Tăng cường công tác kiểm tra, sơ kết rút kinh nghiệm trong cơng tác xây dựng đời sống văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 105 - 109)

cơng tác xây dựng đời sống văn hóa

Nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu của từng cán bộ đảng viên trong thực hiện chủ trương về văn hóa của Đảng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kịp thời biểu dương những tập thể, cá nhân tiên tiến, đồng thời phê phán mạnh mẽ những hiện tượng tiêu cực, phi văn hóa. Phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” khơng phải chỉ dừng lại sau khi đã sơ kết tổng kết mà huyện ủy Quảng Xương coi đây là nhiệm vụ quan trọng thường xun hàng đầu vì có xây dựng được con người tiên tiến, có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc mới có cơ sở và động lực để thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện phát triển.

Để phong trào được tiếp tục và phát triển sâu rộng, Huyện ủy Quảng Xương đã chỉ đạo các cấp các ngành trong huyện tăng cường hơn nữa công tác giáo dục nâng cao nhận thức, ý nghĩa tác dụng của phong trào, của việc xây dựng đời sống văn hóa, mơi trường văn hóa, và việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Trong đó cán bộ chủ trì phải là người nắm vững nhất, nhận thức sâu nhất. Phát huy tác dụng các thiết chế trong hệ thống giáo dục chính trị tư tưởng ở các cấp để mở rộng đối tượng đến cán bộ, đảng viên trong toàn hệ thống chính trị, đặc biệt là cán bộ làm cơng tác văn hóa - xã hội. Để thực hiện được mục tiêu này trước hết cần tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới cơng tác tun truyền, cổ động chính trị .

Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở khơng phải là khơi dậy những tập tục lạc hậu xưa, cũng khơng phải là đi tìm một cách sống mới, xa lạ, mà thực sự đưa con người về với những giá trị truyền thống tốt đẹp của cha ơng. Đó là nếp văn hóa, cách cư xử trong gia đình, dịng tộc, trong tình làng nghĩa xóm, thái độ bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc, là những chuẩn mực về cách sống

mà ông cha ta đã lựa chọn, giữ gìn qua bao thế hệ, là cơ sở để chúng ta xây dựng đời sống tình cảm và đạo đức, nhân cách đẹp hơn, tốt hơn.

Phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Quảng Xương trong những năm qua, với những kết quả đạt được đã và đang góp phần tạo động lực, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế trong làng, khu phố, khu dân cư của huyện thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương, chăm lo phát triển kinh tế, giải quyết những vấn đề xã hội như việc làm, xóa đói giảm nghèo, bài trừ các tệ nạn xã hội, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp... Cũng do phát triển kinh tế và tốc độ đơ thị hóa được đẩy mạnh nên đường làng ngõ xóm được mở mang, sạch đẹp, đình làng, nhà văn hóa, nhà thờ tổ tiên, được tu sửa, nâng cấp, di tích lịch sử, văn hóa được chăm sóc trùng tu, tôn tạo làm cho bộ mặt làng, khu phố khang trang, khởi sắc. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa với những nội dung sinh hoạt phong phú, đa dạng, các tiêu chí đặt ra trong xây dựng làng, khu phố, gia đình và đơn vị văn hóa cũng góp phần hữu hiệu vào việc giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự, tạo nên nếp sống văn minh.

Qua thực tiễn xây dựng đời sống văn hóa của huyện Quảng Xương đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu, làm cơ sở để Đảng bộ huyện Quảng Xương lãnh đạo đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa đạt hiệu quả cao hơn trong những năm sau. Những kinh nghiệm trong tổ chức chỉ đạo, vận dụng đường lối của các cấp lãnh đạo, trong hoạt động của các đoàn thể quần chúng, về lấy văn hóa truyền thống làm cơ sở, về phát huy vai trị của nhân dân..., trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của cán bộ, nhân dân về văn hóa, đến vai trị của đội ngũ cán bộ văn hóa. Những kinh nghiệm này tiếp tục giúp cho huyện thực hiện tốt hơn trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở mà trọng tâm là thực hiện phong trào "toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa". Mặt khác những kinh nghiệm này cũng góp phần đóng góp cho cơng tác xây dựng đời sống văn hóa trên cả nước nói chung.

