Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến lối ứng xử với tha nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân trong địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 69 - 79)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.2. Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến lối ứng xử với tha nhân

tha nhân của người dân Bắc Ninh

Quan niệm về cuộc đời con người là khổ, là vô thường thì đồng nghĩa là đạo Phật lấy sự sống làm căn bản và chủ trương giải thoát con người khỏi tình trạng đau khổ. Theo đạo Phật, quy luật cuộc sống tuân thủ theo quy luật "Thành – Trụ - Hoại – Không". Đạo Phật quan niệm, cuộc sống là một dòng biến chuyển không ngừng theo qui luật ấy. Chỉ có giác ngộ, giải thoát mới có thể chặt đứt sợi dây luân hồi nghiệp báo và ở ngoài qui luật cuộc sống. Trên phương diện triết học thì tất cả mọi loài đều có Phật tính, có nghĩa là mọi loài bình đẳng và có khả năng thành Phật như nhau. Con người dù ở địa vị cao hơn các loài khác nhưng vẫn phải trải qua qui luật nhân quả luân hồi trong các hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên, với phần lớn nhân dân, đạo Phật không được quan tâm trên tầm tri kiến. Nghĩa là đạo Phật không được hiểu ở tầm triết học, mà chỉ đơn giản, những quan niệm về NSQ, thế giới quan đến với họ gần gũi hơn nhiều thông qua những hành động thường ngày của chính bản thân họ, nhằm mong cầu cuộc sống yên bình, an lạc cho mình, cho gia đình và cho cộng đồng, quốc gia dân tộc.

Những sinh hoạt tôn giáo như tụng kinh niệm Phật, Lễ Phật,… của Phật tử và nhân dân như một phần quan trong trong việc tích lũy công đức cho mình, cho người và làm tăng sức mạnh cho quá trình tu tập để hướng tới sự

giải thoát. Đây là lý do chính để Phật tử và nhân dân Bắc Ninh thường xuyên lễ chùa. Như thế, ảnh hưởng của đạo Phật không chỉ giúp người Phật tử và nhân dân làm dịu những khổ đau trong cuộc sống mưu sinh thường ngày mà còn cung cấp chất liệu tu tâm cho bản thân và mọi người. Điều này khiến những ứng xử của họ theo hướng vị tha, bao dung, rộng lượng. Có thể thấy rõ trong những gia đình là Phật tử thuần thành ở Bắc Ninh hiện nay và đây chính là “quả” của đạo Phật đối với những ai thực hành lời Phật dạy hàng ngày. Sinh hoạt tôn giáo không loại trừ niềm tin và những nghi thức thực hành tôn giáo, nhưng có thể thấy đạo Phật không thuộc tôn giáo truyền thống tôn giáo hữu thần. Nghĩa là, đạo Phật khác với các tôn giáo hữu thần ở chỗ căn bản là những lời thuyết giảng của đức Phật không phải là tuyệt đối và Đức Phật luôn luôn khuyến khích tín đồ phải tự mình chiêm nghiệm, tự mình truy xét, suy tư trên bước đường tu tập mới có thể thấu hiểu được những lời ngài dạy bảo. Đây chính là con đường mà đức Phật mong muốn tín đồ của mình tìm đến với tri thức tối hậu. Song những lời Phật dạy đã được khúc xạ qua lăng kính văn hóa mỗi vùng miền và được cụ thể hóa trong nhiều hình thức và điều này đã khiến cho đạo Phật ngày càng thấm sâu vào đời sống tinh thần và đã trở thành những phương thức đối nhân xử thế của nhân dân Bắc Ninh trong lịch sử và hiện tại. Từ sinh hoạt tôn giáo đã được cụ thể hóa thành những hoạt động ứng xử của con người trong đời sống thường ngày, đó là:

Ứng xử đối với người đã khuất: Người dân Bắc Ninh xem người người đã khuất là đi sang thế giới khác chứ không phải hoàn toàn mất đi. Ở vùng Dâu, khi người mới qua đời thì con cháu thực hiện nghi lễ than khóc. Đây là nghi lễ "để con cháu người thân kể về công ơn, đức hạnh của đấng sinh thần nhằm tỏ sự biết ơn và thương tiếc người đã khuất. Cũng có người nhắc lại lỗi lầm, thiếu sót của mình đối với người ra đi nhằm thể hiện sự ăn năm chuộc lỗi. Điều này rất có thể sẽ là những tiền đề của nghi thức kể hạnh, niệm Phật khi đạo Phật đã phổ biến ở các làng quê vùng đồng bắc Bắc bộ mà vùng Luy Lâu

là trung tâm"[66, tr.59]. Ngày nay, trong việc thờ cúng, những ngày sóc vọng, ngày tết vẫn được nhân dân và Phật tử ở Bắc Ninh thực hiện theo phong tục tập quán và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ kinh điển Phật giáo.

