Nội dung của nhân sinh quan Phật giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân trong địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 60)

7. Kết cấu của đề tài

1.2. Khái quát về nhân sinh quan và nhân sinh quan Phật Giáo

1.2.2. Nội dung của nhân sinh quan Phật giáo

1.2.2.1. Quan niệm của Phật giáo về con người

Sự phát triển liên tục của Phật giáo trong lịch sử đến hiện tại với sự phân chia thành nhiều hệ phái khác nhau đã hình thành một hệ thống kinh điển vô cùng đồ sộ và rất khó bóc tách rành mạch. Tuy nhiên, trên phương diện triết học có thể thấy hai tư tưởng chủ đạo của Phật giáo là VTQ và NSQ. Vì thế, trước khi đề cập đến NSQ Phật giáo, việc đề cập khái quát nhất về VTQ Phật giáo sẽ làm sáng tỏ hơn quan niệm về con người của Phật giáo. Bởi VTQ Phật giáo và NSQ Phật giáo có liên hệ mật thiết và không tách rời nhau.

Về VTQ, đạo Phật chia toàn bộ thế giới thành ba cõi gọi là Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Chúng sinh trong ba cõi này vẫn trong vòng luân hồi sinh tử, chỉ trừ những chúng sinh đã đạt quả vị Tứ thánh hay Bồ tát trở lên. Chúng sinh là một thuật ngữ có độ mở rộng, không chỉ riêng con người mà ở đây như theo kinh Kim Cương cho biết thì đó là tất cả các loài sinh từ trứng, sinh từ

thai, sinh ở chỗ ẩm ướt,…

Ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới được chia thành sáu cõi luân hồi bao gồm: Trời, Atula, Người, Súc sinh, Ngạ quỷ và Địa ngục. Trong đó, ba cõi Trời, Atula và Người là ba cõi trên, còn lại cõi Súc Sinh, Ngạ Quỷ và Địa ngục là ba cõi dưới. Đạo Phật giáo còn chia Dục giới còn có sáu cõi, Sắc giới gồm bốn tầng là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền, Vô sắc giới cũng gồm bốn tầng gồm sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền. Cõi dành cho Tứ thánh chia thành 18 tầng khác nhau và cõi dành cho Bồ tát thì nhiều hơn, bao gồm 55 tầng và còn vô số các cõi do vô số chư Phật đứng đầu như cõi Tây phương Cực lạc của Phật A Di Đà, cõi Đông Phương của Phật Dược Sư, cõi Ta bà của Phật Thích Ca,...

Thực chất, đạo Phật xem mỗi thế giới đều tương ứng với tâm thức của từng chúng sinh. Bởi chúng sinh tùy theo Nghiệp của mình mà sinh trong các thế giới theo các cách khác nhau, như sinh từ trứng (Noãn sinh), sinh từ bào

thai (thai sinh), sinh từ ẩm ướt (thấp sinh) và do biến hóa mà sinh (hóa sinh). Cho nên, nếu chúng sinh chưa đoạn được tham ái thì sinh trong Dục giới; còn chúng sinh nào do tu tập thiền định rốt ráo thì sinh trong Sắc giới. Ở Sắc giới, chúng sinh do hóa sinh nên vẫn còn hình dạng thân người được cấu tạo bằng bốn "chủng tử" là Đất – Nước – Gió – Lửa; cõi Vô sắc giới chỉ dành cho chúng sinh có trí tuệ sáng suốt và đắc quả vị A La Hán và Bồ tát. Trong Phật giáo Mật tông còn xem trọng một cõi Trung giới (cõi Âm). Phật giáo Mật tông quan niệm, cõi Âm là nơi chuyển tiếp tâm thức sau khi lâm chung và trước khi tái sinh về các cõi tùy theo công phu tu tập của chúng sinh. Có thể về cõi Dục giới, Sắc giới hay Vô sắc giới.

