Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới phương thức quản lí tài chính theo hướng tự chủ nhằm khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 61)

10. Kết cấu luận văn: gồm 3 phần

2.5. Đánh giá chung

Ngay trong quá trình xét duyệt đề tài NCKH kinh phí đề tài thường xuyên bị cắt giảm so với đề xuất ban đầu nhưng sản phẩm vẫn giữ nguyên không thay đổi dẫn đến chủ nhiệm đề tài vẫn phải cố gắng thực hiện vì khi đã đề xuất tức là đã đầu tư và có hướng nghiên cứu nên cần phải duy trì.

Kinh phí bị cắt giảm nhưng không có lý do cắt giảm tại sao? Cắt giảm như thế nào để chủ trì đề tài còn rút kinh nghiệm những lần đề xuất sau.

Khi đăng ký đề tài thì nội dung của đề tài đã được Hội đồng ngành phê duyệt về nội dung, nhưng với kinh phí bị cắt giảm sẽ dẫn đến chủ nhiệm đề tài xin thay đổi (thêm, bớt) nội dung.

Số lượng cán bộ đăng ký thực hiện đề tài NCKH nhiều, quá trình xét chọn cũng phải cân nhắc lựa chọn những đề tài có tính mới và loại bỏ những đề tài tốt nhưng do thiếu kinh phí. Khi được hỏi về vấn đề kinh phí cho các đề tài, các chủ nhiệm đề tài đã đưa ra ý kiến:

Để có thể đánh giá được chính xác về việc tổ chức thực hiện đề tài NCKH, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu đối với cán bộ là chủ nhiệm đề tài, các cán bộ tham gia nghiên cứu, cán bộ quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học tại Trường ĐHKHXH&NV. Hầu hết các cán bộ được hỏi đều thấy có khó

“Kinh phí đề tài NCKH với định mức quá thấp dẫn đến chất lượng và kết quả đề tài cũng thấp theo. Cần xét lại định mức để tăng kinh phí đề tài”. (Nam, PGS.TS)

“Thủ tục thanh quyết toán yêu cầu nhiều khoản mục, giấy tờ theo bảng kê phức tạp và không phù hợp với thủ tục quyết toán chung của tổ chức chủ trì đề tài”

(Nam, TS)

“Thời gian thanh quyết toán với nhiều thủ tục, giấy tờ gây mất nhiều hơn thời gian làm chuyên môn”.

khăn khi thực hiện chế độ thanh quyết toán kinh phí nghiên cứu khoa học; thủ tục để quyết toán cũng phức tạp và thường bị chậm tiến độ, quyết toán chậm hơn so với thời gian thực hiện.

Khi được hỏi về việc nên làm như thế nào để các chủ nhiệm đề tài và người tham gia nghiên cứu có thể tiến hành nghiên cứu khoa học dễ dàng để đạt được hiệu quả cao thì họ đã đưa ra những ý tưởng:

“Thủ tục thanh quyết toán các nội dung về công lao động, mua sắm trang thiết bị (chủ yếu là sách, tạp chí) rất phức tạp, gây tốn nhiều thời gian cho chủ nhiệm đề tài”.

(Nam, PGS.TS)

“Qui định và định mức chi, hóa đơn chứng từ của Bộ Tài chính và Bộ KH&CN không phù hợp với tình hình thực hiện triển khai của đề tài. Việc thanh quyết toán và nghiệm thu rất khó khăn khi phải chia nội dung nghiên cứu thành hàng chục chuyên đề, hàng chục toạ đàm, hội thảo, khảo sát dẫn đến hiện tượng làm để “giải ngân”. Kinh phí cấp chậm”.

(Nam, TS)

“Khoán thực hiện cho nhóm thực hiện đề tài đối với thủ tục tài chính và mức chi trong NCKH miễn sao phù hợp với cơ chế tài chính chung của Bộ và của Trường”.