Trong hệ thống kinh điển Phật giáo Đại thừa, các bộ kinh Địa Tạng, kinh Vu Lan Bồn,… đã đề cập đến việc tụng kinh, tô tượng, cúng dường Bồ tát để cầu cho người thân đã khuất được siêu thoát có ảnh hưởng đặc biệt đến con người nơi đây, phù hợp với giáo lý nhân quả, luân hồi trong đạo Phật. Khi quan sát nghi thức thờ cúng đối với Phật tử thường thấy nghi thức tụng kinh niệm Phật, dùng hương hoa, thức ăn chay và trà,… để dâng lên ban thờ tổ tiên. Qua đó, chúng ta thấy được những ảnh hưởng NSQ Phật giáo rất rõ đối với con người Bắc Ninh. Đó là sự bày tỏ của người đang sống với người đã khuất và mong mỏi người đã khuất được vãng sinh Cực lạc hay được yên ổn nơi chín suối (cửu tuyền). Mặt khác, chúng ta thấy rõ hơn ảnh hưởng của NSQ Phật giáo đối với người dân Bắc Ninh trong ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm mà theo quan niệm của Phật giáo đó là ngày Vu lan báo hiếu. Ngày lễ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người ưu chuộng đạo Phật tại Bắc Ninh. Trong những ngày này, có thể thấy nổi trội nhất là nghi thức siêu độ cho cha mẹ, người thân từ nhiều đời, thậm chí cho các vong nhân không nơi nương tựa. Đây là nghi lễ mang ý nghĩa sâu sắc, tỏ lòng biết ơn của con cái với cha mẹ cho nên còn được gọi là mùa Hiếu hạnh. Trong ngày Vu lan báo hiếu, tín đồ, Phật tử Bắc Ninh thường cử hành nghi lễ thắp hương, niệm Phật cầu cho cha mẹ nhiều đời được siêu độ và chính bản thân họ tích lũy công đức mà sống hạnh phúc hơn trong đời sống hàng ngày. Có thể thấy, báo hiếu cha mẹ, tổ tiên là một điểm nổi bật của Phật tử Bắc Ninh.

Hiện nay, truyền thống gia đình ở Bắc Ninh trong bối cảnh mới cũng có nhiều biến động, nhưng nhiều gia đình Phật tử hay những người ưu chuộng đạo Phật vẫn giữ được nét đẹp truyền thống như cha mẹ, ông bà cùng sum vầy con cháu. Họ quan niệm rằng, cha mẹ còn sống là một duyên lành, và khi cha mẹ mất thì con cháu muốn báo ân cha mẹ bằng những việc làm cụ thể như hành lễ

bố thí, phóng sinh, tụng kinh cho vong linh cha mẹ được siêu thoát, nhưng cũng tùy theo điều kiện hoàn cảnh của từng gia đình.

Nhìn chung, ảnh hưởng của đạo Phật đối với tín đồ, Phật tử tại Bắc Ninh khá rõ xét trên phương diện này. Tuy nhiên, ở một bình diện khác, chúng ta còn thấy đạo Phật ở Bắc Ninh đã nêu cao truyền thống giáo dục con người biết cách hiếu thảo với cha mẹ, hàn gắn những vết rạn giữa cha mẹ với con cái, con cái với cha mẹ và làm cho cuộc sống mỗi cá nhân, gia đình hạnh phúc hơn. Một Phật tử cho rằng "theo cô ấy, vấn đề cầu siêu vào mỗi độ Vu Lan là cần thiết. Song hiếu thảo với cha mẹ khi còn sống là tốt nhất. Qúy thầy giảng trong muôn vàn điều lành thì hạnh hiếu là hạnh đầu tiên mà. Cha mẹ khi còn sống không hiếu thảo thì khi các cụ mất mà cầu siêu thì nói làm gì, cũng tốt thôi, nhưng sao bằng được khi các cụ còn sống. Hơn nữa, mình hiếu thảo với cha mẹ thì là tấm gương cho con cháu đấy. Mà nhà chùa thấy đấy, gia đình nào chả có lúc xô đũa xô bát, vấn đề là chúng nghe lời mình khuyên bảo chứ không như các gia đình khác đâu nhé"[55, PT.TN, chùa Bút Tháp]. Trên bình diện tôn giáo, trong nhiều gia đình ở Bắc Ninh hiện nay tồn tại nhiều niềm tin tôn giáo khác nhau. Có gia đình người theo Phật giáo người theo Công giáo, hoặc theo Tin Lành, một số gia đình lại có người theo Tôn giáo mới nảy sinh,... Tuy nhiên, mỗi cá nhân đều có niềm tin tôn giáo của riêng mình nhưng hầu như không có xung đột. Cơ bản là các thành viên tôn trọng sự lựa chọn cá nhân, do đó sự tồn tại của hai, ba tôn giáo trong gia đình ở Bắc Ninh. Nhưng cũng có gia đình không tôn trọng niềm tin của nhau đã sinh ra sung đột bất hòa trong gia đình .Đó còn là nhiều loại hình tín ngưỡng bản địa đan xen. Mặt khác, còn đó nhiều Phật tử chưa am hiểu tinh thần của đạo Phật, vẫn đốt vàng mã, vẫn hầu đồng, xin xăm, sóc quẻ, "có bệnh thì vái tứ phương", "đông tây y kết hợp",… khiến cho cuộc sống của con người như "đong đưa" giữa hai thế giới, thế giới thực và thế giới vô hình, và đây là tồn tại thực ở Bắc Ninh hiện nay.

