Hồn thiện cơng tác quản lý đất đai trong nông nghiệp, nơng thơn Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thái bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp ( 1986 2000 ) (Trang 115 - 121)

nơng thơn Thái Bình

Thực tiễn qua hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới nông nghiêp, nơng thơn ở Thái Bình cho thấy vấn đề đất đai là vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm, là một trong những lĩnh vực có nhiều vướng mắc, có ảnh hưởng cả về kinh tế, chính trị, xã hội. Thực hiện chính sách đổi mới quản lý đất đai của Đảng, ở Thái Bình cơng tác quản lý đất đai đã được cải tiến, từng bước hoàn thiện nhưng trong những năm gần đây, đặc biệt là những năm 1997-1998 cơng tác này đang có nhiều phức tạp, trở thành điểm nóng cần phải giải quyết trong nông thôn tỉnh. Trong những năm tiếp theo, để thực hiện tốt việc phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố cần giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

- Sớm hoàn thiện và điều chỉnh quy hoạch đất đai trong phạm vi tồn tỉnh, trên cơ sở đó các địa phương tiến hành ra soát, điều chỉnh lại quy hoạch sử dụng đất của mình. Khi nền kinh tế của tỉnh càng phát triển thì nhu cầu đất đai ngày càng lớn, việc khai thác đất đai không chỉ đơn thuần cho mục đích nơng nghiệp mà nhu cầu sử dụng cho các mục đích khác(cơng nghiệp, thương mại, dịch vụ) do đó vấn đề quy hoạch phải được coi là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế. Việc quy hoach phải gắn với xu hướng phát triển của nền kinh tế trong tỉnh và hướng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội.

-Giải quyết dứt điểm các vụ tranh chấp đất đai trong tỉnh, tránh để tồn tại thành những điểm nóng khó giải quyết và có nguy cơ lan rộng. Coi

115

đây là biện pháp quan trọng để ổn định tình hình nơng thôn trong tỉnh, làm cho người nông dân thực sự yêu tâm đầu tư sản xuất.

- Khi có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất của nông dân vào các mục đích khác cần có phương án tạo việc làm thích hợp cho họ. Quan điểm chung là khơng bảo tồn đất nông nghiệp bằng mọi giá, mà việc sử dụng đất nói chung cũng như từng khu vực cụ thể phải căn cứ vào hiệu quả sử dụng để chuyển đổi mục đích sử dụng một cách hiệu quả hơn.

- Gắn việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất với việc tập trung hoá sản xuất, hạn chế đến mức thấp nhất sự phân hoá đất đai làm ảnh hưởng đến khả năng cơ giới hoá, hiện đại hố sản xuất nơng nghiệp. Thực tế từ khi thực hiện khốn trong nơng nghiệp, việc khai thác đất đai có hiệu quả hơn nhưng tình trạng phân tán, manh mún là khá phổ biến nó tác động bất lợi đến sản xuất. Giải quyết vấn đề này địi hỏi có thể áp dụng các biện pháp như: việc thử nghiệm các mơ hình hợp tác của người nông dân ở quy mô nhỏ, khuyến khích việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp lý, coi trọng hiêu quả sản xuất hơn là quyền sở hữu trên danh nghĩa. Có chính sách quy hoạch xây dụng các cụm, khu công nghiệp quy mô nhỏ ở nông thôn, trước hết là các làng nghề.

Tóm lại, việc tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp,

nơng thơn ở Thái Bình trong những năm tiếp theo cần áp dụng một cách đồng bộ nhiều biện pháp kinh tế, kỹ thuật và tổ chức, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, tạo lập thị trường. Để thực hiện được các biện pháp đó một cách hiệu quả, Tỉnh uỷ cần căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên của tỉnh và từng vùng, điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương, từng giai đoạn và phải gắn sự phát triển kinh tế

116

của tỉnh với các địa phương khác, của vùng để tránh sự tụt hậu trong quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp,nông thôn.

117

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu sự lãnh đạo của Đảng bộ Thái Bình trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp trong những năm 1986-2000, tác giả rút ra một số kết luận sau:

1.Thái Bình là một tỉnh có truyền thống trong xây dựng và phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thái Bình là tỉnh đầu tiên của cả nước đạt năng suất 5 tấn/ ha có đóng góp khơng nhỏ vào thắng lợi chung của đất nước. Bước vào thời kỳ hồ bình xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong những năm đầu, cũng như cả nước, kinh tế nơng nghiệp Thái Bình lâm vào khủng hoảng trầm trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, hoạt động của các hợp tác xã không hiệu quả, đời sống của người nơng dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cũng trong thời gian đó, cùng với những chủ trương đổi mới từng bước của Đảng, Đảng bộ Thái Bình đã lãnh đạo, tìm tịi những hướng đi mới cho nông nghiệp của tỉnh, tháo gỡ dần những khó khăn, đặc biệt là vấn đề lợi ích của người nơng dân.

2. Từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ Thái Bình đã cụ thể hoá bằng các Nghị quyết của Tỉnh uỷ nhằm nhanh chóng đưa đường lối đổi mới vào thực tiễn sản xuất. Người nông dân phấn khởi, yên tâm sản xuất, năng suất lao động trong nông nghiệp ngày một tăng. Đặc biệt từ năm 1988, thực hiện Nghị quyết 10NQ/TW của Bộ chính trị, người nơng dân được giao ruộng đất ổn định lâu dài, yên tâm đầu tư công sức, tiền của để phát triển sản xuất. Tiếp nối truyền thống của Quê hương 5 tấn thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Thái Bình là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước đạt năng suất bình quân 10 tấn/ ha, sản lượng lương thực duy trì ổn định trên 1 triệu tấn. Với kết quả đó, bộ mặt

118

nơng thơn Thái Bình ngày một đổi mới, đời sống người nông dân ổn định và từng bước được cải thiện. Các công trình kết câu hạ tầng được quan tâm xây dựng và nâng cấp, phục vụ ngày một tốt hơn cho sản xuất. Từ năm 1995, thực hiện đường lối công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn của Đảng, q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thơn Thái Bình có những chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hố, cơ cấu cây trồng, vật ni có sự thay đổi phù hợp với yêu cầu thực tiễn của q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Cùng với cây lúa, các cây lương thực, cây công khác cũng được lựa chọn phát triển đáp ứng nhu cầu thị trường và khai thác tốt nhất tiềm năng đất đai trong nông nghiệp. Các con vật nuôi, thuỷ hải sản phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản đã khai thác tốt diện tích mặt nước, và chuyển đổi những diện tích trồng lúa khơng hiệu quả sang phục vụ nuôi trồng các giống đặc sản mang hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư và làm giàu chính đáng trên mảnh đất của mình. Các hợp tác xã nơng nghiệp trước đây làm ăn không hiệu quả đã chuyển hướng sang làm dịch vụ hai đầu phục vụ yêu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân.

3. Việc ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh. Các tiến bộ của khoa học kỹ thuật từng bước được áp dụng trong các khâu của quá trình sản xuất, từ chọn giống, kế hoạch mùa vụ, quy trình chăm sóc đến thu hoạch và bảo quản, chế biến sản phẩm.. Các cơng trình phục vụ nơng nghiệp từng bước được hiện đại hoá như kiên cố hoá hệ thống kênh mương, hiện đại hố các cơng trình thuỷ lợi, các thiết bị máy móc được trang bị ngày một nhiều từng bước thay thế lao động thủ công. Việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất đã làm cho năng suất trong nông

119

nghiệp tăng nhanh hơn trước, chất lượng được nâng lên một bước đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và phục vụ xuất khẩu.

4. Cùng với nông nghiệp, các làng nghề truyền thống ở nơng thơn Thái Bình cũng từng bước được khơi phục và phát triển, các ngành nghề mới dần hình thành. Với mạng lưới làng nghề phát triển đã tạo ra và giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dôi dư trong nông nghiêp. Các ngành nghề phát triển trong những năm qua ở Thái Bình chủ yếu hướng vào mục tiêu phục vụ xuất khẩu và khai thác thế mạnh của từng địa phương. Điều này đã góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

5. Trong q trình thực hiện đường lối đổi mới, nơng nghiệp, nơng thơn Thái Bình cũng đứng trước những khó khăn thách thức, năng suất tuy đã được nâng lên nhưng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường còn yếu, chưa khai thác hết thế mạnh về đất đai, điều kiện tự nhiên và lao động trong tỉnh, chưa hình thành được các sản phẩm mũi nhọn của tỉnh, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố cịn chậm. Đặc biệt trong thời kỳ này, nông nghiệp, nông thơn Thái Bình xảy ra tình trạng bất ổn. Nghuên nhân của tình trạng này là do cơng tác quản lý tài chính, đất đai chưa minh bạch dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài, nhiều nơi trở thành điểm nóng phải đầu tư thời gian công sức và sự giúp đỡ của Trung ương mới ổn định được. Tình trạng này đã ảnh hưởng tới tốc độ phát triển kinh tế và việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra.

6. Trong những năm tiếp theo, Đảng bộ Thái Bình và chính quyền các cấp cần tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những khó khăn hạn chế, khơi dậy mọi tiềm năng của mảnh đất và con

120

người nơi đây để phát triển một nền nơng nghiệp tồn diện và hiện đại đáp ứng yêu cầu của công cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thái bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp ( 1986 2000 ) (Trang 115 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)