Quán triệt sâu sắc đường lối quốc phòng toàn dân, tạo nên sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo kết hợp kinh tế với quốc phòng (1997 - 2010) (Trang 91 - 95)

Chƣơng 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Kinh nghiệm

3.2.1. Quán triệt sâu sắc đường lối quốc phòng toàn dân, tạo nên sự

Để tạo môi trường ổn định cho CNH, HĐH nhanh và bền vững, phải quán triệt sâu sắc, nắm vững đường lối quốc phòng toàn dân của Đảng. Đặc biệt vào những thời điểm quan trọng, Đảng bộ và chính quyền tỉnh phải có những nghị quyết, quyết định phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; đồng thời cần có những giải pháp mạnh sớm đưa nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, góp phần to lớn và có ý nghĩa quyết định vào sự thành công trong thực hiện nhiệm vụ kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Trong quá trình đổi mới đất nước, hội nhập và phát triển, kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng được đặt trên cơ sở nhận thức và quán triệt sâu sắc hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, giải quyết mối quan hệ giữa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, của cả hệ thống chính trị và mọi lực lượng trong xã hội. Việc thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng là sự nghiệp của toàn dân đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước.

Quán triệt chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã từng bước nhận thức và giải quyết hài hòa mối quan hệ đan xen, tác động lẫn nhau giữa yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong quá trình phát triển; chú trọng lấy hiệu quả kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng làm thước đo cơ bản đánh giá nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. “Tăng cường quốc

phòng, an ninh , giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng chính quyền các cấp trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức” [1, tr. 639].

Trước sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, những nguy cơ về mất ổn định chính trị - xã hội, tính chất phức tạp của vấn đề dân tộc, tôn giáo, vấn đề đất đai, các cấp ủy đảng ở Vĩnh Phúc luôn chú trọng giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo trong kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng. Trong khi coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, công tác đảm bảo quốc phòng được Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc xác định là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Các cấp ủy đảng đề ra nhiều giải pháp tập trung và kết hợp giải quyết đồng bộ cả về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng: “tập trung phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển các lĩnh vực văn hóa, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân” [31, tr. 43].

Thực tiễn cho thấy có lúc, có nơi sự kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Vĩnh Phúc chưa tốt, gây ảnh hưởng cho cả hai nhiệm vụ phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng. Cần có sự thay đổi về chất trong nhận thức của các cấp ủy đảng về kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng. Phải đảm bảo yêu cầu: ở đâu có các hoạt động kinh tế, sản xuất thì ở đó phải đảm bảo quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia, an ninh kinh tế, an ninh chính trị. Hơn nữa, phải thấy rõ việc tăng cường sức mạnh quốc phòng là để duy trì, tạo môi trường hòa bình, thuận lợi cho nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế đất nước. Kiên quyết khắc phục những nhận thức chưa đúng của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân cho rằng quốc phòng chỉ là việc riêng của quân đội, của các

lực lượng vũ trang; quốc phòng chỉ là nhằm chuẩn bị lực lượng, phương tiện để đánh thắng chiến tranh từ bên ngoài vào. Vì vậy, cần nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, cả về lực lượng và thế trận, nhất là thực hiện sự kết hợp giữa phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng trong xây dựng và tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố). Tăng cường nhận thức và tạo sự chuyển biến ý thức, trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp trong việc kết hợp phát triển kinh tế với yêu cầu bảo đảm quốc phòng, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, “thế trận lòng dân” vững mạnh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tuyên truyền sâu rộng về công tác giáo dục quốc phòng toàn dân nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp và nhân dân nắm vững các quan điểm cơ bản về bảo vệ Tổ quốc XHCN, cung cấp thông tin kịp thời để nhân dân thấy rõ thực chất âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch; tiến hành phổ cập giáo dục quốc phòng cho toàn dân bằng nhiều nội dung, hình thức thiết thực.

