Quan điểm của Đảng về vấn đề xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở nƣớc ta giai đoạn 2001

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 41 - 50)

sở ở nƣớc ta giai đoạn 2001 - 2010

Bước vào thế kỷ XXI, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng của nguồn nhân lực một cách toàn diện. Hiệu quả của cơng tác văn hóa - tư tưởng cũng trở thành nhân tố góp phần động viên, giáo dục quần chúng nhân dân tích cực tham gia các hoạt động văn hóa - xã hội mang tính cộng đồng, từ đó có thể vừa hưởng thụ các giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần, đồng thời vừa tái tạo và nâng cao cả về trí, thể, mỹ của bản thân góp phần phát triển đất nước.

Đại hội Đảng tồn quốc lần IX (4/2001) - Đại hội lần đầu tiên của thế kỷ XXI, Đảng ta đã tiếp tục nhấn mạnh chủ trương: “Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; “Xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa”; “Người tốt việc tốt”…”. Tiếp tục đưa các hoạt động văn hóa thơng tin về cơ sở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc, phát động phong trào toàn dân tham gia thực hiện nếp sống văn minh, gia đình, làng bản văn hóa, tiến tới hồn chỉnh hệ thống thiết chế văn hóa bằng nguồn lực Nhà nước và mở rộng xã hội hóa, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người. Phấn đấu đạt 80% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa, 50% làng xóm, khu phố đạt chuẩn văn hóa quốc gia, 78% xã phường có nhà văn hóa, bình qn mỗi người có 4 bản sách/năm [24, tr.296-297].

Tiếp tục hồn thiện hệ thống phủ sóng phát thanh, truyền hình trên cả nước, đảm bảo trên 90% các hộ gia đình được xem Đài truyền hình Việt Nam và nghe được Đài tiếng nói Việt Nam. Phát triển và hiện đại hóa mạng lưới

thơng tin đại chúng, mở rộng mạng lưới khai thác internet với sự quản lý của nhà nước. Phát triển mạnh các hoạt động thể lực, thể thao cả về quy mơ và chất lượng góp phần nâng cao thể lực và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam. Đầu tư thích đáng để đào tạo nhân tài, nghệ sỹ, có chính sách động viên lực lượng văn học nghệ thuật sáng tác, xây dựng các cơng trình, các tác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật. Xây dựng làng văn hóa các dân tộc Việt Nam thành trung tâm giáo dục văn hóa nghệ thuật dân tộc [24, tr.297-298].

Cùng với những chủ trương trên Đảng ta đã có Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày gia đình Việt Nam là ngày 28/6 hàng năm.

Nghị quyết Đại hội IX đã trở thành định hướng lớn cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục xây dưng nền văn hóa mới XHCN tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đưa cả dân tộc vững bước vào thế kỷ XXI với bản lĩnh và trí tuệ của mình. Vì vậy các hoạt động văn hóa, thơng tin, báo chí, thể dục, thể thao… có tiến bộ trên một số mặt. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, các phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có cơng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh gia đình liệt sỹ, các hoạt động nhân đạo, từ thiện… thu hút sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.

Nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những mặt cịn hạn chế trong cơng tác văn hóa những năm qua cịn chạy theo lợi ích vật chất đơn thuần, xu hướng xa rời tơn chỉ mục đích. Trong Văn kiện Đại hội X (4/2006) Đảng đã đề ra đường lối phát triển văn hóa, làm nền tảng tinh thần của xã hội.

Đảng nhấn mạnh: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội… phát huy tinh thần tự nguyện, tính tự quản và năng lực làm chủ của nhân dân trong đời sống văn hóa”. “Phát huy tiềm năng,

khuyến khích sáng tạo văn học, nghệ thuật tạo ra những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật [25, tr.33].

“Xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, chú trọng cơng trình văn hóa lớn, tiêu biểu. Nâng cao hiệu quả hoạt quả hoạt động của hệ thống nhà văn hóa, bảo tàng, nhà truyền thống, thư viện, phịng đọc, điểm bưu điện - văn hóa xã, khu vui chơi, giải trí… Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng kháng chiến, các di sản văn văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị văn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc… Tăng cường quản lý của nhà nước về văn hóa, xây dựng cơ chế, chính sách, chế tài ổn định, phù hợp yêu cầu phát triển văn hóa trong thời kỳ mới. Tích cực mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa, cống sự xâm nhập của các loại văn hóa phẩm độc hại…” [25, tr.33-34].

Ngày 25/11/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang, việc cưới và lễ hội” (Ban hành kèm theo Quyết định 308/2005-QĐ/TTg), theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thơng tin. Tại Điều 2 của quy định tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội phải đảm bảo:

“Không trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không được thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan như xem số, xem bói, xóc thẻ, yểm bùa, trừ tà và các hình thức mê tín dị đoan khác.

- Khơng gây mất trật tự, an ninh xã hội, không lợi dụng để truyền đọa trái phép và các hoạt động chia rẽ đồn kết dân tộc.

- Khơng làm cản trở giao thông và các hoạt động công cộng. - Không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức - Giữ gìn sự yên tĩnh, hạn chế gây tiến ồn vào ban đêm

- Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 của Quy chế này không mời, không dự tiệc cưới trong giờ làm việc, không sử dụng thời gian làm việc, công quỹ và phương tiện của cơ quan, đơn vị, tổ chức để đi dự lễ hội khi khơng có nhiệm vụ.

- Không lợi dụng việc cưới, việc tang để nhận quà biếu nhằm trục lợi cá nhân; sử dụng công quỹ của cơ quan, đơn vị, tổ chức để làm quà mừng cưới, viếng đám tang phục vụ cho mục đích cá nhân” [71, tr.75-76].

Ngày 23/06/2006, Bộ Văn hóa thơng tin dựa trên những cơ sở định hướng lớn của Đảng đã ban hành quy chế cơng nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”. Quy chế này quy định tiêu chuẩn cụ thể thủ tục cơng nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “ Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” trong phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Về tiêu chuẩn cơng nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, tại Điều 4 của Quy chế quy định những nội dung cụ thể như sau:

1. Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương:

a) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, không vi phạm pháp luật của Nhà nước và quy ước, hương ước cộng đồng.

b) Giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội; vệ sinh môi trường; nếp sống văn hóa nơi cơng cộng.

c) Khơng sử dụng văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành; khơng mắc các tệ nạn xã hội; không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

d) Tham gia thực hiện đầy đủ các phong trào thi đua, các sinh hoạt ở cộng đồng và bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan địa phương

2. Gia đình hịa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng:

a) Vợ chồng bình đẳng, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, có trách nhiệm ni dạy con cái; con cháu hiếu thảo với bố mẹ, ông bà.

b) Trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trở lên.

c) Mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con, khơng sinh con thứ ba.

d) Giữ gìn vệ sinh, phịng bệnh, an ở sạch sẽ, có nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh và sử dụng nước sạch. Các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh thường xuyên luyện tập thể dục - thể thao.

e) Đồn kết xóm giềng, tham gia các hoạt động: hịa giải tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong lao động, sản xuất, khi khó khăn hoạn nạn, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện ở cộng đồng.

3. Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả.

a) Kinh tế gia đình ổn định, tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm, có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các thành viên.

b) Các thành viên trong gia đình đều hồn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, công tác học tập.

Danh hiệu “Gia đình văn hóa” do chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn công nhận.