Bên cạnh đó, đạo Phật còn có sự phân loại vũ trụ thành ba loại là Tiểu thiên thế giới, trung thiên thế giới và Đại thiên thế giới. Nghĩa là, vũ trụ bao gồm vô số các Đại thiên thế giới hợp thành [46, tr. 322-324]. Song, không gian của "mười phương chư Phật" là quá khứ, là hiện tại và tương lai, đồng nghĩa với "vô thủy, vô chung" của thời gian. Kinh Lăng Nghiêm cho rằng, toàn bộ vũ trụ chỉ là "bọt nước trong biển lớn" và suy cho cùng vẫn là "nên biết, hư không sinh ra ở trong tâm ông cũng như chút mây điểm trên vùng trời, huống là các thế giới ở trong hư không..."[67, tr. 752]. Hay kinh Viên Giác chỉ ra:

Tất cả pháp hữu vi

Như mộng, huyễn, bọt, bóng Như sương cũng như điện

Nên khởi quán như thế"[68, tr. 89].

Như thế, Phật giáo quan niệm, thế giới bao gồm nhiều cõi khác nhau. Trong mỗi cõi đều có nguyên tắc để tương ứng với tâm thức của mỗi chúng sinh mà chiêu cảm. Nghĩa là chúng sinh được sinh trong cõi nào đều là kết quả của hành động của mỗi chúng sinh đó. Đồng thời, Phật giáo cho rằng, thế giới không do ai sáng tạo và không có cái gì vĩnh hằng. Mọi chúng sinh đều phải tuân theo chu trình "Thành – Trụ - Hoại – Không" theo luật Nhân quả. Vận

hành chu trình này là Duyên. Duyên được hiểu vừa là nguyên nhân lại vừa là kết quả để tiếp tục chu trình mới. Vì thế, không có nguyên nhân đầu tiên và nguyên nhân cuối cùng, do đó không có ai tạo ra thế giới và cũng không có cái gì là vĩnh hằng và đạo Phật cũng đã bác bỏ sự tồn tại của Đấng sáng tạo của Bà la môn và Ngã (atman) trong Upanisad.

Từ quan niệm về thế giới như thế, đạo Phật đã đưa ra quan niệm nhân sinh hết sắc sâu sắc. Đó là việc xem mọi sự vật hiện tượng đang hiện hữu là tất cả không có thực bởi tất cả đều do Vô minh đem lại. Thế giới hữu tình được hình thành do hội tụ của các nguyên tố vật chất (Sắc) và tinh thần (Danh). Sắc bao gồm bốn yếu tố là Đất – Nước – Lửa – Gió; và danh bao gồm: Thụ (cảm giác), Tưởng (ấn tượng), Hành (tư duy) và Thức (ý thức). Như thế Sắc và Danh hợp thành 5 yếu tố gọi là Ngũ uẩn. Ngũ uẩn là sự hội tụ trong một thời gian nhất định rồi lại chuyển sang trạng thái khác. Vì thế không có cái Tôi, tức là Vô ngã, vì sự vật biến đổi không ngừng nên mọi sự vật hiện tượng cũng Vô thường.

Phật giáo quan niệm, trong tất cả chúng sinh, vị trí của con người là cao nhất trong các loài hữu tình, kinh Hoa Nghiêm đã chỉ ra luận điểm này và khẳng định "con người là hơn cả". Tuy nhiên, mỗi cá nhân vẫn phải trải qua chu trình Sinh – Lão – Bệnh – Tử vẫn phải theo luật Nhân quả, Vô thường. Nghĩa là không có mở đầu không có kết thúc, luôn trong vòng luân hồi sinh tử nếu không tu tập để giác ngộ, giải thoát.

