3.2. Một số giải pháp
3.2.2. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể
thể và đội ngũ cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò quan trọng của công tác tôn giáo trong giai đoạn hiện nay
Thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo trong nhiều năm cho thấy: Nhiều cán bộ chưa nhận thức đầy đủ về tính chất phức tạp trong hoạt động quản lý này; vì vậy, có trường hợp đã xảy ra sự cố đáng tiếc. Do đó, cần phải nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và đội ngũ cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò quan trọng của công tác tôn giáo trong giai đoạn hiện nay.
Theo đó, cần quán triệt sâu rộng trong mỗi cán bộ, Đảng viên trong toàn hệ thống chính trị nhận thức rằng, hoạt động của tôn giáo trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn là nhu cầu không thể thiếu của một bộ phận nhân dân và phải được đáp ứng. Không nên cho rằng, đồng bào các tôn giáo đi lễ chùa, cầu kinh, nhà thờ… là việc mê tín, lạc hậu, lãng phí thời gian. Mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật, tránh đối xử phân biệt giữa đồng bào các tôn giáo với công dân.
Cùng với đó, cần phân định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý của chính quyền và việc tuyên truyền, vận động của các tổ chức xã hội trong quản lý nhà nước về tôn giáo. Mặt trận Tổ Quốc cùng các đoàn thể phải là lực lượng đi đầu trong công tác vận động, tuyên truyền đường lối,
chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Trong tình hình điều kiện mới, thủ đô Viêng Chăn cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chỉ đạo quản lý hoạt động của tôn giáo. Ban chỉ đạo tôn giáo thành ủy phải phối hợp tốt với cán bộ làm công tác tôn giáo để nắm bắt tình hình tôn giáo, kịp thời giải quyết các vấn đề, không để xảy ra các “điểm nóng tôn giáo” . Cán bộ quản lý tôn giáo ở từng bản, huyện, quận hay trên toàn Thủ đô cần sát sao trong việc theo dõi các hoạt động của tôn giáo trên địa bàn để có phương hướng xử lý triệt để, dứt điểm các phát sinh.