Hoàn cảnh lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo kết hợp kinh tế với quốc phòng (1997 - 2010) (Trang 51 - 53)

2.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương kết hợp kinh tế với quốc phòng của

2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử

Bước vào giai đoạn mới, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nhiều mặt tới đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của các quốc gia, nhất là sau sự kiện ngày 11/9/2001 ở Mỹ, kinh tế thế giới và khu vực đan xen những biểu hiện suy thoái, phục hồi và phát triển, sự cạnh tranh cũng như những chính sách bất bình đẳng của một số nước. Kinh tế thế giới và khu vực vẫn đang phục hồi và phát triển, tuy nhiên những yếu tố bất trắc khó lường luôn luôn tiềm ẩn. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ... giữa các nước ngày càng gay gắt. Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố, những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. Trước những diễn biến đó, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước luôn được đặt lên hàng đầu đối với tất cả các nước trên thế giới.

Việt Nam nằm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, là khu vực phát triển năng động và sáng tạo. Ở khu vực này, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng, nhưng luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định như tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, tài

nguyên giữa các nước, những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ở một số nước. Nằm trong khu vực có nhiều thuận lợi nhưng cũng nhiều khó khăn, Việt Nam có nhiều điều kiện khi tham gia phát triển kinh tế nhưng cũng có nhiều thách thức phải vượt qua. Vì vậy, muốn đứng vững được trên trường quốc tế cũng như khẳng định được vị thế của mình, Việt Nam phải tập trung vào phát triển kinh tế - xã hội để đảm bảo quốc phòng - an ninh; củng cố quốc phòng - an ninh để tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế phát triển. Đất nước Việt Nam trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, đạt được những thành tựu quan trọng trên các mặt. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng họp từ ngày 18 đến ngày 25-4-2006 tại thủ đô Hà Nội đã khẳng định: 20 năm qua (1986-2006) công cuộc đổi mới ở đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa sâu sắc. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện; kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN được đẩy mạnh; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng - an ninh được giữ vững; vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao; sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp. Tuy nhiên, nước ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào.

Việc chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới là cơ hội để Việt Nam hội nhập rộng hơn, sâu hơn, có hiệu quả hơn, tỉnh Vĩnh Phúc có cơ hội mở rộng thị trường, thu hút các nguồn lực đầu tư quốc tế, tiếp thu công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến. Từ khi tách tỉnh đến nay nền kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh không

ngừng được cải thiện, đặc biệt việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh từng bước được thực hiện.

Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Nền kinh tế - xã hội còn ở điểm xuất phát thấp. Trong những năm đổi mới, tuy nền kinh tế đã đạt được một số thành tựu quan trọng nhưng chưa vững chắc. Cơ sở hạ tầng còn yếu, nhất là sau khi tỉnh và một số huyện được chia tách, mặt bằng dân trí chưa cao, đời sống vật chất tinh thần của một bộ phận nhân dân còn gặp không ít khó khăn, nhất là ở vùng núi, vùng dân tộc. Tình hình tranh chấp, khiếu kiện ở một số địa bàn nông thôn diễn biến phức tạp, có nơi khiếu kiện tập thể kéo dài. Vĩnh Phúc là nơi tập trung các cơ quan, đơn vị, công trình quốc phòng, đây vừa là thuận lợi nhưng cũng là khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội gắn với công tác đảm bảo an ninh, quốc phòng ở địa phương. Mặt khác, trong quá trình phát triển nảy sinh những vấn đề mới: phát triển nhanh nhưng phải bền vững, tăng trưởng nhưng phải ổn định, đó là những thách thức đòi hỏi tỉnh Vĩnh Phúc phải vượt qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo kết hợp kinh tế với quốc phòng (1997 - 2010) (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)