Không chỉ xem trọng vị trí con người cao hơn các loài chúng sinh mà đạo Phật còn mô tả con người với vóc dáng uy nghiêm ngay thẳng trong sự đi đứng, và chỉ có con người mới có tinh thần sáng suốt, không bị mù quáng trước các hiện tượng huyền ảo. Nhưng, Phật giáo vẫn quan niệm mỗi cá nhân là hiện thân của ý thức và chính mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm về chính bản thân mình trong hiện tại và tương lai. Song mỗi cá nhân không thể sống đơn độc mà phải sống chung với nhau trong cộng đồng, xã hội nhất định. Đồng thời đề cao

vai trò của mỗi cá nhân cần thiết hay nên phải "đem thân phụng sự chúng sinh". Phụng sự chúng sinh bằng hành động thực tế của mỗi cá nhân, đó là nỗ lực bố thí, giữ giới, thực hành các thiện nghiệp trên cơ sở trí tuệ, đồng thời ứng xử với nhau trên nền tảng Lục hòa bao gồm:

1. Thân hòa đồng trụ (thân hòa cùng ở chung nhau): Trên phương diện sinh hoạt hằng ngày trong một tổ chức, chúng ta cùng sống chung trong một tập thể, thường nên chiếu cố giúp đỡ lẫn nhau;

2. Khẩu hòa vô tránh (lời nói hòa hợp không tranh cãi): Đứng trên phương diện giao tiếp chỉ bảo qua ngôn ngữ lời nói lẫn nhau, luôn luôn thể hiện tinh thần khuyến khích khuyên bảo cùng nhau làm thiện, dứt trừ làm ác;

3. Ý hòa đồng duyệt (ý hòa cùng vui): Đứng trên phương diện tư tưởng, lúc nào cũng tôn trọng và ái kính ý kiến người khác, nếu tư tưởng ý kiến đó là đúng, còn nếu không thì hãy cùng nhau bàn bạc cho ra lẽ và vui vẻ chấp nhận;

4. Giới hòa đồng tu (giới hòa cùng tu tập): Là chúng ta cùng sống chung trong một tập thể, lúc nào chúng ta cũng nên tuân thủ cùng nhau tu tập theo giới luật chung đã được đặt ra;

5. Kiến hòa đồng giải (thấy biết giải bày cho nhau hiểu): Là kiến giải có được về chân lý, hay lý đạo đã thông xin chia sẻ cùng mọi người, cùng nhau tu tập [thuvienhoasen, truy cập ngày 29/8/2019].

6. Lợi hòa đồng quân (lợi hòa cùng chia): Cùng sống chung với nhau dưới một môi trường, ta phải chia đều cho nhau về vật chất, của cải, không được lạm dụng quyền hạn của mình để làm của riêng.

Đây chính là cách để mỗi cá nhân ứng xử với chính mình, tránh sa vào suy đồi đạo đức, làm hư hoại thân tâm. Bởi Phật giáo cho rằng, được làm thân người rất khó, ví như câu nói khi "sắt nở hoa kết quả". Có thể nói, đó quan niệm về nhân sinh đầy tính nhân văn mà Phật giáo đem lại cho mỗi cá nhân con người, đồng thời quan niệm "lợi lạc quần sinh" đã thúc đẩy sự tiến bộ xã hội và có thể nói, đạo Phật là đạo vì con người.

Khi đề cập đến NSQ Phật giáo, ban đầu chính là quan niệm bác bỏ quan quan niệm về Đấng sáng tạo của Bà la môn và Ngã trong Upanisad. Sự bác bỏ này đã đem lại nhiều tư tưởng mới trong Phật giáo sau này. Song đây không phải là bác bỏ hoàn toàn mà còn có sự kế thừa. Phật giáo đã kế thừa tư tưởng Luân hồi (Samara) và Nghiệp (Karma) trong Upanisad. Qua đó, có thể thấy rõ, Phật giáo quan niệm, luật Nhân quả chi phối quá trình của sự vật hiện tượng vũ trụ, đồng thời cũng chi phối nhân sinh. Sự vật mất đi ở chỗ này thì sinh ở chỗ khác trong vòng luân hồi vô tận và tùy theo Nghiệp của nó mà sinh nhanh hay chậm, Nghiệp tuân theo luật Nhân quả. Do đó, Phật giáo quan niệm cuộc đời con người là Khổ và làm sao thoát Khổ, thoát khỏi vòng luân hồi là quan điểm cơ bản nhất về con người trong đạo Phật.

