Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2001 đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 50 - 62)

hóa từ năm 2001 đến năm 2010

Trong mười năm (2001-2010) của sự nghiệp đổi mới, đất nước có bước phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực, sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước được đẩy mạnh. Hòa nhịp cùng sự phát triển của đất nước, tỉnh Thanh nói chung và huyện Quảng Xương nói riêng cũng đạt được những thành tựu về kinh tế và văn hóa - xã hội: tốc độ kinh tế bình qn hàng năm thời kỳ 2001 - 2005 là 11% cao hơn thời kỳ 1996 - 2000 là 3,04 % , thu nhập bình quân đầu người đạt 5.6000.000 đồng (350 USD). Đây là điều kiện tiền đề vật chất cần thiết nâng cao hơn một bước về chất lượng và số lượng trong công tác xây dựng đời sống văn hóa của huyện Quảng Xương.

Đại hội Đảng bộ huyện Quảng Xương khóa XXII (11/2000) - đại hội đầu tiên của thế kỷ XXI, bên cạnh những hoạch định chiến lược trong giai đoạn 2001 -2005 về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, Đảng bộ cũng chủ trương quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động văn hóa - thể thao, nâng cao sức khỏe của nhân dân, phấn đấu đến năm 2005 có 13% đến 15% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao, đồng thời lựa chọn những vận động viên đi bồi dưỡng, đào tạo làm hạt nhân cho phong trào thể thao ở cơ sở.

Để triển khai có hiệu quả hơn các nghị quyết đi vào cuộc sống, Đảng bộ huyện Quảng Xương đã tiến hành đại hội đại biểu Đảng bộ huyện khóa XXIII (10/2005). Trên cơ sở đánh giá những mặt thuận lợi: là huyện có nhiều tiềm năng, giao thơng và địa hình thuận lợi, gần thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, cơ chế mới của nhà nước tiếp tục được hoàn thiện, tinh thần đoàn kết và quyết tâm vươn lên của Đảng bộ và nhân dân trong huyện; cũng như khó khăn của huyện như: kết cấu hạ tầng để phát triển nền kinh tế huyện nhà vẫn trong tình trạng thấp kém, sản xuất hàng hóa chậm phát triển, sản xuất nơng nghiệp là chủ yếu, nhiều vấn đề việc làm chậm được giải quyết [6, tr.16].

Từ đó Đại hội đề ra kế hoạch năm năm 2005-2010: “Đẩy mạnh xã hội hóa và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, thơng tin, thể dục - thể thao, đổi mới các hình thức tuyên truyền, tăng thời lượng phát thanh của đài truyền thanh huyện và các đài cơ sở, ttậo trung vào tuyên truyền thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng bộ khóa XXIII. Tăng cường đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho các tầng lớp nhân dân, huy động nguồn vốn triển khai xây dựng các hạng mục khu trung tâm văn hóa huyện. Phấn đấu 100% thơn có nhà văn hóa kiên cố. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW5 khóa VIII về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân

tộc”, nâng cao chất lượng cuộc vận động “Tồn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”; đẩy mạnh phong trào xây dựng làng văn hóa để đến năm 2010 có 370/397 làng, 100% số cơ quan khai trương đơn vị văn hóa, hàng năm khai trương được 3 xã văn hóa trở lên, 70% số đơn vị đã khai trương được cơng nhận đơn vị văn hóa, 70% số gia đình văn hóa” [6, tr.22-23].

Tăng cường cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa, giữ vững văn hóa nơng thơn, thực hiện nếp sống văn minh trong cưới, tang, lễ hội. UBND huyện đã thành lập ban chỉ đạo xây dựng nếp sống văn hóa (nay là ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”). Ban chỉ đạo cấp huyện tiến hành tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồn thể và cán bộ văn hóa xã, thị trấn về kế hoạch tổ chức thực hiện chỉ thị, xây dựng mơ hình điểm về việc cưới, việc tang, lễ hội theo nếp sống văn minh để từng bước nhân ra diện rộng. Bên cạnh đó UBND huyện đã có Cơng văn số 40/CV-UBND ngày 23/01/2007 chỉ đạo triển khai thực hiệnQquy định số 308/2005/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Năm 2005, huyện ủy đã có chỉ thị về “Tăng cường lãnh đạo công tác thể dục - thể thao trong giai đoạn mới”, các cơ sở trong huyện đã tổ chức quán triệt và thực hiện có kết quả. Hầu hết các xã trong huyện đều có sân bóng chuyền, bóng bàn, cầu lơng. Các mơn thế mạnh của huyện như: bóng đá, bóng chuyền, vật dân tộc; UBND huyện đã chỉ đạo hỗ trợ các trung tâm văn hóa - thể thao đầu tư luyện tập để giành thành tích trong các kỳ thi đấu ở tỉnh và khu vực… đã trở thành nhu cầu thường xuyên của quần chúng nhân dân.