Về tiêu chuẩn cơng nhận danh hiệu “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” tại Điều 6 của quy chế quy định đối với vùng đồng bằng (cận đô thị), với những nội dung cụ thể sau:

1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển

a) Có từ 85% hộ trở lên có đời sống kinh tế ổn định; nhiều họ sản xuất kinh doanh giỏi; dưới 5% hộ nghèo, khơng có hộ đói.

b) Có từ 80% hộ trở lên có nhà xây mái bằng hoặc lợp ngói, xóa nhà tranh tre dột nát.

c) Trên 85% đường làng, ngõ xóm được bê tơng, lát gạch hoặc làm bằng vất liệu cứng.

d) Trên 90% số hộ được sử dụng điện

2. Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú.

a) Có các thiết chế văn hóa thơng tin, thể dục - thể thao, giáo dục, y tế phù hợp hoạt động thường xuyên.

b) Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng.

c) Khơng có người mắc tệ nạn xã hội, tàng trữ và sử dụng văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành.

d) Có từ 75% trở lên số hộ được cơng nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; khu dân cư hoặc trên 70% số khu dân cư được công nhận danh hiệu “Khu dân cư tiên tiến” 3 năm liên tục trở lên.

e) Có 100% trẻ em trong độ tuổ đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trở lên, khơng có người mù chữ.

f) Khơng có dịch bệnh, khơng để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người; giảm hàng năm 1,5% tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi; trên 90% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo quy định, phụ nữ có thai được khám thai định kỳ.

3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp

a) Đường làng, ngõ xóm phong quang sạch sẽ; rác thải phải được thu gom gọn, xử lý.

b) Có từ 85% hộ trở lên được sử dụng nước sạch, có nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh.

c) Tơn tạo, bảo vệ, phát huy các di tích lích sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

a) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân. b) Thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng và thực hiện tốt quy ước, hương ước cộng đồng.

c) Đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, không khiếu kiện tập thể vượt cấp kéo dài.

d) Chi bộ Đảng và các tổ chức đoàn thể được xếp loại khá trở lên.

e) Chăm lo các đối tượng chính sách, đảm bảo có mức sống trung bình trở lên ở cộng đồng.

5. Khơng có trọng án hình sự.

6. Có tinh thần đồn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng a) Có hoạt động hịa giải có hiệu quả; những mâu thuẫn, bất hịa được giải quyết tại cộng đồng.

b) Có phong trào giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện.

Danh hiệu “Làng văn hóa” “Tổ dân phố văn hóa” do Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh công nhận [71, tr.102-104].

Đến Đại hội XI, những tư tưởng chủ yếu của Đảng về phát triển văn hoá tiếp tục được thể hiện trên cơ sở thực tiễn thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII); nhấn mạnh vị trí, vai trị của văn hố trong lịch sử phát triển của dân tộc ta; khẳng định sức sống lâu bền của những quan điểm, tư tưởng nêu trong Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) trong đời sống xã hội, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Quan điểm của Đảng về nhiệm vụ chăm lo phát triển văn hóa được đúc kết cơ đọng hơn, cụ thể hơn, tập trung vào 4 nội dung quan trọng:

Một là: Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh,

việc cưới, việc tang, lễ hội…; triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình Việt Nam góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, cịn người Việt Nam, ni dưỡng giáo dục thế hệ trẻ.

Hai là: Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá

trị các di sản văn hóa truyền thống, cách mạng. Theo đó, tiếp tục phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất nhân văn, dân chủ, vươn lên hiện đại, phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước; cổ vũ, khẳng định cái đúng, cái đẹp, đồng thời lên án cái xấu, cái ác. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc. Xây dựng và thực hiện các chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để đội ngũ những người hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật.

Ba là: Chú trọng phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ

chức và phản biện xã hội của các phương tiện thơng tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hoạt động báo chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ mới

Bốn là: Đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn

học, nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới. Xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài. Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hóa của các nước, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nước ngồi với cơng chúng Việt Nam. Ngăn chặn, đẩy lùi, vô hiệu hóa sự xâm nhập và tác hại của các sản phẩm đồi trụy, phản động từ nước ngoài vào nước ta; bồi dưỡng và nâng cao sức đề kháng của công chúng nhất là thế hệ trẻ.

Như vậy, đến Đại hội XI, các quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam theo mục tiêu tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tiếp tục được khẳng định. Thực tiễn đời sống văn hóa của đất nước, đặc biệt là

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)