(Nam, TS)

“Quy trình kiểm tra, quyết toán không theo sản phẩm đầu ra mà theo chuyên đề, quá rườm rà, phức tạp. Nên thay đổi theo hướng kiểm tra chất lượng đầu ra thay vì quá trình thực hiện”

Việc thực hiện công tác theo định mức chi đã có sẵn không tương thích với tiến độ thực hiện đề tài. Các khoản chi cho công lao động, mua sắm trang thiết bị và chi khác (khảo sát, hội thảo, tọa đàm, dịch, đoàn ra, đoàn vào...) trong đề tài NCKH do ngân sách Nhà nước tài trợ là cố định không thay đổi và yêu cầu là phải thanh toán đúng theo kinh phí đã dự toán đó, do đó khi thực hiện nếu khảo sát thuê xe đắt hơn, mua vé máy bay cho đoàn ra cao hơn dự toán được duyệt thì cũng khó thanh quyết toán.

Nhận xét của chuyên viên Phòng Quản lý NCKH:

Theo quy định hiện hành, các Chủ nhiệm đề tài NCKH phải báo cáo tiến độ triển khai thực hiện nghiên cứu đề tài so với kế hoạch đã được định hình sẵn trong thuyết minh. Mọi sự thay đổi so với thuyết minh đã được phê duyệt đều cần phải giải trình bằng văn bản và được sự chấp thuận của cơ quan chủ quản (Bộ KH&CN). Do vậy tiến độ thực hiện đề tài NCKH còn bị chậm, chưa sát với thực tiễn, nhiều khi mang tính hình thức, thủ tục không thực hiện đúng thực tiễn.

Nhìn chung, việc thực hiện các hoạt động trong đề tài NCKH không “Việc thanh quyết toán là quá phức tạp, chủ nhiệm đề tài không thể thực hiện được đúng và đầy đủ các thủ tục mà thường là phải bổ sung, thay đổi giấy tờ thanh quyết toán nên thường bị chậm tiến độ thực hiện của đề tài”

(Nam, PGS.TS)

Sau khi đề tài được phê duyệt, ký hợp đồng, kinh phí về đến cơ quan chủ trì đề tài, thường các đề tài sẽ nhận kinh phí thuê khoán chuyên môn ngay còn các hoạt động khác thường sẽ quyết toán sau khi đã triển khai xong hoạt động, tuy nhiên để quyết toán và hoàn thành cho các lần cấp tiền tiếp theo thì thường rất lâu”.

đồng bộ với phần tài chính của đề tài. Thường thì các đề tài bị chậm là do các thủ tục thanh quyết toán tài chính cũng như quy trình cấp phát kinh phí còn mang tính hành chính và không theo tiến độ thực hiện mà lại căn cứ vào việc hoàn tất các thủ tục thanh quyết toán theo giai đoạn.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã làm rõ thực trạng hoạt động NCKH tại Trường ĐH KHXH&NV. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh đến:

1)Thực trạng về chất lượng – tiến độ - tài chính của các đề tài NCKH được triển khai tại Trường ĐH KHXH&NV. Đây là 3 yếu tố luôn song hành và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của một NCKH. Tuy tiên, 3 yếu tố này lại không “ăn khớp” trong quá trình thực hiện đề tài NCKH. Và kết quả thường là tài chính khó thanh quyết toán - tiến độ bị chậm – chất lượng kém/không cao và gây ra các hệ quả “làm hình thức”, “giải ngân”.

2)Những bất cập trong quy trình thanh quyết toán tài chính của đề tài NCKH. Từ định mức chi cho các hoạt động của đề tài đến các thủ tục để thanh quyết toán đều là những định mức và giấy tờ “xa với thực tiễn” hoạt động và mang nặng tính hành chính hoá.

