Tự chủ về tài chính trong NCKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới phương thức quản lí tài chính theo hướng tự chủ nhằm khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 28 - 30)

10. Kết cấu luận văn: gồm 3 phần

1.1 Các khái niệm công cụ

1.1.5. Tự chủ về tài chính trong NCKH

Theo từ điển tiếng Việt Wiktionary: Tự chủ là tự điều hành, tự quản lí công việc của mình, không bị ai chi phối.

Theo từ điển tiếng Anh: tự chủ (autonomy) là quyền tự quản, tự điều hành, tự quản lí đối với mỗi cá nhân, khu vực hoặc tổ chức. Với cách định nghĩa này thì tự chủ gần với nghĩa của tự trị, tức là mỗi một sự việc/ hoạt động phát sinh thì người làm sẽ được quyền quyết định thực hiện hoạt động đó theo cách của mình.

Với các khái niệm trên về “ tự chủ” thì chúng ta nên hiểu thế nào về tự chủ trong trường đại học. Có nhiều cách hiểu khác nhau về tự chủ đại học, tùy theo nhận thức về vai trò của nhà nước đối với giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Tự chủ trong các trường đại học có thể hiểu là sự thoát ra khỏi sự kiểm soát của cơ quan quản lí nhà nước, sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh để tự do đưa ra các quyền quyết định về cách thức tổ chức hoạt động cũng như mục tiêu sứ mạng của trường.

Tự chủ cũng có thể được thể hiện ở hai cấp: cấp độ giữa trường đại học với nhà nước, và cấp độ giữa trường với các bộ phận trong trường. Tự chủ cũng có thể chỉ có tính chất thủ tục, hình thức (quyền quyết định các phương tiện, cách thức để đạt đến mục tiêu đã được xác định trước), hoặc tự chủ có tính thực chất (quyền quyết định các mục tiêu cũng như chương trình hoạt động). Tự chủ cũng có thể được nhìn nhận như là các quyền lực có điều kiện: các trường chỉ có thể có quyền tự chủ khi đã đạt được các chuẩn mực quốc gia hoặc các chuẩn mực đã được định sẵn theo các chính sách công. Tuy được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh khác nhau, tự chủ của trường đại học vẫn có thể được khái quát là khả năng của trường được hoạt động theo cách thức mình lựa chọn để đạt được sứ mạng và mục tiêu do trường đặt ra.

Các thành tố trong tự chủ đại học bao gồm:

- Tự chủ nguồn nhân lực: Với quyền tự chủ này, trường được quyền quyết định về các vấn đề liên quan đến điều kiện tuyển dụng, lương bổng, sử

dụng nguồn nhân lực, bổ nhiệm, miễn nhiệm các vị trí trong khu vực học thuật và khu vực hành chính.

- Tự chủ trong các vấn đề liên quan đến tuyển sinh và quản lý sinh viên. - Tự chủ trong các hoạt động học thuật và chương trình giáo dục như phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, nội dung chương trình và giáo trình học liệu.

- Tự chủ trong các chuẩn mực học thuật, như các tiêu chuẩn của văn bằng, các vấn đề liên quan đến kiểm tra và kiểm định chất lượng.

- Tự chủ trong nghiên cứu và xuất bản, giảng dạy và hướng dẫn học viên cao học, các ưu tiên trong nghiên cứu và quyền tự do xuất bản.

- Tự chủ trong các vấn đề liên quan đến quản lý hành chính và tài chính, quản lý và sử dụng ngân sách, các nguồn tài chính của trường.

Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Mục tiêu của nghị định là trao và thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức, sắp xếp lại bộ máy sử dụng lao động và nguồn nhân lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Việc giao quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lí cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyêt định của mình, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong nghị định 43/2006/NĐ-CP cũng nêu rõ, các tổ chức Khoa học và công nghệ thực hiện theo qui định tại Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ qui định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm tăng cường trách nhiệm và nâng cao tính tích cực chủ động, năng động, sáng tạo của các tổ chức khoa học và công nghệ và thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ; tạo điều kiện đầu tư có trọng điểm cho các tổ chức khoa học và công nghệ.

Trong luận văn này chúng ta quan tâm tới vấn đề tự chủ về tài chính trong trường đại học mà cụ thể là tự chủ về tài chính trong NCKH. Tự chủ về tài chính trong NCKH nó là một phần của tự chủ trường đại học. Tác giả đưa ra một khái quát chung tự chủ về tài chính trong NCKH là việc mà một cá nhân, hay tổ chức NCKH được quyền lựa chọn cách thức thực hiện về tài chính và đạt được mục tiêu cuối cùng là sản phẩm NCKH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới phương thức quản lí tài chính theo hướng tự chủ nhằm khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)