Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo cứu dòng Mến Thánh giá ở giáo phận Phát Diệm hiện nay (Trang 80 - 106)

6. Ý nghĩa của Luận văn

2.4. Xu hướng phát triển và một số vấn đề đặt ra trong công tác

2.4.2. Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt

hoạt động của dòng Mến Thánh giá Phát Diệm hiện nay

Các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến dòng tu Công giáo mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên sau thời gian triển khai vẫn còn có những bất cập, vướng mắc giữa văn bản pháp lý với

thực tiễn hoạt động của dòng tu Công giáo. Từ năm 1990 đến nay, hệ

thống các văn bản pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng có số lượng lớn, hình thức đa dạng và phong phú bao gồm các Thông tư, Quyết định, Nghị định, Pháp lệnh và một số văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tôn giáo như Luật Đất đai, Luật Di sản và văn hóa (sửa đổi bổ sung năm 2009)…. Trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, đã đưa ra nhiều quy định cụ thể đối với Công giáo nói chung, dòng tu nói riêng. Trước hết là Nghị định số 69-HĐBT (sau đây gọi là Nghị định 69) của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 21/3/1991 Quy định về các hoạt động tôn

giáo. Đây là văn bản có tính pháp quy đầu tiên thể hiện khá toàn diện những nội dung đổi mới về công tác tôn giáo của Đảng ta. Ngoài những nội dung kế thừa các văn bản pháp luật trước đó (như Sắc lệnh 234/SL, Nghị quyết 297/NQ…) Nghị định 69 còn điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung mới đặc biệt, ngoài những điều quy định chung với các tổ chức tôn giáo khác, Nghị định có nhiều quy định cụ thể đối với hoạt động của dòng tu Công giáo. Như Điều 21 quy định về hoạt động và đăng ký hoạt động của dòng tu; về việc tiếp nhận người nhập tu.

Trước yêu cầu thực tế trong điều kiện Việt Nam đổi mới, đặc biệt là sau 9 năm thực hiện Nghị định 69 đã có những vấn đề đòi hỏi phải sửa đổi và hoàn thiện chính sách pháp luật, do đó ngày 19/04/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 26/1999/ NĐ-CP quy định Về các hoạt động tôn giáo. Nghị định 26 quy định nhiều nội dung liên quan đến hoạt động tôn giáo như quy định về sinh hoạt tôn giáo của tín đồ; hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành; về việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc; quy định về công nhận tổ chức tôn giáo; đăng ký hoạt động; sửa chữa, tu bổ, xây dựng cơ sở thờ tự; quan hệ quốc tế của tôn giáo… Trong đó, đối với dòng tu Công giáo, Nghị định 26 cũng đưa ra một số quy định. Cụ thể như Điều 19 quy định đối với việc đăng ký hoạt động và tiếp nhận người nhập tu của dòng tu; Điều 9 quy định về tổ chức các cuộc tĩnh tâm của tu sĩ các dòng tu.

Theo tinh thần Nghị định 26, Ban Tôn giáo của Chính phủ (nay là Ban Tôn giáo Chính phủ) ban hành Thông tư số 01/1999/TT/TGCP Hướng dẫn thực hiện một số điều trong Nghị định của Chính phủ số 26/1999/NĐ-

CP, ngày 19/4/1999 về các hoạt động tôn giáo. Tại mục V của Thông tư số

01, có những quy định khá cụ thể đối với hoạt động của dòng tu bao gồm việc đăng ký hoạt động, tổ chức hoạt động của dòng tu như bầu bề trên

dòng, nội dung, quy chế hoạt động; quy định đối với người nhập tu. Tuy nhiên, những quy định tại Thông tư số 01 có nhiều điểm chưa phù hợp với hoạt động thực tiễn. Vì vậy, ngày 20/03/2000 Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ ra Quyết định số 17/2000/QĐ-TGCP về “Sửa đổi bổ sung một số điểm tại Thông tư số 01 01/1999/TT/TGCP ngày 16/6/1999 của Ban Tôn giáo của Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều trong Nghị định của Chính

phủ số 26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 về các hoạt động tôn giáo”, trong

đó mục V quy định về hoạt động của dòng tu hoặc các hình thức tu hành tập thể, được sửa đổi và bổ sung cụ thể, chi tiết hơn, phù hợp với công tác quản lý nhà nước đối với dòng tu Công giáo.