Ứng xử vợ chồng, mẹ chồng nàng dâu người dân Bắc Ninh quan niệm,

biết nhẫn nhịn. Ông cha ta đã đúc kết rồi: Chồng giận thì vợ bớt lời. Cơm sôi nhỏ lửa biết đời nào khê. Bà từng trải qua rồi bà biết, thứ đến là phải biết bao dung. Trong cuộc sống vợ chồng, tránh sao được những lần "không bằng lòng nhau", song phải tránh nói những lời mạt sát, làm tổn thương nhau. Người theo Phật nhiều năm như các bà đây thấm điều đó lắm, vì phải tu cả trăm năm mới có thể ngồi chung một chuyến đò, huống hồ chuyện nên duyên vợ chồng phải tu cả nghìn năm"[56, PT. DQ, chùa Bút Tháp]. Thành vợ thành chồng theo quan niệm của người dân nơi đây gắn bởi chữ "duyên". Nếu vợ chồng nào vì nguyên nhân nào đó đến với nhau mà không được hạnh phúc họ cho là "nợ" phải trả. Cho nên, bất cứ trường hợp nào họ đều biết trân quý những gì mình đang có, bởi trong một gia đình, mối quan hệ vợ chồng là sâu sắc nhất, nếu mối quan hệ không tốt sẽ có ảnh hưởng lớn đến cha mẹ, con cái, những người sống xung quanh, đặc biệt là những gia đình có ba đời hay bốn đời cùng chung sống. Đạo Phật cho rằng, vật chất đầy đủ nhằm đảm bảo duy trì cuộc sống gia đình, song nó không có giá trị nếu như mọi người trong gia đình ứng xử với nhau không tương thân tương ái, không có tình cảm với nhau. Ứng xử giữ vợ hoặc chồng trong gia đình ở Bắc Ninh hiện nay đôi khi không hạnh phúc. Nhất là trong các gia đình trẻ, một số bạn trẻ mới lập gia đình không biết trân quý nên gia đình tan vỡ, một phần vì kinh tế, một phần không biết yêu thương nhau khiến cho tình cảm vợ chồng thường xảy ra mâu thuẫn. Vì thế, vai trò của ông bà cha mẹ rất quan trọng, bà DQ tiếp tục cho rằng: "khi vợ chồng có cãi vã thì nhất thiết không nên to tiếng mà cần phải nhẫn nhịn trước đã, nhất là khi chồng uống rượu hay vợ đang có điều gì bức xúc. Quan trọng hơn là khi chồng hay vợ hết giận rồi thì nên chuyện trò nhằm tìm tiếng nói chung. Đã là vợ chồng thì không nên oán ghét nhau, vì khi đã oán ghét thì sao có gia đình hạnh phúc được". Nhiều cặp vợ chồng kết hôn lâu nhưng không giữ được sự yêu quý nhau, cho nên ứng xử với bạn đời của mình chỉ thấy khuyết điểm, và thường dày vò nhau. Trong văn hóa ứng xử của người dân Bắc Ninh, đặc biệt là ứng

xử vợ chồng trong gia đình luôn được xem trọng. Có nhiều câu chuyện về mối quan hệ ứng xử giữa anh và em, giữa vợ và chồng, giữa mẹ chồng và nàng dâu hiện vẫn còn được lưu truyền ở Bắc Ninh ngày nay như chuyện: Mài dao dạy vợ, giết chó khuyên chồng,... đã phản ánh mối quan hệ khá phức tạp. Chẳng hạn, trong mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu, xét về mặt họ hàng thì họ không cùng huyết thống, về mặt tâm lý thì xưa nay xem là hai "đối thủ" của nhau, mẹ chồng luôn cảnh giác với con dâu, con dâu thì xác lập mối quan hệ chặt chẽ với chồng, hơn nữa giữa hai người không cùng nhận thức và hành động. Song, về cơ bản, theo các nhà nghiên cứu thì ứng xử giữa mẹ chồng nàng dâu ở Bắc Ninh hiện nay cơ bản là điều hòa, nhẹ nhàng, chỉ chút ít có sự biểu hiện trên phương diện tâm lý. Đặc biệt, gia đình nào có người tham gia sinh hoạt trong các ngôi chùa, là Phật tử thì ứng xử của họ chủ yếu trên tinh thần nhân ái, sống có trước có sau.

