Đảng bộ huyện Quảng Xương lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 1991 đến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 35 - 41)

hóa từ năm 1991 đến 2000

Mặc dù đã bước vào thời kỳ đổi mới được 5 năm, đời sống kinh tế -xã hội đã có những biến chuyển, song Quảng Xương là huyện thuần nông nên người dân chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lụt, gặp khó khăn đói giáp hạt, hệ thống doanh nghiệp phục vụ nơng nghiệp bị thua lỗ, mất vốn đứng trước nguy cơ giải thể, ngân sách tích lũy thấp... Ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện Quảng Xương nhân dân vẫn còn mang nặng tư tưởng ỷ lại, chậm tiến của thời kỳ bao cấp, những tác động của nền kinh tế thị trường cùng với mặt trái của nó đã làm xói mịn quan hệ thân tộc, láng giềng, làm thay đổi mục tiêu, lý tưởng của một bộ phận thanh niên, ảnh hưởng không nhỏ đến truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo… Thực tế này đã dẫn đến sự sa sút về đạo đức, ảnh hưởng tới trật tự xã hội, làm mất đi những nét đẹp truyền thống của làng xã. Trong khi đó, yêu cầu đặt ra của thời kỳ đổi mới đất nước nói chung và huyện Quảng Xương nói riêng địi hỏi phải có những con người văn hóa, mơi trường văn hóa, tạo động lực để thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra. Trong bối cảnh đó, địi hỏi Đảng bộ, chính quyền huyện Quảng Xương

phải thực sự bình đẳng và bản lĩnh cách mạng để lãnh đạo huyện phát triển theo kịp sự phát triển chung của cả tỉnh Thanh Hóa.

Tháng 4/1991, Đại hội Đảng bộ huyện Quảng Xương lần thứ XX được tiến hành. Đây là sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của nhân dân tồn huyện, có nhiệm vụ phát huy kết quả đạt được qua đại hội cơ sở, mở rộng dân chủ. Mục tiêu lớn của Đại hội là khắc phục những yếu kém trong sản xuất nông nghiệp, hạ tỷ lệ tăng dân số xuống 1,7%, xóa nạn mù chữ cho lớp người dưới 35 tuổi và tổ chức sắp xếp lại bộ máy chính quyền.

Ngày 22/7/1994, Hội đồng nhân dân Tỉnh Thanh Hóa đã ra nghị quyết về xóa đói giảm nghèo. Huyện ủy Quảng Xương kết hợp với các phong trào quần chúng đẩy mạnh hoạt động kinh tế - xã hội. Đến năm 1996 cơ bản xóa hộ đói gay gắt tình trạng thiếu đói lương thực được giải quyết, xóa được nạn “bán lúa non” và cho vay nặng lãi số hộ giàu tăng lên chiếm 12,46%, cơ cấu kinh tế nông thôn bước đầu có sự chuyển đổi, trong huyện hình thành một số thị trấn phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ.

Cùng với phát triển kinh tế nhằm cải thiện đời sống vật chất, xây dựng đời sống văn hóa nâng cao tinh thần cho nhân dân cũng nhận được sự quan tâm của Đảng, Tỉnh ủy Thanh Hóa, huyện ủy huyện Quảng Xương và ngành văn hóa.

Trong cơng tác xây dựng đời sống văn hóa, Đảng bộ huyện Quảng Xương luôn bám sát mục tiêu cơ bản: “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động về văn hóa, hưởng thụ, sáng tạo những giá trị văn hóa, tạo dựng nên nếp sống văn minh lành mạnh, tiến bộ trong những phong tục tập quán, lễ thức tốt đẹp đậm đà bản sắc dân tộc” [28, tr.192].

Tháng 2/1996, tại Đại hội lần thứ XXI của Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã đề ra chủ trương: khôi phục và phát triển các loại hình văn hóa truyền thống, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển các loại hình văn

hóa phù hợp với xu thế thời đại, kiên quyết chống những hành vi phi văn hóa. Tập trung xây dựng quy ước nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa [3, tr.21].

