Những thành tựu đạt đƣợc và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 62 - 94)

3.1.1. Thành tựu

Khi xác định văn hóa là mục tiêu, đồng thời là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, các Đại hội VI, VII, VII của Đảng đã chỉ rõ mối quan hệ qua lại và vai trị động lực của văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa đối với sự phát triển kinh tế.

Tuy đời sống văn hóa bao gồm những điều kiện thuộc đời sống tinh thần của xã hội, còn kinh tế thuộc đời sống vật chất của xã hội, nhưng hai yếu tố này không tách rời nhau, khơng đứng ngồi nhau mà trái lại, gữa chúng có mối quan hệ hữu cơ khơng tách rời và cùng hướng tới mục tiêu phát triển. Đời sống văn hóa cơ sở được xây dựng nhằm hướng tới mục tiêu vì sự tiến bộ, cơng bằng xã hội, vì sự phồn vinh của đất nước và hạnh phúc của nhân dân sẽ chứa đựng tiềm tàng những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, đảm bảo tốc độ và trình độ ngày càng cao của tăng trưởng kinh tế. Đời sống văn hóa lành mạnh, tinh thần phải cùng được xây dựng hài hòa và tương tác lẫn nhau để phát triển văn hóa, xây dựng những con người phát triển toàn diện.

Giai đoạn 1991 - 2010, là thời kỳ cụ thể hóa và phát triển đường lối đẩy mạnh CNH, HĐH hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh trên phạm vi cả nước. Thực hiện chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, Đảng bộ huyện Quảng Xương đã tập trung lãnh đạo nhân dân trong huyện chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; xác định ngành kinh tế mũi nhọn; xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao đời sống nhân dân. Chú trọng nhiệm vụ xây dựng trường chuẩn, xã chuẩn y tế quốc gia, xây dựng làng văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo. Thực hiện tốt nhiệm vụ

quân sự, quốc phòng, tạo điều kiện ổn định để phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, trọng tâm là nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, phát huy dân chủ trong quần chúng.

Đặc biệt, trong 5 năm (2005 - 2010), Đảng bộ và nhân dân huyện Quảng Xương đã thực hiện thắng lợi 4 chương trình phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đã đề ra, với những kết quả đáng khích lệ: Tốc độ kinh tế tăng trưởng khá (13,3%); cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng lên, tỷ trọng nơng nghiệp giảm cịn 40,1% trong cơ cấu nền kinh tế của huyện; chương trình phát triển kết cấu hạ tầng mà trọng tâm là phát triển giao thông đã tạo được bước đột phá, đã hình thành các vùng cơng nghiệp tập trung; thu nhập bình quân đầu người đạt 12,2 triệu đồng, số hộ khá, giàu ngày càng tăng, số hộ nghèo giảm xuống, cịn 15%.

Cùng với q trình đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa, thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện có bước phát triển nhanh, đa dạng, chất lượng được nâng cao. Số nhà hàng, khách sạn năm 1996 là 6 cơ sở, năm 2000 là 11 cơ sở, đến năm 2005 là 25 cơ sở, năm 2010 là 37 cơ sở. Hệ thống bưu chính viễn thơng tăng nhanh, 100% xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa, đến nay có trên 15 máy điện thoại/100 người dân. Giá trị dịch vụ - thương mại bình quân tăng 21.96%. Giá trị năm 2005 là 750 tỷ đồng, năm 2010 đạt 905 tỷ đồng, tăng 20,6% so với năm 2005.

Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao đã tạo điều kiện cho văn hóa - xã hội của huyện phát triển. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên rõ rệt, số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng nhiều. Đây chính là những tiền đề vật chất to lớn làm cơ sở, động lực để Đảng bộ huyện lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa phát triển lên một bước mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tinh thần của nhân dân.