3)Điểm yếu của việc dự toán và quyết tài chính theo thuyết minh đã được phê duyệt. Đây chính là minh chứng rõ ràng cho việc “làm khoa học nhưng không theo khoa học”.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC SỰ KHÔNG TƢƠNG THÍCH GIỮA VIỆC CẤP PHÁT KINH PHÍ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

ĐỀ TÀI TRONG HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

3.1.1. Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006

Nghị định 43 ra đời đã trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm với mục tiêu là các đơn vị sự nghiệp công lập hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chủ động trong việc phát huy các nguồn lực sẵn có của đơn vị mình trong sự nghiệp phát triển chung của toàn xã hội, của đất nước. Được tự chủ đồng nghĩa với việc đơn vị phải có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình mà nhà nước, xã hội giao cho. Tiến tới việc giảm dần nguồn chi bao cấp từ NSNN cho các hoạt động của đơn vị này và có thể là cắt hẳn nguồn chi này đối với những đơn vị đã phát triển có khả năng tự trang trải hoàn toàn kinh phí. Để thực hiện được mục tiêu này, nghị định 43 đã cho phép các đơn vị sự nghiệp được thực hiện tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho mỗi đơn vị sự nghiệp luôn gắn liền với yêu cầu mà Nghị định 43 đã đưa ra là:

- Phải hoàn thành nhiệm vụ, các hoạt động của đơn vị phải phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được giao, phù hợp với khả năng chuyên môn và tài chính của đơn vị;

- Các hoạt động phải diễn ra một cách công khai, dân chủ và tuân theo luật pháp;

- Phải chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên và trước pháp luật về những hoạt động của mình và phải chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Đảm bảo lợi ích của tất cả các bên theo pháp luật qui định.

Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập tức là các đơn vị được quyền tự xác định phương hướng hoạt động và phát triển của mình. Mọi người tham gia vào hoạt động NCKH, từ các nhà khoa học là người trực tiếp làm khoa học cho đến bộ phận quản lí và phục vụ là người giám tiếp tham gia vào công tác NCKH đều có quyền chủ động trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình. Nhà khoa học được quyền lựa chọn phương hướng, định hướng nghiên cứu; được quyền lựa chọn cách thức thực hiện, thời gian và không gian NCKH. Trong quá trình nghiên cứu, họ có quyền thay đổi hay lựa chọn một phương hướng nghiên cứu mới và kết quả cuối cùng của hoạt động NCKH của họ là một sản phẩm, công trình NCKH ra đời. Nhà nước không đưa ra các định hướng NCKH bắt buộc nhà khoa học phải thực hiện mà nhà nước chỉ hỗ trợ họ về tài chính để họ thực hiện nhiệm vụ của mình. Nhà nước có thể đặt hàng các nhiệm vụ NCKH và các nhà khoa học có thể tự do tham gia vào hoạt động NCKH này theo cách thức đấu thầu để lựa chọn người thực hiện.

Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tức nhà nhà nước phải giảm thiểu các thủ tục hành chính tiến tới xóa bỏ các rằng buộc hành chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Việc phân cấp quản lí của từng đơn vị, của cấp trên xuống cấp dưới, của cơ quan chủ quản đối với đơn vị, của trung ương xuống địa phương đã được thực hiện khá tốt nhưng thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà phức tạp, chồng chéo lên nhau gây khó khăn thậm chí gây tâm lí chán nản cho người thực hiện. Với sự ra đời của nghị định 43 là một hy vọng cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong việc thực hiện các thủ tục hành chính một cách gọn nhẹ, nhanh chóng và đơn giản nhất.

Điểm nổi bật trong Nghị định 43 là việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chi đối với những hoạt động thường xuyên như: chi hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được giao; chi phục vụ cho thực hiện công việc, chi dịch vụ thu phí, lệ phí;

chi cho các hoạt động dịch vụ. Mức chi này có thể cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định tùy vào khả năng nguồn tài chính của đơn vị. Với các hoạt động chi thường xuyên này thủ trưởng đơn vị có thể quyết định phương thức khoán chi cho từng bộ phận trong đơn vị mình. Còn một số khoản chi không thường xuyên như: Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; chi các chương trình đào tạo bồi dưỡng các bộ, viên chức; chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng;… thì đơn vị vẫn phải thực hiện chi theo qui định của Nhà nước.