KẾT LUẬN

Trong q trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta ln quan tâm đến việc xây dựng đời sống văn hóa cho mỗi người dân và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là một vấn đề lớn, nhằm xây dựng nền tảng tinh thần cho chế độ mới, con người mới xã hội chủ nghĩa đáp ứng u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một yêu cầu vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Xây dựng đời sống văn hóa khơng phải lúc nào cũng bó hẹp và theo một khn mẫu nhất định, mà nó biến đổi từng nơi, từng lúc. Nhưng tựu trung lại, mục tiêu cuối cùng của nó vẫn là vì con người và cho con người.

Trong 20 năm thời kỳ đổi mới từ năm 1991 đến năm 2010, được đánh dấu bằng hai chặng đường lớn: trước 1996 là chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sau 1996 là chặng đường đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước một cách tồn diện. Trong từng chặng đường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện kết quả rõ rệt, đất nước từng bước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, đời sống nhân dân có sự cải thiện rõ rệt, bên cạnh tiêu dùng đã có tích lũy. Cùng với cả nước, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) cũng có những bước tiến nhảy vọt, từ một huyện thuần nông nghiệp, hàng năm phải đối mặt với khó khăn, thiếu thốn về vấn đề lương thực, thì đến năm 2000 về cơ bản đã được giải quyết (sản lượng lương thực năm 2000 đạt trên 10 vạn tấn, gấp đôi năm 1986), không những đáp ứng nhu cầu lương thực hàng ngày của nhân dân mà cịn có quỹ lương thực dành cho chăn ni, dự phịng và làm hàng hóa giao lưu trên thị trường, an ninh lương thực trên địa bàn huyện được đảm bảo. Đến năm 2010 thu nhập bình qn đầu người tồn huyện đạt 15 triệu đồng, bên cạnh đó

cịn xây dựng được những cánh đồng 50 triệu/ha. Nhìn chung đời sống của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân được cải thiện và nâng cao từng bước cơ bản về ăn, mặc, ở, học hành, chữa bệnh, đi lại, an ninh chính trị ổn định, quốc phịng vững mạnh, trật tự an tồn xã hội được giữ vững. Đây chính là những điều kiện cần thiết để các hoạt động về văn hóa - xã hội được phát huy.

Bằng chương trình hành động cụ thể, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo nhân dân đưa các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, VIII, IX, gần đây nhất là Nghị quyết Đại hội X vào đời sống văn hóa, tạo ra những chuyển biến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đời sống văn hóa (đặc biệt là xây dựng các làng văn hóa, đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa). Tuy nhiên kết quả đạt được ở từng đơn vị địa phương trong huyện vẫn chưa đồng đều chưa phát huy hết tiềm năng, sức sáng tạo của quần chúng nhân dân. Nhưng cũng phải thừa nhận sự nỗ lực cố gắng rất lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Quảng Xương trong việc khắc phục những khó khăn để đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Trong hai thập kỷ (từ 1991 đến 2010) xây dựng, bảo vệ và đổi mới quê hương, Quảng Xương đã thực sự chuyển mình, từ một huyện nghèo điểm xuất phát thấp trong những năm tháng chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế sang cơ chế thị trường đã biết tận dụng các điều kiện thuận lợi, khắc phục khó khăn giành được những thắng lợi to lớn, trở thành địa phương có mức phát triển kinh tế - xã hội cao trong tỉnh Thanh Hóa. Góp phần đưa sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa của huyện phát triển lên một tầm cao mới, cùng nhân dân cả nước góp xây nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)