Cần phải kết hợp đồng bộ quá trình tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng bộ huyện về văn hóa với nghị quyết về kinh tế xã hội, phát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 99 - 101)

quyết của Đảng bộ huyện về văn hóa với nghị quyết về kinh tế - xã hội, phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ

Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là một hoạt động mang tính xã hội hóa cao, liên quan đến tất cả các tầng lớp, lứa tuổi, tác động đến các ngành, lĩnh vực của đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần.

Trong quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết về văn hóa, yêu cầu đặt ra trước hết cho mỗi địa phương là phải xóa đói, giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, phát triển mạng lưới giáo dục, nâng cao mức sống và mức hưởng thụ cho người dân. Đây là vấn đề căn bản và mấu chốt để có thể đưa các nội dung văn hóa đến với người dân.

Ngân hàng Phát triển nông thôn huyện Quảng Xương đã tạo điều kiện cấp vốn, dịch vụ cho người dân tự vươn lên thốt nghèo, khuyến khích phát triển ngành nghề truyền thống: mây tre đan, dệt cói, nghề mộc, làm nước mắm hải sản… để giải quyết lao động dư thừa,thực hiện liên doanh liên kết hình thành các điểm đại lý cung cấp nguyên liệu, thu mua sản phẩm trên địa bàn, mở rộng vùng trồng cói, trồng đay nguyên liệu. Bên cạnh đó Huyện ủy chỉ đạo UBND huyện phát động các phong trào như “Phụ nữ giúp nhau xóa đói giảm nghèo”, “Phụ nữ tích cực hoạt động, lao động sáng tạo, ni con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc”, phong trào “Thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước”, phong trào “Thi đua tiến quân vào khoa học công nghệ”, thành lập CLB “Nông dân làm ăn giỏi”,… Trong thực tế, năm 2010 đã giải quyết được 30.000 lao động có việc làm mới, thu nhập bình quân 1.500.000đ/ người/tháng, tỷ lệ hộ nghèo giảm dưới 15%. Chính vì vậy vấn đề nâng cao dân trí được người dân quan tâm, các cơ quan tổ chức, dòng họ lập ra quỹ khuyến học, khuyến tài để động viên con cháu học tập, vinh danh những người có cơng. Người dân cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, các lễ hội truyền thống nhằm góp phần tích cực giáo dục con em mình ln nhớ về cội nguồn và xây dựng gia đình, xã hội tốt đẹp, văn minh hơn.

Từ thực tế xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn huyện Quảng Xương đã khẳng định, vai trò từng bước làm thay đổi nhận thức của người dân về giáo dục, nâng cao trình độ dân trí. Những trang sử truyền thống của huyện đã giúp cho người dân địa phương tự tin hơn, có trách nhiệm trong việc

lưu giữ và phát huy truyền thống hiếu học của cha ông, của những thế hệ đi trước, của những gia đình, những người con thành đạt. Đi đơi với việc phát triển kinh tế, huyện Quảng Xương rất chú trọng phát triển văn hóa giáo dục, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Sự nghiệp giáo dục của huyện có bước phát triển mới: tỷ lệ trường tiểu học và THCS đạt chuẩn quốc gia là 48%. Các trường tiểu học và THCS có khn viên thống mát và 100% kiên cố cao tầng. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THCS đạt 98,9%, đỗ vào THPT các loại hình giáo dục là 86%, tốt nghiệp THPT đạt 100%, đỗ vào đại học, cao đẳng trên 34,2%.

Thực tế đã chứng minh ở đâu kinh tế phát triển thì văn hóa được phát triển, quan tâm đúng mức và ngược lại, vì vậy trong quá trình chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa cấp ủy chính quyền cần kết hợp đồng bộ, chặt chẽ các giải pháp nâng cao phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Khuyến khích, tạo điều kiện để người dân làm giầu hợp pháp để tạo ra đời sống tinh thần phong phú, cao đẹp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)