3.1.1.1. Hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động

Trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, hoạt động thơng tin tuyên truyền, cổ động có tầm quan trọng đặc biệt, là hình thức tác động trực tiếp vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của quần chúng nhân dân, thức tỉnh và lôi cuốn họ tham gia thực hiện một cách chủ động, tự giác. Vì vậy trong 20 năm (1991 -2010) thực hiện cuộc cách mạng trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng thì hoạt động thơng tin, tun truyền của huyện Quảng Xương đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đó là hồn thành tốt các hoạt động tuyên truyền cổ động cho các nhiệm vụ chính trị trong năm như đại hội Đảng các cấp, bầu cử đại biểu quốc hội, bầu cử HĐND các cấp, đại hội thể dục - thể thao; các ngày lễ lớn của dân tộc như ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2 dương lịch), ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam (30/4 dương lịch), ngày Quốc khánh (2/9 dương lịch), ngày sinh nhật Bác Hồ (19/5), ngày Quốc tế lao động (1/5)… và tuyên truyền các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, các sự kiện lớn của huyện theo phương châm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, tránh phơ trương hình thức, tập trung vào phát động và đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, hướng về cơ sở, sáng tạo mọi biện pháp nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

Các hình thức tuyên truyền, cổ động được dần đổi mới, hiện đại hóa với nhiều hình thức phong phú: tun truyền bằng miệng, tuyên truyền thông qua các ấn phẩm viết (sách, báo, khẩu hiệu, biểu ngữ, truyền đơn), tuyên truyền thơng qua nghe nhìn (phát thanh truyền thanh, truyền hình, phim ảnh, triển lãm, panơ, áphích, khẩu hiệu, đi tham quan thực tế…), tuyên truyền bằng các hoạt động văn hóa, nghệ thuật hoặc tuần hành, mít tinh tuyên truyền lồng ghép các hình thức nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Các hình thức tuyên truyền, cổ động nêu trên đều quan trọng và có ưu thế riêng. Tùy từng vấn đề, nội dung, đối tượng và khả năng kinh tế, điều kiện vật chất, kỹ thuật của huyện cho phép mà được sử dụng và khai thác một cách có hiệu quả tốt nhất.

Trong những năm của thập kỷ 90, quán triệt và vận dụng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991), Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX (11/1991), với tinh thần tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt lên trên khó khăn thử thách, sau 5 năm Đảng bộ và nhân dân toàn huyện đã đạt được những thành tựu quan trọng, vừa có ý nghĩa trước mắt, vừa tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ những năm tiếp theo. Năm 1998, huyện đã lắp đặt cột phát sóng F.M, 04 xã có đài truyền thanh vơ tuyến, 2/3 số thơn xóm có loa truyền thanh. Đến cuối năm 1999 đã có 28/41 xã có điểm bưu điện văn hóa xã, 11 xã có đài truyền thanh, 100% số thơn xóm có báo đọc hàng ngày.

Ngoài ra, trong giai đoạn này huyện ủy còn chỉ đạo cho Ban Tuyên giáo, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức thường kỳ, đều đặn cho các đồng chí là báo cáo viên của huyện, các cán bộ chủ chốt, đảng viên và quần chúng nhân dân được nắm bắt về các vấn đề thời sự, chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội, quốc phịng an ninh, góp phần tạo nên những định hướng tư tưởng đúng đắn nhằm kịp thời chống lại những luận điểm xuyên tạc của các thế lực thù địch, các phần tử thối hóa, biến chất. Những hình thức đó làm cho cơng tác tư tưởng vừa có chiều rộng, vừa có chiều sâu. Bên cạnh đó, thơng qua các đợt sinh hoạt chính trị và giải quyết một số “điểm nóng” trên địa bàn thì những tư tưởng bi quan dao động, lo lắng trong cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân được giải quyết, củng cố thêm lòng tin về sự lãnh đạo của Đảng. Quần chúng nhân dân có sự chuyển biến thật sự về nhận thức, tư tưởng và nghĩa vụ, quyền lợi công dân.

Được sự lãnh đạo của huyện ủy, các ban ngành đã tích cực nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân để kịp đề xuất, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, tập trung tuyên truyền những thành tựu của cơng cuộc đổi mới. Vì vậy, dù kinh phí hạn hẹp, văn phịng huyện ủy vẫn cấp cho các xã 233.372 tờ báo Thanh Hóa, 15.000 bản sách (năm 1995).