Văn kiện Đại hội cũng chỉ rõ: Ngành văn hóa cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quần chúng, xây dựng phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng rộng rãi, có chất lượng ở hầu hết các cơ sở. Đồng thời tuyên truyền phổ biến kịp thời các đường lối, chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, các thông tin kinh tế - văn hóa xã hội đến từng gia đình, từng người dân. Huy động các nguồn vốn, xây dựng một số cơ sở phục vụ hoạt động văn hóa ở các cụm dân cư; khơi phục và tơn tạo một số di tích lịch sử văn hóa. Nâng cấp nhà văn hóa trung tâm làm nòng cốt cho phong trào văn hóa tồn huyện, khơi phục và phát triển phong trào tập luyện thể dục - thể thao như bóng đá, bóng chuyền, vật tự do, chạy việt dã, bơi lội… Củng cố và bổ sung tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa thơng tin, thể dục - thể thao [3, tr.21-22].

Quán triệt và vận dụng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần VII (6/1991), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Đảng bộ huyện đã tiến hành Đại hội lần thứ XX (11/1991) với tinh thần tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt lên trên khó khăn thử thách. Sau 5 năm (1996) Đảng bộ và nhân dân toàn huyện đã đạt được những thành tựu quan trọng, trong đó có những thành tựu về hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cho nhân dân.

Trong hoạt động văn hóa thơng tin tuyên truyền, cổ động có nhiều

tiến bộ rõ nét, góp phần quan trọng đua đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân, hướng dẫn tổ chức nhân dân tham gia các hoạt động về chính trị, kinh tế, xã hội; từ đó đã nêu được những điển hình tiên tiến góp phần khởi sắc bộ mặt quê hương. Đến năm 1991, huyện đã tập trung xây dựng được 15 đài truyền thanh xã, đầu tư nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự nghiệp văn hóa - xã hội với số lượng vốn lên tới hàng trăm triệu đồng.

Về hoạt động phong trào văn nghệ quần chúng nhân dân, từ khi

của văn hóa, văn nghệ là góp phần bồi dưỡng con người Việt Nam có trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, có nhân cách cao đẹp, có bản lĩnh ngang tầm sự nghiệp đổi mới đất nước, mau chóng bắt kịp xu thế phát triển của thời đại. Để góp phần vào việc đó, các hoạt động văn hóa, văn nghệ phải được phát triển lành mạnh, phong phú, đa dạng cả về số lượng lẫn chất lượng.

Hoạt động giáo dục truyền thống và bảo vệ di tích lịch sử cũng được

quan tâm. Là huyện có nhiều đối tượng chính sách, do vậy việc thực hiện chính sách “Đền ơn đáp nghĩa người có cơng với nước”, “phụng dưỡng ơng bà, cha mẹ”, “Giúp đỡ những người cô đơn, tàn tật”, “Trả lại nụ cười cho trẻ thơ bị tật nguyền”, “Ủng hộ nhân dân Cu Ba”… là nhiệm vụ lớn và được Huyện ủy chỉ đạo các cấp, các ngành trong huyện thực hiện. Đến cuối năm 1995 toàn huyện khánh thành 25 đài, bia tưởng niệm các liệt sỹ, xây dựng 47 nhà tình nghĩa, 68 ngơi mộ chí Bà mẹ Việt Nam anh hùng, trao tặng 1.600 sổ tiết kiệm cho các đối tượng chính sách [28, tr.180].

Hoạt động xây dựng gia đình văn hóa, làng, đơn vị văn hóa và nếp sống văn hóa. Trong những năm 1991 -1995 phong trào xây dựng gia đình

văn hóa, làng văn hóa trong tồn huyện đã đạt được những kết quả ban đầu, có 186 làng (43,5%) được quy ước nếp sống văn hóa, hơn 50% số hộ đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa mới, có 25/42 số xã xây dựng được các làng văn hóa. Các xã như Quảng Tâm, Quảng Thịnh, Quảng Ngọc, Quảng Hợp, Quảng Long, Quảng Phúc, Quảng Văn …đã lấy việc xây dựng quy ước văn hóa, làng văn hóa để thúc đẩy việc vận động xây dựng gia đình văn hóa. Có các dịng họ như: Lê Văn (Quảng Thọ), họ Nguyễn (Quảng Giao), họ Trần (Quảng Lưu), họ Lữ (Quảng Ninh)… nhân ngày giỗ tổ hàng năm đều gặp mặt con cháu trong họ để kiểm điểm việc thực hiện nếp sống văn hóa làng, thành lập quỹ khuyến học, biểu dương con cháu đạt thành tích trong học tập, rèn luyện nhằm giáo dục các thành viên trong dòng họ giữ được gia phong nề nếp. Ở các xã có số lượng giáo dân đông (xã Quảng Hợp, xã Quảng Trường),