Ứng xử với làng xóm láng giềng: Trong kinh Thiện Sinh, Đức Phật đã

dạy cho chàng thanh niên Thiện Sinh lễ sáu phương với ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Mỗi con người là trung tâm cuộc sống của chính mình, trên dưới và bốn phía xung quanh làm lên cuộc sống của mình (bao gồm các mối quan hệ với cha mẹ, con cái, thầy trò, làng xóm láng giềng) thì mình vừa đón nhận vừa đáp trả. Hiểu rộng ra đó chính là mối quan hệ xã hội, và bổn phận của mỗi con người chính là cách ứng xử theo tinh thần của đạo Phật. Bổn phận của cha mẹ với con cái, của con cái với cha mẹ, bổn phận của thầy với trò, của trò với thầy; chồng đối với vợ, vợ đối với chồng,... mỗi người đều có bổn phận riêng. Do đó, về cơ bản, đối với Phật tử và những người ưu chuộng đạo Phật thì ảnh hưởng của đạo Phật rất rõ ràng, làng xóm láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau bởi "…người ta đến với nhau ở cái tình, giúp nhau cũng ở cái tình chứ nào có đòi hỏi xem giúp thế này thì được bao nhiêu tiền. Chú xem nhé, tháng trước có cụ mất, cả làng đưa tiễn tiếc thương lắm. Vì sao thế, vì khi cụ còn sống cụ giúp đỡ nhiều người lắm, ai cũng yêu kính cụ"[57, PT.DQ, chùa Bút Tháp]. Câu ca:

Giàu tiền mà chẳng giàu tâm

Anh em ruột thịt người thân chẳng màng Chờ chết ôm lấy hũ vàng

Chôn xuôi âm phủ dân làng chửi cho

Câu ca này như một lời nhắc nhở về ứng xử hay sự khuyên răn đối với những người chưa coi trọng tình nghĩa hay chỉ lo làm giàu mà không quan tâm đến những người thân yêu, những làng xóm láng giềng sống quanh mình ở Bắc Ninh ngày nay.

Coi trọng phụ nữ: Trong nhiều tư liệu liên quan đến Phật giáo ở Bắc Ninh (Dâu – Luy Lâu) đã cho thấy sự giao thoa giữa Phật giáo với các tín ngưỡng bản địa. Trong đó, các nữ thần nông nghiệp đã chuyển dịch thành hệ thống Phật Tứ Pháp. Phật tử đầu tiên cũng là một người con gái (Man Nương) và trở thành Phật Mẫu. Cho nên, nhận định về vùng văn hóa Bắc Ninh thời kỳ đầu Phật giáo truyền nhập, trong Hậu Hán thư có viết về con người Bắc Ninh rất thuần hậu, chất phác, con trai con gái thích nhau thì lấy chứ không theo lễ nghĩa gì,… Sau này, dù vùng văn hóa này chịu ảnh hưởng của Nho giáo, song đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945, ở nơi đây vẫn còn giữ nguyên tục ngủ bạn (các bạn của cô dâu đến ngủ cùng đêm tân hôn, sáng hôm sau cùng đưa cô dâu về lại nhà mẹ đẻ và chàng trai cũng phải sang đó ở rể cho đến khi có con đầu lòng mới dắt nhau về nhà nội): "Con so nhà mạ, con dạ nhà chồng chính là xuất phát từ tục lệ đó[75, tr.61]. Vì thế, nữ giới ở Bắc Ninh có nhiều "quyền lợi", "đặc quyền" hơn trong các hoạt động xã hội hơn nữ giới các vùng khác. Trên phương diện tôn giáo, ngoài Phật Mẫu Man Nương, Phật Tứ Pháp thì còn nhiều nữ giới đã được nhân dân suy tôn làm thành hoàng của làng mình. Chẳng hạn đền Diềm thờ vua bà tổ quan họ; đình Giếng thờ con gái Hùng Vương,… thậm chí, phụ nữ Bắc Ninh từ xưa đã được đến đình tế thần trong vai trò Múa tế thánh, thần tại đình của các đội tế nữ khá đặc biệt so với các địa phương khác. Đây cũng là cách ứng xử khá đặc biệt với nữ giới trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân trong địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 69 - 79)