Con đường thoát khổ được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ ra cho con người nhận biết, tu tập bao gồm:

1. Khổ đế bao gồm tám loại khổ (Bát khổ): Sinh, lão, bệnh, tử, yêu thương nhau nhưng phải xa nhau (thụ biệt ly khổ), ghét nhau phải ở với nhau (oán tăng hội khổ), muốn mà không được (sở cầu bất đắc) và khổ vì sự tồn tại của thân xác (thủ ngũ uẩn).

2. Nhân đế hay Tập đế chỉ ra nguyên nhân khổ. Đó là 12 nguyên nhân, còn gọi là Thập nhị nhân duyên. Đó là: Vô minh, không sáng suốt. Vì không sáng suốt nên không nhận ra mọi sự vật hiện tượng là giả và không có thật. Mọi sự vật hiện tượng đều do Duyên mà hội tụ, hòa hợp. Cho nên, mọi sự vật hiện tượng mà ta thấy như to nhỏ, ngắn dài,… là do sự phân biệt của ý thức chủ quan gán cho nó nên có sự phân biệt; Duyên hành là hoạt động của ý thức, nghĩa là sự dao động của Tâm. Tâm dao động khởi phát manh nha của Nghiệp; Duyên thức: Vì do Tâm dao động nên từ chỗ trong sáng trở nên ô nhiễm. Duyên thức này tùy theo Nghiệp lực mà tìm đến các nhân duyên khác mà hình thành; Duyên danh sắc chỉ sự hội tụ của vật chất và tinh thần. Với các loài hữu tình thì sự hội tụ này phát sinh ra Lục căn (nhãn – mắt; nhĩ – tai; tỵ - mũi; thiệt

– lưỡi; thân – thân thể; ý – ý thức); Duyên lục nhập: Chỉ quá trình tiếp xúc giữa Lục căn với Lục trần (Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp); Duyên xúc: chỉ ra chu trình tiếp xúc, phối hợp giữa lục căn – lục trần – Thức; Duyên thụ: Chỉ cảm giác do tiếp xúc mà nảy sinh yêu, ghét, buồn, vui,…; Duyên ái: Chỉ sự nảy sinh dục vọng; Duyên thủ: Chỉ sự đàm mê, chiếm đoạt; Duyên hữu: Muốn chiếm đoạt thì có chủ thế, cái muốn chiếm thì phải tồn tại, nghĩa là hành động tạo nghiệp; Duyên sinh: Nghiệp đã tạo ra thì xuất hiện nghiệp nhân, nghiệp nhân xuất hiện ắt sẽ xuất hiện nghiệp quả; Duyên lão – tử: Đã có sinh ắt sẽ có tử. Chết là kết quả cuối cùng của một quá trình nhưng đồng thời khởi động một chu trình luân hồi mới,…

3. Diệt đế: Đức Phật khẳng định, cái khổ có thể diệt được và thoát khỏi luân hồi.

4. Đạo đế: Con đường giải thoát khỏi luân hồi sinh tử. Đức Phật chỉ ra có 8 con đường chính gọi là Bát chính đạo bao gồm: Chính kiến: Hiểu biết đúng đắn; Chính tư duy: Suy nghĩ đúng đắn; Chính ngữ: giữ lời nói đúng đắn; Chính nghiệp: Không trộm cắp, tà dâm,…; Chính mệnh: Tiết chế dục vọng, giữ các điều răn; Chính tinh tiến: Hăng say truyền bá chân lý; Chính niệm: Phải hằng ngày thờ Phật, niệm Phật; Chính định: Tập trung suy nghĩ về tứ diệu đế, về vô ngã, vô thường,…

Trong bốn chân lý, Khổ đế được xem là căn nguyên đầu tiên để con người thấy rằng cuộc sống của mình là Vô thường. Song, để hiểu thấu thế là nào Khổ thì hoàn toàn không hề đơn giản. Bởi trong quan niệm về nhân sinh trong đạo Phật thì Khổ - Duhkha mang một giá trị nhân văn sâu sắc và đòi hỏi phải có nhận thức đúng về Khổ mới đề ra được phương pháp thoát khổ đúng.