Trong giai đoạn 2001-2005, có 95% dân số đã được xem truyền hình, 41/41 xã có đài truyền thanh. Hoạt động hội thi tuyên truyền cổ động do tỉnh Thanh Hóa tổ chức (6 tháng đầu năm 2004), huyện Quảng Xương đã đạt giải nhất hội thi, được tỉnh tặng bằng khen và Sở Văn hóa tặng nhiều giấy khen cho tập thể và cá nhân.

Phong trào treo cờ Tổ quốc trong toàn huyện, đặc biệt là tại các khu trung tâm thị trấn, các làng văn hóa, khu dân cư văn hóa được duy trì và thực hiện tốt (hiện nay 70% các thông, làng, khu phố treo cờ tổ quốc trong các ngày lễ tết).

Thực hiện sự chỉ đạo của thường trực huyện ủy, Ban Tuyên giáo đã phối hợp với Bưu điện huyện và các ban ngành tiến hành việc kiểm tra thực hiện Chỉ thị 11- CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng. Hiện nay đa số các Đảng bộ đã sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ mua, đặt báo đúng mục đích, việc chuyển kinh phí và thanh tốn với Bưu điện huyện kịp thời, đầy đủ. Báo Nhân dân Thanh Hóa được cấp tới chi bộ nơng thơn đúng, đủ số lượng đã có tác dụng lớn trong cơng tác tư tưởng, chính trị, cơng tác tuyên truyền vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

3.1.1.2. Hoạt động phong trào văn nghệ quần chúng

Trong điều kiện phát triển các phương tiện nghe nhìn hiện đại, nhân dân vẫn ham thích thưởng thức văn nghệ quần chúng, “cây nhà lá vườn” nhiều khi thu hút đông người xem, người dự, người tham gia. Tâm lý thích sáng tạo, thể hiện tài năng của mình, nhất là những người có năng khiếu là điều kiện để phát triển phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở. Hơn nữa, các buổi hoạt động văn nghệ quần chúng, ngoài nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, cịn có nhu cầu giao tiếp, tiếp xúc, gặp gỡ của mọi lứa tuổi, nên văn nghệ quần chúng là nơi có thể tập hợp đơng đảo nhân dân ở cơ sở. Thông qua phát

triển văn nghệ quần chúng, cơng tác văn hóa góp phần nâng cao nhận thức,bồi dưỡng tình cảm cách mạng, tình cảm quê hương cho nhân dân.

Nhận thức được vai trò của văn nghệ quần chúng, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo thực hiện phát triển phong trào rộng khắp trên các địa bàn. Đến năm 2010 toàn huyện Quảng Xương đã thành lập được hơn 500 đội văn nghệ với lực lượng tham gia phong phú, ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Nhiều loại hình văn nghệ dân tộc truyền thống được giữ gìn và phát triển như trị múa “Tú Huần múa trống” ở xã Quảng Trường, Quảng Yên. Đặc biệt năm 2006 huyện đã tập trung chỉ đạo bằng nguồn kinh phí của cả huyện và xã, được sự đóng góp của nhân dân, sự khổ luyện của gần 20 đào nương và kép đàn, kép trống sau 108 ngày đêm luyện tập, ngày 1/10 đã diễn ra chương trình khơi phục vốn văn hóa phi vật thể “hát nhà trò Văn Trinh” bước đầu đã thành cơng, chương trình chính thức được đưa vào phục vụ các ngày đại lễ và khách đến dâng hương tại Đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật. Phong trào Làng vui chơi, làng ca hát cũng được tổ chức theo định kỳ.

Chất lượng phong trào văn nghệ quần chúng của huyện Quảng Xương còn được đánh giá khá rõ trong các kỳ hội diễn cấp tỉnh. Với 18 huy chương vàng, 20 huy chương bạc của cá nhân tại các kỳ hội diễn, 3 lần đồng giải nhất trong các chương trình văn nghệ cổ động và nội dung của xe tuyên truyền cổ động. Huyện Quảng Xương đã được Sở Văn hóa đánh giá là huyện mạnh của tỉnh về phong trào văn nghệ quần chúng và hoạt động thông tin cổ động. Với những thành tích đã đạt được, năm 2003 huyện đã được Bộ Văn hóa - Thơng tin tặng bằng khen. Năm 2005, huyện được Ủy ban thể dục thể thao quốc gia tặng cờ thi đua xuất sắc, được Bộ Văn hóa - Thơng tin tặng cờ thi đua tiên tiến.

