Bức tranh tổng thể về trường ĐHKHXH&NV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới phương thức quản lí tài chính theo hướng tự chủ nhằm khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 37 - 39)

10. Kết cấu luận văn: gồm 3 phần

2.1. Khái quát về Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học

2.1.1. Bức tranh tổng thể về trường ĐHKHXH&NV

Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ. Để phù hợp với thực tiễn, nhu cầu phát triển toàn cầu hóa, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 186/2013/NĐ-CP về Đại học quốc gia thay thế cho Nghị định số 07/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ về Đại học Quốc gia. Để gia tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các cơ sở giáo dục đại học thành viên, ngày 26/3/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên (Quyết định này thay thế cho Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/02/2001 của Thủ tướng Chính phủ).

Về cơ bản ĐHQGHN đã trở thành một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, NCKH và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao gồm tổng số 29 đơn vị thành viên trong đó bao gồm: 11 đơn vị đào tạo trình độ ĐH và sau ĐH, gồm: 6 trường ĐH thành viên và 05 Khoa trực thuộc, 02 đơn vị đào tạo các môn chung về quốc phòng - an ninh và thể chất, thể thao ; 7 đơn vị NCKH và công nghệ, gồm: 03 Viện nghiên cứu thành viên, 02 Viện nghiên cứu trực thuộc và 02 Trung tâm nghiên cứu trực thuộc; 9 đơn vị dịch vụ và phục vụ trực thuộc.

Một trong 3 sứ mệnh của ĐHQGHN là sáng tạo, NCKH và công nghệ đỉnh cao, chuyển giao tri thức; ĐHQGHN là trung tâm đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với NCKH

và triển khai ứng dụng, giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội - nhân văn, giữa khoa học và công nghệ để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài và thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu trọng điểm về khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế xã hội mũi nhọn.

ĐHQGHN là một tổ chức khoa học và công nghệ hàng đầu của cả nước, được Đảng và Chính phủ quan tâm chỉ đạo và đầu tư. Với triết lí mỗi giảng viên, nghiên cứu viên là nhà khoa học, đào tạo dựa vào nghiên cứu và nghiên cứu phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo, nguồn nhân lực thực hiện các hoạt động nghiên cứu KH&CN ở ĐHQGHN không chỉ có nghiên cứu viên mà bao gồm tất cả các giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên đại học. NCKH công nghệ thường xuyên được triển khai ở 6 trường đại học thành viên, 5 khoa trực thuộc, 5 viện nghiên cứu và các trung tâm.

Trường ĐHKHXH&NV thuộc ĐHQGHN, là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu KHXH&NV lớn nhất của đất nước, với sứ mệnh đi đầu trong sáng tạo, truyền bá trí thức và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về KHXH&NV, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Hiện nay trường ĐHKHXH&NV có 15 khoa và 1 bộ môn trực thuộc, 9 phòng chức năng, 15 trung tâm (bao gồm cả bảo tàng), 1 công ty dịch vụ. Tổng số cán bộ công nhân viên toàn trường tính đến tháng 7/2014 là 515 người, trong đó có 365 giảng viên, 10 nghiên cứu viên, 6 kế toán viên, 1 kĩ sư, 119 chuyên viên và 14 ngạch khác. Về trình độ có 180 tiến sĩ, 200 thạc sĩ, 121 cử nhân, 14 trung cấp. Riêng đội ngũ giảng viên có 365 người, trong đó có 6 giáo sư tiến sĩ, 84 phó giáo sư tiến sĩ, 90 tiến sĩ, 151 thạc sĩ và 34 cử nhân. Với chức năng là một trung tâm đào tạo về lĩnh vực KHXH&NV lớn của đất nước, trường đang tiến hành các chương trình đào tạo như: đại học chính qui, vừa làm vừa học, sau đại học, ngắn hạn với 18 ngành cử nhân, 26 chuyên ngành thạc sỹ và 28 chuyên ngành tiến sĩ với tổng số khoảng 14.000 sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới phương thức quản lí tài chính theo hướng tự chủ nhằm khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)