Các nguồn kinh phí đầu tư cho NCKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới phương thức quản lí tài chính theo hướng tự chủ nhằm khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 44 - 47)

10. Kết cấu luận văn: gồm 3 phần

2.1. Khái quát về Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học

2.1.3 Các nguồn kinh phí đầu tư cho NCKH

Là một trường đại học đứng đầu cả nước về nghiên cứu lĩnh vực KHXH&NV. Nội dung nghiên cứu vô cùng rộng. Nghiên cứu về khoa học chính trị; nghiên cứu về văn hóa, truyền thông; nghiên cứu lịch sử văn hóa vùng miền, địa lí, biển đảo; nghiên cứu về xã hội học, các học thuyết xã hội; các nghiên cứu mang tính chất liên ngành. Với qui mô nghiên cứu như vậy thì nguồn kinh phí cho hoạt động này cũng vô cùng phong phú. Các nguồn kinh phí cấp cho NCKH tại trường Đại học KHXH&NV chủ yếu từ mấy nguồn sau:

+ Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước; + Nguồn kinh phí từ các quĩ NCKH;

+ Nguồn kinh phí tài trợ, viện trợ trong và ngoài nước;

+ Nguồn kinh phí hợp tác với các trường, viện, đơn vị trong và ngoài nước. Mỗi nguồn kinh phí lại có yêu cầu quản lí tài chính riêng biệt. Các hoạt động NCKH có sử dụng kinh phí từ NSNN thì thực hiện theo các qui định của nhà nước về lĩnh vực khoa học và công nghệ. Các hoạt động

NCKH sử dụng nguồn kinh phí từ các quĩ NCKH nào thì thực hiện theo qui định của quĩ đó. Còn đối với việc sử dụng kinh phí viện trợ và tài trợ thì thực hiện theo qui định của đối tác tài trợ và không bị pháp luật cấm. Thông qua việc thỏa thuận và hợp tác với các đối tác ngoài trường thì một số hoạt động NCKH sẽ được kí kết và thực hiện, chú ý là các hoạt động này cũng phải được luật cho phép.

- Nguồn kinh phí từ ngân sách

Theo luật khoa học và công nghệ năm 2013 Nhà nước đảm bảo mỗi năm choc ho KH&CN 2% trở lên trong tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm. (tương đương với 0,5 đến 0,6 GDP). Tuy nhiên theo số liệu báo cáo của bộ Khoa học và công nghệ thì con số thực tế cho hoạt động này chưa đến 2%. Năm 2006 tổng chi cho hoạt động này chiếm 1,85% ngân sách nhà nước tương đương với 5.429 tỉ đồng thì dự toán đến năm 2014 sẽ là 1,36% tương đương 13.666 tỉ đồng1. Với tỉ lệ đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ này thì ngay cả đối với trong nước còn quá thấp (chưa đạt được mức 2% chi ngân sách nhà nước). Còn nếu lấy giá trị tuyệt đối là hơn 13.000 tỉ đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ để so sánh với các nước phát triển thì nó chỉ tương đương hoặc thậm chí không bằng đầu tư cho KH&CN của một Hãng. Ví dụ như trong năm 2012 hãng Apple đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển tới 3,4 tỉ đô la Mỹ (tương đương 71.400 tỉ đồng; hãng Microsoft là 9,8 tỉ đô la Mỹ (205.800 tỉ đồng)2

Cùng với tình hình chung của đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nhiệm vụ khoa học so với nhiệm vụ đào tạo trong các trường đại học còn tương đối thấp, trường Đại học KHXH&NV cũng không nằm ngoại lệ. Năm 2013, trong tổng số kinh phí do NSNN cấp cho trường là 80 tỉ đồng thì kinh phí dành cho NCKH là 6,5 tỉ đồng (chiếm 8%), còn nếu tính trên tổng kinh phí coi như là ngân sách là 158 tỉ đồng thì kinh phí chi cho NCKH chỉ chiếm

4%. Đây là con số quá thấp so với nhiệm vụ và chiến lược phát triển của nhà trường. Với quan điểm là xây dựng đại học nghiên cứu tiên tiến, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, NCKH đỉnh cao thì mức đầu tư cho khoa học từ NSNN là chưa tương xứng, đặc biệt đây lại là nguồn đầu tư chủ yếu cho NCKH của nhà trường.

-Nguồn kinh phí từ các quĩ NCKH, kinh phí ngân sách địa phương Mấy năm trở lại đây trường cũng đã nhận được nguồn kinh phí từ các quĩ NCKH cho các hoạt động NCKH của nhà trường. Nguồn kinh phí này chủ yếu do các nhà khoa học trực tiếp thực hiện thông qua hình thức đấu thầu hoặc đặt hàng. Thông thường các quĩ này sẽ tài trợ cho các đề tài có các định hướng nghiên cứu cơ bản ưu tiên của quỹ, các đề tài nghiên cứu cơ bản và kết thúc đợt nghiên cứu thì các quĩ cũng sẽ đánh giá kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ tài trợ. Nguồn kinh phí từ các sở ngành địa phương thường thuộc về các đề tài do chính cơ sở địa phương đó đặt hàng cho nhà trường. Năm 2013 kinh phí chi cho NCKH từ nguồn này là 10,788 tỉ đồng. Đây là con số tương đối lớn và mở ra hướng đi mới cho hoạt động NCKH của nhà trường cũng như các nhà khoa học.

-Nguồn kinh phí từ tài trợ, viện trợ và hợp tác

Trong nhiều năm qua, trên cơ sở uy tín của nhà trường và các mối quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, trường đã và đang thực hiện nhiều chương trình NCKH do đối tác tài trợ. Và đây cũng là nguồn kinh phí lớn thứ 2 sau nguồn kinh phí từ NSNN dành cho hoạt động NCKH của nhà trường. Trong nước, trường có các hợp tác về nghiên cứu KHXN&NV với các trường Đại học trong nước, các viện, sở, ban ngành. Mỗi năm có nhiều hội thảo trong nước và quốc tế (theo bảng 2.2) được tổ chức, đây là sự hợp tác giữa trường với các đối tác bên ngoài. Các cuộc hội thảo này không những là nơi để các nhà khoa học trao đổi học thuật, đề xuất các hướng đi mới trong khoa học của mình mà còn là nguồn thu hút về tài chính cho nhà trường thực hiện nhiệm vụ NCKH này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới phương thức quản lí tài chính theo hướng tự chủ nhằm khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)