Xuất phát từ nhu cầu hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân trong thời kỳ đổi mới và yêu cầu thực hiện công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Trên tinh thần Nghị quyết 25/NQ-TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX ngày 12/3/2003. Ngày 18/6/2004, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX đã thông qua Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, ngày 29/6/2004 Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Pháp lệnh và ngày 15/11/2004 Pháp lệnh có hiệu lực thi hành. Đối với dòng tu Công giáo, Pháp lệnh đưa ra một số quy định, cụ thể như Điều 20 quy định đối với việc đăng ký hoạt động của dòng tu. Để thực hiện có hiệu quả Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 01/03/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều

của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, Nghị định 22 chỉ có hiệu

lực thi hành đến trước ngày 01/01/2013. Sau đó Nghị định 22 được thay thế bằng Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 8/1/2012 của Chính phủ Quy định

định đối với việc đăng ký hoạt động và đăng ký người nhập tu của dòng tu như trong Nghị định 22 nhưng nội dung có một số điểm mới. Trong đó, Nghị định 92 bổ sung thêm quy định cụ thể về trình tự các thủ tục, hồ sơ đăng ký hoạt động của dòng tu và thời gian trả lời của cơ quan nhà nước quản lý về tôn giáo đối với các dòng tu Công giáo.

Nhìn chung, từ năm 1990 đến nay, trên cơ sở quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản có giá trị pháp lý cao, là cơ sở pháp lý để điều chỉnh và hướng dẫn các hoạt động tôn giáo nói chung hoạt động của dòng tu Công giáo nói riêng. Các văn bản đó một mặt đã tạo hành lang pháp lý để điều chỉnh và hướng dẫn các hoạt động tôn giáo đồng thời khẳng định Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Trong đó, những quy định đối với dòng tu Công giáo đã khá cụ thể và toàn diện xoay quanh những hoạt động cơ bản của dòng tu từ việc đăng ký hoạt động đến nội dung hoạt động của dòng, điều kiện đối với người nhập tu, ngoài ra hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện và quan hệ quốc tế của dòng tu cũng theo quy định chung đối với hoạt động của các tổ chức tôn giáo. Các quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi và môi trường pháp lý để các dòng tu Công giáo hoạt động và tham gia trong nhiều công tác đạo cũng như đời. Mặc dù chủ trương, quy định của Nhà nước đối với dòng tu Công giáo được ban hành đã phù hợp, kịp thời và đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên sau thời gian triển khai Pháp lệnh và Nghị định cho thấy vẫn còn có những bất cập giữa văn bản pháp lý với thực tiễn hoạt động của dòng tu Công giáo. Trên cơ sở tìm hiểu và qua tình hình hoạt động của dòng Mến Thánh giá cũng như công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở giáo phận Phát Diệm hiện nay, chúng tôi nhận thấy:

Một là, những quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước đối với hoạt động của dòng tu Công giáo cho thấy vẫn còn một số bất cập, vướng mắc, một số nội dung chưa được quy định cụ thể, còn có cách hiểu và vận dụng khác nhau đối với một số nội dung quy định. Chính vì vướng mắc như vậy đã gây lúng túng trong cách xử lý công việc cụ thể của cán bộ làm công tác tôn giáo tại địa phương. Như Điều 20 của Pháp lệnh quy định:

Dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác của tôn giáo được hoạt động sau khi đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc đăng ký hoạt động của dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác của tôn giáo được áp dụng như đối với hội đoàn tôn giáo quy định tại

khoản 2 Điều 19 của Pháp lệnh này [4, tr.21-22].