Để khuyến khích mọi người dân tập luyện thể thao, huyện đã tổ chức cuộc thi “gia đình thể thao”, thu hút được đông đảo quần chúng nhân tham gia, tạo nên khơng khí phấn khởi và rèn luyện sức khỏe cho nhân dân. Đảng bộ huyện đặt ra chỉ tiêu trong giai đoạn tiếp theo đạt 33% đến 35% số người rèn luyện thể dục thể thao và 20% số gia đình thể thao. Các địa phương bố trí

quy hoạch đủ diện tích sân bóng đá, các khu vui chơi, giải trí, các nhà trường ở các cấp học phải có đủ diện tích và bố trí bãi tập thể thao theo đúng yêu cầu của trường chuẩn quốc gia.

Xác định bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ hội nhập, trong những năm qua, huyện Quảng Xương đã huy động được sức mạnh tổng hợp trong công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân.

Thường trực huyện ủy có Thơng báo số 10 ngày 20/03/2006 về trùng tu tơn tạo một số di tích trọng điểm vầ khơi phục vốn văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó UBND huyện đã xây dựng Đề án số 16 ngày 07/09/2006 về “Bảo tồn, quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, di

tích cách mạng và danh lam thắng cảnh”. Đảng bộ huyện đã chỉ đạo một số

đơn vị tổ chức hội thảo tìm hiểu về đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật ở Quảng Hợp, quần thể khu di tích núi voi Quảng Thịnh, đặc biệt là di tích chùa Kênh ở Quảng Hùng, đền thờ ông tổ Bùi Sĩ Lâm ở Quảng Tân, di tích cách mạng Nghè Đệ Tứ ở Quảng Thọ, di tích cách mạng Nhà ông Tổng Thuần ở Quảng Khê. Huyện phấn đấu hết năm 2010 có 80% trở lên có số di tích được kiểm tra và có từ 50% trở lên số di tích được cấp quyền sử dụng đất.

Quán triệt nội dung Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phòng Văn hóa và Thơng tin huyện đã tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền có những giải pháp cụ thể để tạo sự chuyển biến trong cơng tác gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Hằng năm, phịng tập trung chỉ đạo và hướng dẫn cơ sở xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội với nhiều hình thức phong phú, thu hút đơng đảo quần chúng nhân dân tham gia. Nhiều cộng tác viên, diễn viên quần chúng đã tham gia các chương trình hội thi, hội

diễn cấp huyện, cấp tỉnh đạt thành tích cao. Các diễn viên quần chúng từ cơ sở đến huyện có nhiều cơ hội giao lưu văn hóa, văn nghệ với các đơn vị trường học, các ngành trong huyện và các huyện trong tỉnh. Qua đó, giới thiệu và tuyên truyền một số nét văn hóa đặc sắc của huyện, đồng thời tăng cường đồn kết gắn bó, trao đổi học tập kinh nghiệm trong hoạt động văn hóa, văn nghệ. Thơng qua những làn điệu dân ca, những câu hò, bài chòi đặc sắc và các trò chơi dân gian mang đậm hơi thở của ngư dân vùng biển đã góp phần khơi dậy, gìn giữ những phong tục tập quán tốt đẹp, cổ vũ, vận động bà con quý trọng và phát huy vốn văn hóa truyền thống trong xây dựng đời sống văn hóa mới, bài trừ các tập tục lạc hậu và các tệ nạn xã hội.

Bên cạnh việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cơng tác bảo tồn văn hóa phi vật thể cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Trên cơ sở Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa 23, nhiệm kỳ 2006- 2010, UBND huyện đã ban hành một số văn bản chỉ đạo từ huyện đến cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý để các ban, ngành chức năng thực hiện. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền đến các cấp, các ngành và cán bộ, nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa, qua đó nâng cao nhận thức và chuyển biến thành hành động của nhân dân trong việc xã hội hóa cơng tác bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của địa phương...

Trong 4 năm, huyện đã thành lập được hàng chục câu lạc bộ (CLB) văn nghệ truyền thống, có hàng trăm ca khúc viết về quê hương, đất nước, con người Quảng Xương và bộ đĩa VCD “Quảng Xương với những làn điệu dân ca truyền thống”... Trong q trình bảo tồn, huyện từng bước khơi phục thể loại hát chèo, đặc biệt thành lập các CLB hát chèo ở các xã Quảng Bình, Quảng Lưu, Quảng Châu - được xem là cái nôi của hát chèo để bồi dưỡng, nâng cao nhân ra diện rộng. Khôi phục, xây dựng các CLB hát tuồng (Quảng Bình), đây là loại hình “thiếu vắng bóng dáng” nghệ nhân, rất khó khăn cho việc khơi phục, tuy nhiên khi CLB đã thành lập, có dịng họ tất cả con cháu đã

