cấp ủy Đảng về xây dựng đời sống văn hóa, phù hợp với tình hình cụ thể của huyện Quảng Xương
Thông qua các kỳ Đại hội (từ năm 1991 đến 2010) Đảng bộ huyện Quảng Xương đã quán triệt sâu sắc đường lối xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng. Triển khai và đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng làng, khu phố văn hóa... Qua đó đã xuất hiện những tấm gương điển hình như: Làng Quyết Thắng - xã Quảng Thịnh, Làng Hòa Trinh - xã Quảng Hòa, khu phố Tân Phong - Thị trấn Quảng Xương… đây là mơ hình kiểu mẫu để nhân rộng phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Quảng Xương.
Huyện Quảng Xương có điều kiện tự nhiên đặc thù, được chia làm hai vùng rõ rệt: các xã vùng đồng và các xã vùng ven biển. Đời sống cũng như trình độ dân trí ở hai vùng khơng đều. Vì vậy, đối với các cuộc vận động, các phong trào mang tính chất quần chúng rộng lớn, trong tổ chức chỉ đạo ở các địa phương không nên trông chờ, ỷ lại mà phải mạnh dạn, chủ động đề ra những biện pháp tích cực, cụ thể phù hợp với hồn cảnh. Muốn thực hiện được điều
đó, địi hỏi cấp ủy chính quyền phải nắm vững đặc điểm, am hiểu truyền thống văn hóa, nguyện vọng của quần chúng nhân dân địa phương mình. Mặt khác cũng cần phải kiện toàn các Ban chỉ đạo thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hóa, kết họp một cách có hiệu quả với các tổ chức đoàn thể như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên..., đặc biệt phát huy vai trò của những người cao tuổi, người đứng đầu dịng họ. Có như vậy mới thực hiện thắng lợi các mục tiêu của phong trào.
Mặt khác, phải có sự thống nhất nhận thức trong các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, ở địa phương về tầm quan trọng, ý nghĩa, vai trị của cơng tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Thực tế ở huyện Quảng Xương nói riêng và ở một số huyện khác cho thấy: nơi nào có sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và sự phối hợp của các ban ngành, đồn thể với ngành VHTT thì ở đó phong trào có hiệu quả cao. Ngay trên địa bàn huyện trong thời gian qua vẫn có một số cấp ủy, chính quyền ở cơ sở cho rằng đây là việc riêng của ngành văn hóa, vì vậy đã khơng phát huy các yếu tố tích cực của văn hóa, dẫn tới tình trạng dẫm chân tại chỗ, thậm chí thụt lùi của phong trào.
Một số xã như xã Quảng Thịnh, Quảng Tân, Quảng Thành, Quảng Phong, Quảng Ninh, Thị trấn Quảng Xương,… hoạt động xây dựng đời sống văn hóa phát triển rất mạnh mẽ, có được kết quả như vậy là do ở các địa phương này sớm hoàn thiện BCĐ, Ban vận động, các đồn thể tham gia tích cực, một số dịng họ, gia đình gương mẫu đi đầu trong phong trào.
Vì vậy, trong việc vận dụng đường lối, chủ trương của cấp trên vào việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở cần phải: kiện toàn các Ban chỉ đạo, Ban vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Kết hợp được sự tham gia của các tổ chức chính quyền, đồn thể như đại diện Chi bộ Đảng, MTTQ, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên... phát huy vai trị của những người cao tuổi, trưởng thơn, trưởng các dòng họ...
Trong thời gian từ năm 1991 đến năm 2000, đã có một số xã do không nhận thức đúng đắn vai trị của cơng tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, không tạo điều kiện về vật chất để tiến hành phong trào. Trong khi đó, ở cấp huyện, trừ Phòng VHTT chịu trách nhiệm trực tiếp, cịn lại Ban chỉ đạo kiêm nhiệm các cơng tác khác nên việc đi sâu, đi sát đối với phong trào có sự hạn chế, nặng về thủ tục hành chính như duyệt quy ước, lịch sử truyền thống... Chính vì vậy, hiện nay một số Nhà văn hóa làng, khu phố diện tích khn viên quá hẹp không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, ảnh hưởng khơng tốt đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Nhận thức sâu sắc vấn đề này, kể từ năm 2001, BCĐ huyện đã đẩy mạnh thực hiện các Đề án Nhà văn hóa làng, khu phố, quy định về diện tích khn viên, phịng sinh hoạt..., việc làm này đã đem đến hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng của cơng tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
Từ việc làm cụ thể đó, trong vận dụng đường lối của Đảng vào tổ chức thực hiện cần tránh tình trạng coi nhẹ, chạy theo thành tích, phó mặc cho cơ sở, ngành văn hóa, chú trọng đến các thủ tục hành chính mà khơng đơn đốc, phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề nảy sinh.
Quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước hướng dẫn của các cấp, các ngành, trên cơ sở đó vận dụng vào thực tiễn của địa phương mình và của từng làng, khu phố để đề ra những biện pháp cụ thể cho từng năm, từng giai đoạn. Tuy còn nhiều lúng túng, song những kết quả đạt được đã chứng tỏ rằng: phải coi trọng công tác đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để thúc đẩy phong trào phát triển không ngừng. Động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là phong trào mang tính xã hội hóa cao, liên quan đến tất cả các tầng lớp, lứa tuổi, tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống tinh thần, vật chất. Đây là một vấn đề khó, khơng thể thành cơng ngay trong một sớm, một chiều, hơn nữa lại khơng thể đia làm lại, vì thế phải
tiến hành thí điểm, từ đó rút kinh nghiệm nhân ra trên diện rộng. Thí điểm ở nhiều địa phương, khu vực có điều kiện khác nhau.
Trong việc vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, cơng tác tuyên truyền vận động là hết sức quan trọng. Thời gian qua, huyện Quảng xương đã thành công trong cơng tác này. Bởi chính tun truyền, vận động mà chỉ trong một thời gian ngắn trên khắp địa bàn thị xã các đội văn nghệ ra đời, rất nhiều người đi xa tự nguyện gửi tiền của về xây dựng cơ sở vật chất, làm đẹp cho quê hương. Sự hảo tâm của bà con, của các Công ty, cơ quan không chỉ giúp cho các địa phương hồn thiện thiết chế văn hóa mà cịn góp phần xây dựng điện, đường, trường, trạm hồn chỉnh cơ sở hạ tầng cơ sở.
Cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ nhiệt tâm, năng động, có trình độ, sự am hiểu về văn hóa địa phương, từ cơ sở văn hóa tỉnh, đến huyện, xã... Đây là nhân tố cực kỳ quan trọng trong việc vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng vào địa phương mình. Bởi vì, cán bộ văn hóa là những người đi đầu trong phong trào, thường xuyên bám sát phong trào, đi sâu, đi sát với quần chúng, lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của quần chúng, để có kế hoạch, chủ trương, biện pháp thích hợp. Thực tế ở huyện Quảng Xương cho thấy, có hay khơng có phong trào, phong trào có được duy trì thường xun liên tục và khơng ngừng phát triển hay không thực chất phần lớn là do đội ngũ cán bộ văn hóa.