Phân tích theo Khoản 2, Điều 19 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo thấy rằng: dòng tu, tu viện có phạm vi hoạt động trong một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Tôn giáo huyện); dòng tu, tu viện có phạm vi hoạt động ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố trong một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Ban Tôn giáo tỉnh); dòng tu, tu viện có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở Trung ương (Ban Tôn giáo Chính phủ). Nếu chiếu theo quy định này cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo cấp huyện, tỉnh không nắm được tình hình hoạt động cụ thể của dòng tu trên địa bàn mình quản lý. Ví dụ như dòng Mến Thánh giá Phát Diệm là dòng thuộc quyền giáo phận, có trụ sở nhà Mẹ tại Lưu Phương (huyện Kim Sơn, Ninh Bình), với phạm vi hoạt động trong giáo phận Phát Diệm và các giáo phận khác thuộc nhiều tỉnh thành trên cả nước. Như vậy, nếu chiếu theo quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo thì có phải dòng Mến Thánh giá Phát Diệm sẽ phải đăng ký hoạt động với Ban

Tôn giáo Chính phủ hay mỗi cộng đoàn sẽ phải đăng ký hoạt động trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền tại từng địa phương nơi có cơ sở hoạt động?. Đến Nghị định 92, là văn bản pháp luật mới nhất Quy định chi tiết

và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo cũng chưa có quy

định cụ thể và chi tiết về điều khoản này của Pháp lệnh. Chính quy định chưa rõ ràng này đã gây lung túng cho các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo tại địa phương.

Hai là, trong các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến dòng

tu Công giáo chưa quy định cụ thể đối với việc khôi phục, tái lập, thành lập dòng mới hoặc quy định đối với việc thành lập các cộng đoàn của dòng tu. Bên cạnh đó, những quy định về hoạt động xã hội, hoạt động quốc tế của dòng tu còn chung chung, áp dụng đối với tất cả các tổ chức tôn giáo, hơn nữa quy định cũng chưa phù hợp với đặc thù của dòng tu Công giáo và tình hình hoạt động thực tế. Trong khi đó, hiện nay đây là một trong những hoạt động sôi nổi, đa dạng dưới nhiều hình thức và có ảnh hưởng trong xã hội. Chính vì chưa có quy định hướng dẫn cụ thể cho nên cơ quan quản lý về hoạt động tôn giáo tại địa phương gặp nhiều khó khăn và lúng túng trong việc triển khai đăng ký hoạt động và còn ngần ngại trong việc xử lý đối với các trường hợp thành lập cộng đoàn mới và hoạt động một cách tùy tiện.

Đối với cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo tại địa

phương. Về cơ bản, hiện nay đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ở Ninh

Bình được đào tạo chuyên môn, có kiến thức, kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Tuy nhiên, cũng giống như thực trạng đội ngũ làm công tác tôn giáo ở nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt là cán bộ tôn giáo cấp huyện, cấp xã thì số đông là những cán bộ đã trải qua công tác trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khác nhau chuyển về công tác trong lĩnh vực tôn giáo, hoặc là cán bộ kiêm nhiệm. Số cán bộ này có bề dày kinh