tích cực tham gia vừa là diễn viên, vừa viết lại kịch bản những vở tuồng cổ, như vở Sơn Hậu, Lưu Bình Dương Lễ... Đáng chú ý là CLB “Hát Nhà trò Văn Trinh”, toàn bộ hội viên, diễn viên chưa hiểu biết về thể loại hát này, đều mới “làm quen” khi được UBND huyện mời nghệ nhân ca trù về dạy, đến nay đã biểu diễn được các làn điệu như hát dâng hương, hát nói, hát lót... và đạt được nhiều giải cao trong các kỳ hội diễn cấp huyện, cấp tỉnh. Hát giao duyên cửa đình - thể loại này tồn tại ở các địa phương có đình, đền, miếu, nghè, nhưng hiện tại trên địa bàn huyện chỉ còn lưu giữ duy nhất tại đền Phúc (Quảng Nham), được biểu diễn hằng năm vào lễ hội mùa xuân cũng đã được những nghệ nhân nơi đây lưu giữ lại bằng sách, vở và đĩa VCD... Hay trò diễn Tú Huần - một trong những sinh hoạt văn hóa dân gian và trong lễ thiết triều hằng năm, được các nghệ nhân, nhân dân xã Quảng Yên lưu giữ đến ngày nay Di sản văn hóa là tài sản vô giá gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc. Di sản bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống (dân gian và bác học), văn hóa cách mạng, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Phát huy vai trị của các di sản văn hóa để bồi dưỡng tình cảm q hương, nhớ về cội nguồn, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, đồn kết, nghĩa tình, giáo dục trách nhiệm, nghĩa vụ cơng dân…

Nhận thức sâu sắc vai trị, vị trí và tầm quan trọng của di sản văn hóa, trong những năm qua công tác bảo tồn và quản lý, phát huy giá trị vốn văn hóa cổ trên địa bàn huyện Quảng Xương đã được quan tâm. Trên cơ sở các di tích đã được xếp hạng, UBND và Đảng bộ huyện Quảng Xương đã chỉ đạo phịng văn hóa phối hợp với chính quyền địa phương từng bước có kế hoạch bảo tồn, quản lý nhằm giáo dục lòng tự hào của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế xã hội.

Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, trong năm 2009 và những năm tiếp theo, huyện xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể sát với tình hình, điều kiện thực tế của từng địa phương;

trong đó, tập trung vào việc duy trì các lễ hội truyền thống đúng hướng, lành mạnh; trùng tu, tơn tạo, giữ gìn và phát huy các giá trị di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn huyện, từng bước cải thiện, nâng cao mức hưởng thụ làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Sự nghiệp đổi mới của Đảng đã tạo bước chuyển cơ bản về đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tại các cộng đồng dân cư, tuy nhiên do tác động mặt trái của cơ chế thị trường, nhiều vấn đề tiêu cực nảy sinh đã tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội của từng gia đình, làng xóm. Vì vậy, xây dựng Làng, Khu phố văn hoá là nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của mỗi người dân, mỗi gia đình trong sản xuất kinh doanh, trong tổ chức sinh hoạt và hưởng thụ văn hoá, sáng tạo văn hoá, đáp ứng yêu cầu thiết thực của nhân dân, phù hợp với sự phát triển chung về kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương, nhằm làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an ninh tại các cộng đồng dân cư. Mặt khác, xây dựng làng văn hoá là thực hiện tốt các Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, về xây dựng Đảng, chính quyền về củng cố quốc phịng, an ninh nhằm tạo dựng một mơi trường văn hố lành mạnh, để mọi người dân, mọi gia đình, dịng họ có điều kiện phát triển kinh tế, văn hố, bảo vệ, giữ gìn và phát huy các phong tục tập quán tốt đẹp, loại bỏ các thói hư, tật xấu, tập quán lạc hậu ở mỗi cộng đồng dân cư. Nói một cách cụ thể: xây dựng làng (khu phố) văn hoá là thiết thực xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư trong điều kiện mới hiện nay.

Trên cơ sở quán triệt và vận dụng các nghị quyết của Đảng, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành chỉ thị, nghị quyết xác định rõ vai trị, vị trí, mục tiêu, bước đi của cơng tác xây dựng thiết chế văn hóa. Trên cơ sở đó Sở Văn hóa - Thơng tin ban hành Hướng dẫn số 110/VH-TT ngày 3/4/2001 về việc quy định xây dựng các trung tâm văn hóa và tiêu chuẩn Làng văn hóa, tiêu chí

được ra mắt Làng văn hóa, cơng nhận làng văn hóa, các bước tiến hành ra mắt, công nhận, xây dựng Làng văn hóa. Đồng thời ban hành kèm theo Hướng dẫn 272/VHTT chỉ rõ nội dung xây dựng Làng văn hóa cụ thể trên các vấn đề: Quy ước Làng văn hóa, gia đình văn hóa, hoạt động văn hóa; và 8 tiêu chí xây dựng Làng văn hóa cụ thể trên các mặt: kinh tế, chính sách xã hội, mơi trường, văn hóa giáo dục…

Tiếp thu sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sở VHTT, các cấp chính quyền trong tồn huyện Quảng Xương xác định quyết tâm xây dựng và phát triển Làng văn hóa làm nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII.

Năm 2003, UBND huyện Quảng Xương đã triển khai đề án “Xây dựng nhà văn hóa thơn” và ban hành hướng dẫn thể về tổ chức và hoạt động của các lọai hình câu lạc bộ và nhà văn hóa. Mục đích tổ chức phong trào hoạt động câu lạc bộ và nhà văn hóa thơn, làng chính là vận động sự tham gia rộng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 50 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)