Với sự ra đời của Nghị định 43 này thì các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ được tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính trong khuôn khổ của pháp luật và những qui định ràng buộc của nhà nước.

3.1.2. Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2005

Nghị định 43 qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập ra đời thay thế cho Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2002 của chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Nghị định 10 chỉ qui định các đơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ về tài chính, cụ thể chưa có qui định về tự chủ cho lĩnh vực KH&CN. Năm 2005 thì Nghị định 115 ra đời mới qui định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ. Trong nghị định 43 cũng nói rất rõ tại điểm 3 điều 1: Các tổ chức KH&CN thực hiện theo qui định tại nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ qui định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ. Trong các đơn vị sự nghiệp công lập thì nhiệm vụ chi cho các nhiệm vụ KH&CN là nhiệm vụ chi không thường xuyên và phải thực hiện theo nghị định 115.

Quyền tự chủ về tài chính và tài sản mà Nghị định 115 nêu ra bao gồm quyền được tạo nguồn và quyền được phân phối và sử dụng nguồn đó trong tổ

chức KH&CN.

Tự chủ nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước: các dự án, công trình do các cơ quan Nhà nước giao, đặt hàng hoặc thông qua tuyển chọn, đấu thầu và được cấp theo phương thức khoán trên cơ sở hợp đồng thực hiện nhiệm vụ KH&CN giữa cơ quan Nhà nước và tổ chức KH&CN. Về nguồn tài chính từ hợp đồng và nguồn thu hồi do bán sản phẩm chế thử, Nhà nước cho phép các cơ quan R&D được thành lập các quỹ phát triển khoa học và kỹ thuật, quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng.

- Nhà nước có vai trò chủ đạo trong việc tạo ra các nguồn vốn để phát triển KH&CN không những bằng việc gia tăng kinh phí đầu tư trực tiếp từ ngân sách mà còn thông qua việc tạo ra các đòn bẩy gián tiếp như miễn giảm thuế, cho vay với lãi suất ưu đãi...đối với các hoạt động KH&CN. Nguồn đầu tư vào KH&CN chủ yếu sẽ là:

+ Kinh phí đầu tư trực tiếp từ ngân sách Nhà nước:

Kinh phí của ngân sách nhà nước sẽ là nguồn tài chính lớn nhất và được quản lý tập trung để thực hiện các chương trình KH&CN trọng điểm và xây dựng tiềm lực KH&CN quốc gia. Nhà nước dành 2% ngân sách đầu tư cho KH&CN, trước kia, kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chưa bao giờ vượt quá 1-1,2% ngân sách Nhà nước và luôn luôn ở trong tình trạng được cấp phát tùy tiện, nhỏ giọt. Điều đó đã tạo nên những khó khăn không nhỏ trong việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển KH&CN.

Trích từ kinh phí xây dựng cơ bản của các công trình có vốn đầu tư cơ bản lớn cho các hoạt động R&D phục vụ trực tiếp cho các công trình đó. Quy định này xuất phát từ thực tiễn cho thấy, nhiều công trình xây dựng cơ bản lớn do thiếu kinh phí nên đã gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai một số đề tài nghiên cứu để đảm bảo tiến độ công trình

Kinh phí của quỹ phát triển KH&CN của các bộ, tỉnh, thành phố. Các nguồn vốn để thành lập quỹ bao gồm: kinh phí của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, kinh phí thu hồi từ các nghiên cứu của ngành, tỉnh,

thành phố; kinh phí trích từ lợi nhuận của các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc. Quỹ phát triển KH&CN sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý Nhà nước tại các ngành, địa phương chủ động triển khai các đề tài nghiên cứu cần thiết cho sự phát triển của ngành, địa phương.

+ Kinh phí đầu tư gián tiếp từ ngân sách Nhà nước thông qua việc miễn, giảm thuế. Các hợp đồng nghiên cứu khoa học, sản xuất thử không phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới phương thức quản lí tài chính theo hướng tự chủ nhằm khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)