Trong phát triển kinh tế cũng như trong công tác quốc phòng cần chú ý những lệch lạc trong hoạt động thực tiễn, chỉ tập trung nhiệm vụ phát triển kinh tế, chú trọng nhiều hơn đến mục tiêu, lợi ích kinh tế mà chưa quan tâm đúng mức đến mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, chưa chú ý kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng. Hơn nữa cũng cần khắc phục nhận thức đơn giản, một chiều về sự kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng, cho rằng kinh tế là lĩnh vực về xây dựng, phát triển, quốc phòng là chống ngoại xâm nên việc kết hợp giữa hai lĩnh vực là “hỗ trợ nhau”. Hoặc nhận thức coi quốc phòng là gánh nặng phải thực hiện, kết hợp kinh tế với quốc phòng là sự áp đặt, là nghĩa vụ phải làm nên thiếu tính tự giác, chủ động trong quá trình thực hiện. Đặc biệt cần phải đấu tranh, phòng ngừa hiện tượng trong hoạt động kinh tế chỉ quan tâm tới lợi nhuận thuần túy, vì lợi ích kinh tế mà coi nhẹ việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; ngược lại, trong triển khai nhiệm vụ quốc phòng lại không tính đến lợi ích kinh tế, tạo môi trường thuận

lợi cho kinh tế phát triển. Việc thẩm định các dự án phải chú ý nội dung bảo đảm kết hợp kinh tế với quốc phòng, khắc phục khuynh hướng thuần túy về kinh tế, chạy theo lợi ích kinh tế đơn thuần, coi nhẹ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Mọi khuynh hướng tách rời, phiến diện trong nhận thức và lãnh đạo thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, chỉ thấy lợi ích trước mắt, lợi ích bộ phận mà không tính đến lợi ích lâu dài, chỉ chú ý lợi ích kinh tế mà xem nhẹ lợi ích quốc phòng đều ảnh hưởng đến quá trình phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngoài lực lượng nòng cốt là quân đội và công an, thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân phải dựa vào sức mạnh của toàn dân và sức mạnh của lòng dân. Do vậy, các ngành kinh tế có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phòng thủ đất nước, có trách nhiệm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và bảo đảm trang bị vật chất - kỹ thuật - hậu cần cho thế trận đó. Cần đổi mới nhận thức và chỉ đạo hoạt động xây dựng quốc phòng - an ninh... lồng các yêu cầu quốc phòng vào các hoạt động kinh tế, kết hợp nó thành một chỉnh thể thống nhất. Để cho tư duy mới về kết hợp quốc phòng với kinh tế ngày càng tốt hơn và trở thành hiện thực, cần phải:

- Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, tuyên truyền

nhiệm vụ quốc phòng, sự kết hợp kinh tế với quốc phòng, “việc tổ chức giáo dục ý thức kết hợp kinh tế với quốc phòng cho toàn dân là điều rất quan trọng” [43, tr. 25]. Cụ thể hóa các chủ trương chính sách của Đảng, làm cho mọi người có nhận thức đúng, thống nhất về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, mà nhiệm vụ hàng đầu là chống DBHB, bạo loạn lật đổ và sẵn sàng ứng phó với các tình huống khác.

Cần đặc biệt quan tâm đến những vấn đề thuộc về quan điểm, phương thức, phương pháp mới về kết hợp kinh tế với quốc phòng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chỉ rõ những nhận thức còn lệch lạc trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng, các nguy cơ đe dọa đến công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế, chống khuynh hướng chỉ coi

trọng phát triển kinh tế mà coi nhẹ nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN...

Tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về phát triển kinh tế - xã hội, coi đó là cơ sở, tiền đề để xây dựng cơ sở vật chất và đời sống tinh thần, bảo đảm mọi điều kiện cho việc xây dựng thực lực chính trị và bảo đảm quốc phòng.

- Đặc biệt coi trọng gây dựng tình đoàn kết gắn bó “như cá với nước” giữa quân và dân

Đảng bộ, chính quyền địa phương và các đoàn nhân dân phải luôn là trung tâm đoàn kết giữa các đơn vị, là chỗ dựa quan trọng, tin cậy và vững chắc của các lực lượng. Chính nhờ sự đoàn kết gắn bó “quân với dân một ý chí” mà những năm qua, quân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách hoàn thành tốt các nhiệm vụ. “Đảng bộ luôn bám chặt trong dân, tin dân, dựa vào dân, gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân che chở, đùm bọc, bảo vệ cho Đảng và cách mạng trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc và trong cuộc đấu tranh chống đói nghèo lạc hậu” [1, tr. 663].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo kết hợp kinh tế với quốc phòng (1997 - 2010) (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)