Việc xây dựng các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ theo lứa tuổi, theo địa bàn, theo nhóm người: phụ nữ, thanh thiếu niên, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, người cao tuổi… cũng được chú ý và tạo điều kiện để phát triển. Nhiều hạt nhân được phát triển và nảy nở từ phong trào văn nghệ quần chúng. Như

ca sỹ Anh Thơ, Quang Tám… Đến năm 2010 đã có 80% các thơn làng trong huyện đã lập đội văn nghệ và hoạt động sơi nổi, 8/20 xã có đội văn nghệ hoạt động thường xuyên (Quảng Trường, Quảng Tân, Quảng Đức, Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng Tâm, Quảng Định, Quảng Hải), các đội văn nghệ này được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Năm 2006, khu trung tâm văn hóa huyện đã được quy hoạch trên diện tích 8,04ha, bao gồm các hạng mục như sân vận động, rạp chiếu bóng, bể bơi, khu vui chơi của trẻ em… ngay tại thị trấn của huyện. Hàng năm, huyện Quảng Xương có tổ chức mời các đồn văn hóa nghệ thuật trung ương cơng diễn cho quần chúng nhân dân, phục vụ nhu cầu thưởng thức và tìm hiểu nghệ thuật. Đồng thời, phong trào Làng vui chơi, Làng ca hát cũng được thực hiện 1-2 lần trong năm, thu hút đông đảo người dân tham gia, làm tăng tính cộng đồng, đồn kết trong dân cư. Vì vậy cần được duy trì cổ vũ phát triển những loại hình văn hóa dân gian truyền thống gần gũi với đời sống và phản ánh khát vọng của nhân dân.

3.1.1.3. Hoạt động của hệ thống thư viện

Sách báo là nguồn tri thức vơ tận, góp phần trực tiếp nâng cao hiểu biết cho mọi người. Vì vậy, thư viện và phịng đọc chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động khai trí của cơ quan văn hóa.

Trong 20 năm (1991-2010), hoạt động thư viện luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo, các cơ quan chức năng của huyện và tỉnh. Từ cuối năm 2004, trên địa bàn huyện đã củng cố và nâng cao số lượng, chất lượng phục vụ bạn đọc tại thư viện huyện với hơn 7.200 lượt, số bạn đọc thường xuyên là 208 người. Trong thời gian trên thư viện đã thực hiện 2 đợt bổ sung sách là 472 cuốn với số tiền là 9 triệu đồng và gần 4 triệu tiền mua báo, tạp chí từ kinh phí sự nghiệp văn hóa thơng tin năm 2004. Thực hiện 4 đợt luân chuyển sách báo xuống 4 xã và củng cố hệ thống phòng đọc sách báo ở các thôn, làng. Tổ chức thành công cuộc thi đọc và kể chuyện theo

sách, báo với chủ đề “Tiếp bước những người anh hùng”, cuộc thi được triển khai từ cấp xã đến cấp huyện để chuẩn bị tốt đi thi cấp tỉnh.

Tính đến năm 2005, huyện đã đảm bảo phát triển được 30 - 40 tủ sách làng văn hóa và 30 tủ sách của các làng khác, đảm bảo đúng chỉ tiêu đề ra trong “Đề án xây dựng đời sống văn hóa cơ sở (2001 -2005)” của UBND huyện Quảng Xương. Bên cạnh đó, tủ sách thư viện của các cơ quan trường học cũng được tăng cường hoạt động trong khuôn khổ pháp lệnh thư viện. Nhiều xã có sáng kiến tổ chức kêu gọi nhân dân trên địa bàn và những người dân của địa phương đang sinh sống ở mọi miền tổ quốc gửi, biếu sách báo về xã, nên tuy kinh phí ít nhưng có nhưng đã tập hợp được nhiều đầu sách trên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 62 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)