7. Kết cấu của đề tài
2.1. Khái quát cơ bản về tình hình kinh tế xã hội, tình hình tín ngƣỡng
2.1.2. Tình hình tôn giáo, tín ngưỡng ở Bắc Ninh
Có thể nói, Bắc Ninh là một tỉnh có truyền thống văn hóa lâu đời, trong đó, tín ngưỡng, tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân. Đồng thời, Bắc Ninh còn là một tỉnh có nhiều đặc trưng về tôn giáo, tín ngưỡng. Hiện nay, có trên 20% dân số là tín đồ Phật tử hoặc là những người có cảm tình với Phật giáo thì chiếm trên 60% dân số trên toàn tỉnh. Ngoài ra, ở Bắc Ninh hiện này số lượng tín đồ theo đạo Công giáo đứng thứ 2 sau đạo Phật, một số ít theo đạo Tin Lành và một số hiện tượng Tôn giáo mới.
Có thể nói, ở Bắc Ninh hiện còn bảo tồn được nhiều loại hình tín ngưỡng. Có thể kể đến tín ngưỡng thờ Đá, tín ngưỡng thờ thủy thần, tín ngưỡng nông nghiệp, thờ thành hoàng làng – những người có công với dân với nước,… trong đó nổi bật nhất vẫn là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Liên quan đến
các loại hình tín ngưỡng này, hiện nay ở Bắc Ninh đang hiện diện khoảng gần 1.600 di tích với nhiều loại hình như đền, đình, chùa, văn miếu, lăng tẩm. Điều này cho thấy, hiện nay ở Băc Ninh đã và đang hiện nhiều tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống tinh thần của người dân.
Người dân Bắc Ninh hiện nay rất tự hào về văn hoá truyền thống của mình. Nền văn hóa này bao gồm văn hóa vật thể và phi vật thể gắn liền với các địa danh, đặc biệt là các công trình tôn giáo tín ngưỡng. Trong đó, những ngôi chùa có niên đại hàng nghìn năm và những hội làng đồng thời là hội chùa đã tạo cho con người Bắc Ninh niềm tự hào sâu lắng. Và trong lịch sử cho đến hiện tại, ảnh hưởng của Phật giáo đã hun đúc không chỉ tinh thần nhân văn sâu sắc mà còn là yếu tố cốt lõi trong truyền thống văn hóa của người dân nơi đây.
2.2. Thực trạng ảnh hƣởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của ngƣời dân tỉnh Bắc Ninh.