10. Kết cấu luận văn: gồm 3 phần
1.2. Các lý thuyết liên quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Lý thuyết hệ thống
Lý thuyết hệ thống ra đời từ những năm 70 của thế kỉ XX. Theo Vũ Cao Đàm, thì hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại nhau một cách có qui luật để tạo thành một chỉnh thể, từ đó xuất hiện một đặc tính mới gọi là “tính trồi”, đảm bảo thực hiện chức năng nhất định.
Quản lí tài chính NCKH đặt trong lý thuyết hệ thống bao gồm từ khâu xây dựng kế hoạch NCKH, phê duyệt kế hoạch NCKH (bao gồm cả dự toán kinh phí NCKH), cấp phát kinh phí, kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài NCKH, nghiệm thu công trình NCKH và cuối cùng là phê duyệt quyết toán NCKH. Nếu coi quản lí tài chính NCKH là một hệ thống thì mỗi khâu trong qui trình quản lí tài chính NCKH được coi như là một phần tử của hệ thống. Đã là một phần tử của hệ thống thì mỗi khâu này đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau. Việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu đúng nội dung yêu cầu, theo đúng qui định của nhà nước thì việc phê duyệt kế hoạch sẽ được nhanh chóng và như vậy sẽ liên quan đến cấp phát, thực hiện, kiểm tra, nghiệm thu và quyết toán đề tài NCKH.
Các đặc trưng, căn cứ để xác định hệ thống:
- Trong hệ thống có nhiều bộ phận và phần tử hợp thành. Giữa các bộ phận và phần tử đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau một cách có qui luật.
phần tử có thể ảnh hưởng đến phần tử khác và toàn bộ hệ thống và ngược lại, nếu có sự thay đổi về chất của hệ thống đều có thể làm ảnh hưởng đến các phần tử của hệ thống.
Các phần tử hợp thành một thể thống nhất, tạo ra tính chất ưu việt hơn hẳn từng phần tử tồn tại riêng lẻ không có, đây là tính trồi của hệ thống nhằm thực hiện chức năng mục tiêu nhất định.
Các quan điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu hệ thống:
- Quan điểm nghiên cứu hệ thống là tổng thể các yếu tố chi phối đến quá trình thông tin, nghiên cứu và đánh giá hệ thống. Quan điểm nghiên cứu giúp chúng ta trả lời câu hỏi: trong quá trình nghiên cứu cần đạt được những thông tin nào? Việc đánh giá hệ thống dựa vào những tiêu chí nào.
- Các phương pháp nghiên cứu hệ thống: có 4 phương pháp nghiên cứu. Phương pháp mô hình hóa: là phương pháp nghiên cứu hệ thống thông qua các mô hình về hệ thống.
Phương pháp hộp đen: là phương pháp nghiên cứu hệ thống bằng cách quan sát hay tác động lên hệ thống bởi các hệ đầu vào, đo lường những phản ứng của hệ thống ở đầu ra thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra mà rút ra những kết luận nhất định về bên trong củ hệ thống. Phương pháp hộp đen áp dụng cho trường hợp chỉ biết đầu vào và đầu ra của hệ thống, không bết rõ cơ cấu bên trong hệ thống.
Phương pháp tiếp cận hệ thống là phương pháp nghiên cứu hệ thống bằng cách phân tích hệ thống thành nhiều hệ thống con hoặc nhiều phân hệ nhỏ hơn mang tính độc lập tương đối, sau đó tiến hành nghiên cứu phân tích từng phân hệ hoặc hệ thống con để tìm ra đặc trưng riêng và những tính chất chung trong mối rằng buộc của hệ thống.
Trong luận văn này tác giả nghiên cứu hệ thống quản lí tài chính NCKH và sử dụng phương pháp hộp đen để làm giải pháp cho hệ thống quản lí tài chính NCKH. Muốn nghiên cứu hệ thống quản lí tài chính NCKH ta phải nghiên cứu từng phần tử của hệ thống tức là nghiên cứu từ khâu lập kế
hoạch NCKH, tiếp đến là phê duyệt kế hoạch, cấp kinh phí, kiểm tra, nghiệm thu kết quả và cuối cùng là phê duyệt quyết toán kinh phí NCKH. Thay vào đó ta chỉ cần đưa ra yêu cầu của đầu vào và kiểm soát đầu ra của sản phẩm NCKH là đủ để quản lí được hệ thống quản lí tài chính NCKH.
Sơ đồ dưới đây mô tả hệ thống quản lý NCKH trong đó các nguồn lực KH&CN (cong người, tài chính, hạ tầng kĩ thuật, thông tin) đóng vai trò đầu vào của hệ thống. Các phẩm KH&CN (phát minh, sáng chế, giải pháp kĩ thuật…) là đầu ra của hệ thống. Ở đây nguồn lực tài chính tham gia vào như một thành tố quan trọng và góp phần quyết định chất lượng sản phẩm đầu ra.
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống điền khiển trong quản lí Khoa học và Công nghệ