăn Vốn (triệu đồng) Hộ Vốn (triệu đồng) Tổng số hộ đặc biệt khó khăn Vốn (triệu đồng) 996 655 3 275 58 274 220 494 597 2 985

Trong 4 năm từ 2007 đến 2010, số vốn được đầu tư của chương trình 135 cho dự án hỗ trợ sản xuất là 494 triệu đống. Số vốn thực hiện được là 274 triệu đồng, đạt 55,5%. Hiệu suất này là chưa cao, cho thấy quá trình thực hiện dự án cho vay hỗ trợ sản suất của huyện còn nhiều bất cập, chưa thực sự giúp người dân tiếp cận nguồn vốn để hỗ trợ phát triển sản xuất.

- Thực hiện chương trình 134

Cùng với việc hỗ trợ sản xuất để xóa đói giảm nghèo, để ổn định sản xuất và nơi ở cho đồng bào, Chương trình 134 còn hỗ trợ đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn huyện Lương Sơn theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg đã được ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình phê duyệt.

Đảng bộ huyện Lương Sơn đã thành lập ban chỉ đạo chương trình 134 và các tổ giúp việc điều hành thực hiện đề án. Các thành viên Ban chỉ đạo bám sát cơ sở được phân công phụ trách, phối hợp với ủy ban nhân dân các xã, thị trấn để chỉ đạo tốt thực hiện nhiệm vụ được giao. Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành nhiều Quyết định nhằm cụ thể hóa việc thực hiện chương trình 134 trên địa bàn huyện. Các phòng ban chức năng đã phối hợp chặt chẽ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể một số nội dung như: Hướng dẫn quy trình triển khai cụ thể từ xóm, bản; hướng dẫn tiêu chí để xác định những hộ còn ở nhà tạm, những hộ không có hoặc thiếu đất ở, để sản xuất; hướng dẫn về cấu trúc, quy cách nhà ở mới làm căn cứ cho nghiệm thu; hướng dẫn về việc quản lý, cấp phát thanh toán nguồn vốn; hướng dẫn về khai thác gỗ làm nhà ở, việc khai hoang phục hóa; hướng dẫn thực hiện xây dựng công trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện lương sơn (hòa bình) lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2005 đến năm 2014 (Trang 36 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)