nghiệm trong một số lĩnh vực công tác và hoạt động xã hội. Tuy nhiên, không tránh khỏi hạn chế về sự nhạy cảm trong nhận thức và ứng xử với Công giáo nói chung và dòng tu nói riêng. Sự hiểu biết về các dòng tu đặc biệt là dòng tu nữ Công giáo của một số cán bộ chuyên trách còn hạn chế. Nó là hệ quả của nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan.Về khách quan: việc dòng tu nữ tồn tại như một tổ chức khép kín đầy bí ẩn, đã gây rất nhiều khó khăn cho cán bộ tiếp cận và tìm hiểu đặc biệt là nam cán bộ. Về chủ quan, lực lượng chuyên trách làm công tác tôn giáo luôn biến động có thể chuyển từ công tác khác sang làm công tác tôn giáo hoặc ngược lại, do đó họ chưa có kiến thức cũng như hiểu biết đầy đủ về đời sống tu trì của nữ tu. Vậy nên, cho đến nay một bộ phận cán bộ vẫn còn nhìn nhận đời sống tu trì của nữ tu ở khía cạnh tiêu cực. Họ đồng nhất nguyên nhân của việc tu hành với sự chán đời, trốn đời, họ coi nữ tu là lực lượng không có đóng góp cho xã hội vì không trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Từ sự thiếu hiểu biết về đối tượng quản lý cộng thêm sự phân công, phối hợp chưa chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành trong lĩnh vực tôn giáo, nhất là ở cấp xã, huyện từ đó dẫn đến giải quyết các vấn đề của dòng tu chưa phù hợp và kịp thời.

Công tác quản lý đối với các hoạt động của dòng Mến Thánh giá Phát Diệm

Đối với việc đăng ký hoạt động và đăng ký người nhập tu: Hiện nay, dòng Mến Thánh giá Phát Diệm có 01 nhà Mẹ và 17 cộng đoàn, trong đó có nhà Mẹ Lưu Phương và 15 cộng đoàn hoạt động trong giáo phận Phát Diệm, 01 cộng đoàn Quỹ Nhất hoạt động tại giáo phận Bùi Chu (Nam Định) và 01 cộng đoàn Phùng Khoang hoạt động tại giáo phận Hà Nội (thành phố Hà Nội). Trong số này, chỉ có 03 cơ sở nhà Mẹ Lưu Phương, cộng đoàn Hướng Đạo và cộng đoàn Cách Tâm là đăng ký hoạt động, các

cộng đoàn còn lại của dòng chưa làm các thủ tục xin đăng ký hoạt động. Vấn đề này cũng gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý hoạt động tôn giáo của dòng. Bên cạnh đó, với xu hướng mở rộng, phát triển các cộng đoàn cho nên trong những năm qua tại địa phương, hiện tượng các cộng đoàn của dòng Mến Thánh giá Phát Diệm thu nhận và đào tạo tu sinh không xin phép vẫn còn diễn ra. Ngoài ra, hiện tượng các nữ tu tại các cộng đoàn không khai báo tạm trú, tạm vắng với chính quyền sở tại đang diễn ra khá phổ biến. Đa số các cộng đoàn thường có số người tạm trú nhiều hơn so với số đã khai báo với chính quyền. Thêm vào đó, do dòng có nhiều cộng đoàn trong và ngoài giáo phận nên việc các nữ tu thường xuyên phải thuyên chuyển từ cơ sở này sang cơ sở khác đã gây nên những khó khăn rất lớn cho công tác quản lý nhân khẩu của các cấp chính quyền cơ sở.

Vấn đề thành lập cộng đoàn mới của dòng: hiện nay ở các địa phương trong cả nước nói chung và ở Ninh Bình nói riêng diễn ra tình trạng các nữ tu của dòng đến các giáo xứ hoạt động với danh nghĩa phục vụ giáo xứ và tham gia các sinh hoạt của Công giáo tại giáo xứ. Thực chất, hoạt động này của các nữ tu còn gắn với mục đích mở rộng ảnh hưởng của dòng, thu hút tín đồ nhập tu đồng thời tìm kiếm cơ sở để thiết lập cộng đoàn mới cho dòng bằng nhiều hình thức như thành lập cộng đoàn ngay tại giáo xứ, hoặc dưới danh nghĩa của giáo dân để mua đất xây dựng cơ sở sản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo cứu dòng Mến Thánh giá ở giáo phận Phát Diệm hiện nay (Trang 80 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)