Đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo xâm phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay (Trang 84 - 86)

3.2. Một số giải pháp

3.2.6. Đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo xâm phạm

phạm an ninh quốc gia

Cho đến nay, các thế lực thù địch, đặc biệt là chính quyền Mỹ, luôn tìm kiếm các sự kiện trong các tôn giáo để kiếm cớ can thiệp Lào. Trong tiến trình cách mạng nước CHDCND Lào, các thế lực thù địch đứng đầu là chính quyền Mỹ luôn chú trọng lợi dụng tôn giáo để chống phá. Từ khi nước CHDCND Lào đổi mới, mở cửa, những năm gần đây, các thế lực thù địch càng tăng cường các hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ Xã hội chủ nghĩa ở nước CHDCND Lào. Tháng 11/1996, Chính phủ Mỹ đã thành lập "Ủy ban cố vấn về tự do tôn giáo ở nước ngoài" và "Ủy ban đối thoại và hiểu biết về Phật giáo" thuộc Hạ nghị viện Mỹ. Các tổ chức này đã cử người vào nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào với nhiều danh nghĩa để tìm hiểu, thu thập thông tin về hoạt động tôn giáo và tình hình "đàn áp tôn giáo" ở Lào. Tháng 7/1997, Ngoại trưởng Mỹ trình bày "Báo cáo về quyền tự do tôn giáo các nước trên thế giới" trước Quốc hội Mỹ, đã đưa ra danh sách 78 nước (tháng 4/1998 là 36 nước, tháng 9/1999 là 194 nước...) "có vấn đề tự do tôn giáo" trong đó có Lào. Mỹ đưa ra luật

HR.2431 về "tự do tôn giáo quốc tế", Luật HR.3194 về "Kinh phí cho hoạt động đối ngoại" nhằm lợi dụng vấn đề tôn giáo để can thiệp vào nội bộ các nước trong đó có Lào, đồng thời kích động sự chống đối từ bên trong các nước. Tổng thống Mỹ và nhiều nhân vật trong chính giới Mỹ có nhiều cuộc tiếp xúc với các tổ chức Trung tâm khoa học về tín ngưỡng và tôn giáo; dung túng cho số này hoạt động chống Lào. Thực hiện chính sách 2 mặt: vừa hợp tác, vừa lôi kéo, can thiệp sâu vào công việc nội bộ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Mỹ và một số nước phương Tây nhằm tới thực hiện mưu đồ chuyển hóa nội bộ, hy vọng làm cho Lào “tự diễn biến”. Điều này có tính chất nghiêm trọng, trực tiếp tạo nên nguy cơ mất ổn định chính trị, phương hại đến chính sách đối ngoại của Đảng, làm giảm hiệu lực quản lý Nhà nước, từ đó các thế lực thù địch có thể lợi dụng để vu cáo Lào về nhân quyền, tôn giáo để kiếm cớ can thiệp.

Do đó, cần phải chủ động đấu tranh với âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo là nhiệm vụ cấp thiết, cần được tiến hành đồng bộ bằng nhiều giải pháp, trong đó, cùng với các biện pháp đã nêu ở trên, cần chủ động đấu tranh trên mặt trận chính trị, tư tưởng, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng của các thế lực thù địch; kịp thời giải quyết tốt các “điểm nóng” liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo. Chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, dập tắt mọi âm mưu, hành động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, kích động lôi kéo đồng bào gây rối, bạo loạn. Cần thường xuyên vạch trần bộ mặt phản động của các thế lực thù địch, phản động để nhân dân nhận rõ và không bị lừa bịp. Đồng thời, vận động, bảo vệ đồng bào các dân tộc, tôn giáo để đồng bào tự vạch mặt những thủ đoạn xảo trá của chúng. Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh này. Khi xuất hiện “điểm nóng”, cần tìm rõ nguyên nhân, có biện pháp giải quyết kịp thời, không để lan rộng, không để kẻ thù lấy cớ can thiệp; xử lý nghiêm minh theo pháp luật những kẻ cầm đầu, ngoan cố chống phá cách mạng. Đồng thời, kiên trì thuyết phục, vận

động những người nhẹ dạ, cả tin nghe theo kẻ xấu quay về với cộng đồng; đối xử khoan hồng, độ lượng, bình đẳng với những người lầm lỗi đã ăn năn, hối cải, phục thiện.

Vấn đề tôn giáo là rất quan trọng, nhưng cũng rất nhạy cảm, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá, nhằm mưu đồ chuyển hóa chế độ xã hội chủ nghĩa, xóa vai trò lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đối với toàn xã hội. Do đó, đồng bộ thực hiện tốt các giải pháp nêu trên sẽ góp phần làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)