chính quyền địa phương đã hướng dẫn cho giáo dân thực hiện sống tốt đời đẹp đạo, nhiều gia đình được cấp giấy chứng nhận “ơng bà, cha mệ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”. Xã Quảng Tâm nhiều năm liền được Bộ văn hóa - Thông tin tặng bằng khen về xây dựng đời sống cho nhân dân và xây dựng làng văn hóa. Đến cuối năm 1995 tồn huyện có 13.500 gia đình đạt gia đình văn hóa (trong đó có 530 gia đình đạt văn hóa xuất sắc) [28, tr.178-179].

Quảng Xương là huyện đồng bằng ven biển, đất rộng người đông, dân số trên 28 vạn người, 41 xã, thị trấn với trên 400 thôn, làng, khu phố, các tập tục cưới xin, ma chay, lễ hội rất phong phú đa dạng. Trong 10 năm (1991- 2000), do nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên, vì vậy các tập tục lạc hậu trong đời sống ở nhiều địa phương có xu hướng phát triển khơng lành mạnh, ảnh hưởng khơng tốt đến tình hình kinh tế - xã hội của huyện nhà và đời sống của nhân dân. Để khắc phục tình hình trên, năm 1999 huyện ủy Quảng Xương ra chỉ thị về “Tăng cường chỉ đạo công tác thể dục - thể thao trong giai đoạn mới”, đồng thời phát động “Phong trào thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”.

Bên cạnh các hoạt động văn hóa, huyện ủy cũng quan tâm chỉ đạo xây dựng thiết chế văn hóa. Với mục tiêu nâng cao đời sống văn hóa tinh thần

cho nhân dân, được sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành văn hóa thơng tin, nhà văn hóa của huyện đã được xây dựng và đi vào hoạt động kể từ năm 1988, được đặt tại thị trấn Quảng Xương - là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện. Qua thực tiễn hoạt động, nhà văn hóa trung tâm huyện đã từng bước khẳng định được vị trí của mình là trung tâm tổ chức sinh hoạt hội diễn, hội thảo, đào tạo và nâng cấp các hoạt động văn hóa - văn nghệ của huyện đồng thời thực hiện tốt chức năng hướng dẫn hệ thống văn hóa ở các địa phương.

Trong 10 năm (từ năm 1991 đến 2000), sau 5 năm đưa đất nước phát triển đi lên theo ánh sáng đổi mới của Đảng từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI (12/1986), Đảng bộ huyện Quảng Xương đã quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, và Tỉnh ủy. Vận dụng linh hoạt vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của địa phương, nhân dân huyện Quảng Xương với tinh thần hăng say, cần cù trong lao động sản xuất và sáng tạo trong thực hiện xây dựng đời sống văn hóa tạo nền tảng bước đầu cùng nhân dân cả nước vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, bước vào thời kỳ mới - đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đời sống đại bộ phận các tầng lớp nhân dân đã được cải thiện về ăn, mặc, ở, học hành, chữa bệnh, phương tiện giao thông đi lại. An ninh xã hội được duy trì giữ vững. Các hoạt động văn hóa - xã hội ngày càng được quan tâm và phát huy, dần xóa bỏ được những hủ tục lạc hậu, tăng tỷ trẻ em đến trường (nhất là các xã vùng biển), xóa nhà tranh vách đất.

Đời sống kinh tế dần được cải thiện là cơ sở quan trọng để nhân dân tham gia, ủng hộ đơng đảo chủ trương xây dựng đời sống văn hóa do Đảng bộ huyện đề ra. Vì vậy đã đạt được những kết quả khích lệ, nâng cao bộ mặt tinh thần của huyện Quảng Xương, chuẩn bị nền tảng cùng cả nước tiến vào thế kỷ XXI nhiều thách thức và thời cơ.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 35 - 41)