Khổ - Duhkha là một thuật ngữ Phạn bao gồm hai nghĩa. Kha là cái lỗ

trong ở bánh xe để đưa trục xe vào đó. Duh chỉ sự bất ổn, rối loạn, bất an. Song khổ đau không chỉ là khổ đau thuộc thân xác hay tinh thần, mà khổ đau còn bao hàm cả những thể dạng bất toại nguyện và những cảm tính bất an mà tất cả

chúng ta đều cảm thấy trong cuộc sống của mình. Nói một cách vắn tắt hơn thì đấy là sự bất toại nguyện của sự hiện hữu [49, tr.209]. HT. Thích Thiện Siêu giải thích về khổ đau như sau: duhkha ngoài nghĩa là bất toại nguyện thì phải

được hiểu đầy đủ với 4 nghĩa: Khổ, Vô thường, Không và Vô ngã – đây là bốn pháp ấn quan trọng của Phật giáo[64, tr. 43].

Do đó, Khổ - Duhkha, nhưng “ta có thể tạm dịch là Khổ. Không ai hiểu rõ nội dung này đầy đủ của “khổ” trừ bậc đại thánh, còn trên tầm tri kiến thấp hơn ta chỉ có thể hiểu nó một cách phiến diện”[77, tr. 46]. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy rằng, việc nhận diện Duhkha sẽ dễ dàng hơn việc tìm hiểu nội dung đầy tính triết học phức tạp của nó.

Một cách đơn giản là cái gì khiến cho con người cảm thấy khổ, khó chịu, lo lắng, bất an thì chính là Duhkha. Và cái gì là Duhkha thì cần phải chấm dứt, loại trừ. Quan niệm của đạo Phật cho rằng thế gian này không có gì ngoài sự khổ đau, cả hạnh phúc trần thế cuối cùng cũng kết thúc bằng khổ đau. Khổ đau tiếp nối khổ đau, trong hạnh phúc cũng đã hiện diện những mầm mống của khổ đau, nhưng không vì thế mà chán nản mà phải nhận diện nó. “Đức Phật dạy rằng, chúng ta nên nhận thức đau khổ là đau khổ, chấp nhận nó như thực kiến và chống lại nó”[63, tr. 40].

Duhkha - Khổ vẫn luôn là một khái niệm quan trọng trong đạo Phật, nó được định nghĩa như sau: Khổ là “cơ sở của Tứ diệu đế. Khổ là một trong ba tính của sự vật. Không phải chỉ là những cảm thụ khó chịu mới là Khổ; Khổ dùng để chỉ tất cả mọi hiện tượng vật chất và tâm thức xuất phát từ ngũ uẩn, chịu dưới quy luật của sự thay đổi và biến hoại. Như thế, tất cả những điều an lạc đang có cũng là khổ vì chúng sẽ bị hoại diệt. Khổ xuất phát từ Ái và con đường thoát khổ là bát chính đạo. Chân lý thứ nhất của tứ diệu đế nói về tính chất của khổ như sau: sinh là khổ; già là khổ; chết là khổ; lo lắng, than thở, buồn rầu, tuyệt vọng là khổ; không đạt gì mình ưa thích là khổ; nói tóm lại: mọi thứ dính líu đến ngũ uẩn là khổ”[3, tr. 291]. Vì vậy mà Khổ đau trong đạo

Phật được các nhà nghiên cứu nhận diện trên hai phương diện chính là nguyên nhân, mức độ và hình thức[44, tr. 137].

Về nguyên nhân và mức độ khổ đau có ba loại khổ (Tam khổ) bao gồm:

- Khổ khổ, nghĩa là khổ vì những sự khổ của thế tục, chẳng hạn khổ vì đói khát, khổ vì phải trải nạn chiến tranh và đây là mức độ khổ thấp nhất mà ai cũng cảm nhận được;

- Hoại khổ nghĩa là khổ vì sự thay đổi. Ở mức độ này, ngay cả những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân trong địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 60)